Thứ sáu, 3/12/2021, 14h29

Linh hoạt giảng dạy chương trình mới lớp 6

Rào cn dy hc trc tuyến khi trin khai Chương trình giáo dc ph thông 2018 lp 6, nht là vi nhng b môn mi đưc nhà trưng, GV trên đa bàn TP.HCM khc phc bng nhiu hình thc. Đó là linh hot trong t chc chương trình, sáng to thiết kế hot đng tri nghim cho HS, đc bit là tinh thn h tr, đng hành đã san s áp lc đi mi cho thy cô.


Hc sinh lp 6 Trưng THCS Vân Đn (Q.4) đưc giáo viên hưng dn làm thí nghim trc tuyến trong b môn khoa hc t nhiên

Hoàn thin qua tng tiết dy hc

Năm học này, thầy Tô Hoàng Anh Khôi (GV Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) đảm nhiệm vai trò GV bộ môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) trong chương trình lớp 6. Vốn là GV dạy hóa học, để có thể đứng lớp, song song với việc học các khóa bồi dưỡng do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, thầy Khôi luôn ý thức tự học và trao đổi, học hỏi thêm đồng nghiệp trong trường. “Để dạy được một môn, GV phải mất đến 4 năm học ĐH cùng quá trình tự học. Do vậy, khi đảm nhiệm thêm những phân môn mới, muốn truyền tải kiến thức chỉn chu nhất đến HS, việc tự học là rất cần thiết. Trước mỗi bài dạy, nếu cảm thấy chưa thực sự tự tin ở các mảng kiến thức về vật lý, sinh học, tôi sẽ điện thoại ngay cho GV ở phân môn đó, đặt từng câu hỏi chuyên môn, phương pháp dạy”, thầy Khôi chia sẻ.

Sau một vài tiết học đầu năm hơi khô khan, cứng nhắc thì hiện nay, các tiết học khoa học tự nhiên được thầy Khôi thực hiện theo phương pháp dạy học theo chủ đề, áp dụng lớp học đảo ngược, giao nhiệm vụ để HS tìm hiểu nội dung bài học trước theo nhóm hoặc cá nhân, thiết kế những sản phẩm học tập như poster, vẽ tranh. Tiết học thêm sinh động qua các trò chơi trực tuyến, lấy điểm cộng tạo hứng thú cho HS. Khả năng tranh luận của HS tăng lên trong từng tiết học. “Trong chương trình mới, kiến thức ở các môn vật lý, hóa học và sinh học có sự liền mạch, kế thừa, HS dễ dàng hệ thống được kiến thức. Tuy nhiên, để phát huy được thế mạnh này lại đòi hỏi biện pháp triển khai của GV, tăng tính trải nghiệm thực tế, tự học, hỗ trợ HS kịp thời”, thầy Khôi cho hay.

Ngoài nỗ lực tự học của mỗi GV, thầy Khôi cho biết vai trò của tổ bộ môn, nhà trường hết sức quan trọng, giúp tháo gỡ các “điểm nghẽn” khi thực hiện chương trình. “Mỗi chủ đề môn khoa học tự nhiên, GV trong tổ cùng nhau soạn theo hình thức chia bài chứ không phải là GV môn nào soạn môn đó. Chỉ những phần kiến thức đòi hỏi tính chuyên sâu thì mới phân công đúng GV của bộ môn. Sau đó, cả tổ sẽ cùng nhau góp ý, thống nhất giáo án chung. Từ giáo án chung, mỗi GV lại biến tấu, gia giảm, thêm bớt để phù hợp hơn với đặc thù đối tượng HS lớp mình. Quan trọng là đưa được trải nghiệm cho HS vào bài học, hướng dẫn các em nguồn tư liệu mở rộng kiến thức”, thầy Khôi cho biết.

Cô Lê Thị Thùy (Hiệu trưởng Trường THCS Vân Đồn, Q.4) nhận định, khó khăn khi dạy trực tuyến với chương trình mới là HS không có điều kiện trải nghiệm thực tế, thực hành thí nghiệm. Thế nhưng, nếu biết tận dụng, sáng tạo thì rào cản này lại trở thành thế mạnh trong triển khai chương trình. “Tại trường, khi dạy môn khoa học tự nhiên, GV đã thực hành thí nghiệm trên không gian mạng, HS làm những thí nghiệm đơn giản tại nhà, quay video gửi cho GV. Thầy cô sẽ chiếu thành bài thu hoạch trong hoạt động học tập. Ở bộ môn lịch sử - địa lý, HS lại được đi du lịch ảo, tìm hiểu kiến thức môn học qua các video GV tự thiết kế, sưu tầm. Các tiết học trải nghiệm trực tuyến đã khắc phục được khó khăn về thiếu trang thiết bị, máy chiếu khi giảng dạy trực tiếp”, cô Thùy cho biết.

San s áp lc cho giáo viên

Đánh giá việc dạy học trực tuyến chương trình mới là thách thức lớn đối với GV, đặc biệt là ở các bộ môn mới như khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý, nhiều trường THCS tại TP.HCM đã xây dựng đa dạng các giải pháp san sẻ áp lực chuyên môn cho GV, giúp thầy cô tự tin hơn trong mỗi tiết dạy.

Đơn cử, Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.11) đã bố trí cả 3 GV vật lý, hóa học và sinh học cùng tham gia hỗ trợ kiến thức chương trình lớp 6. Trước mỗi giờ lên lớp, GV cùng thảo luận thống nhất nội dung giảng dạy. Nhà trường cũng tăng cường thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho đội ngũ GV tập huấn, hàng tuần tổ chuyên môn họp rút kinh nghiệm. “Để tự tin đứng lớp trong 2-3 phân môn thì bản thân mỗi GV phải cố gắng học hỏi rất nhiều. Tuy vậy, mỗi trường cần luôn san sẻ, chia khó cho đội ngũ GV, để quá trình này thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng cho GV. Mọi khó khăn của GV khi triển khai chương trình đều được gỡ khó trong quá trình cùng thảo luận của tổ, GV có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau”, cô Kiều Thị Thùy Trang (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Tương tự, Trường THCS Vân Đồn (Q.4) đã tận dụng lợi thế của từng GV bộ môn để chia sẻ kiến thức bài giảng, hệ thống bài tập, giúp GV đảm nhiệm bộ môn tích hợp giảm áp lực chuyên môn khi đứng lớp. “Mọi năm, mỗi khối lớp chỉ có 1-2 GV phụ trách 1 môn học. Song năm nay, nhà trường đã đưa cùng lúc 7 GV vào giảng dạy ở 7 lớp 6. Với cách làm này, cả tổ bộ môn cùng chung tay xây dựng bài giảng, chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng lẫn nhau. Hơn thế nữa, khi được trực tiếp tham gia đứng lớp, GV sẽ nắm chắc hơn chương trình mới, từ đó sẵn sàng, vững tay khi thực hiện cuốn chiếu chương trình mới các khối lớp còn lại”, cô Lê Thị Thùy nhìn nhận.

Phân công cả tổ bộ môn cùng nhập cuộc chương trình mới cũng là cách làm được Trường THCS An Phú (TP.Thủ Đức) áp dụng với lớp 6 năm học này. Qua quá trình triển khai, cô Mai Thị Thu (Hiệu trưởng nhà trường) đánh giá, các tiết học tích hợp không cứng nhắc, rời rạc mà liền mạch. Thầy cô đã tự tin dẫn dắt HS đi từ phần kiến thức này sang phần kiến thức khác. “Không phân biệt, mỗi thầy cô sẽ phụ trách một lớp để nắm chương trình, dự giờ đồng nghiệp bồi dưỡng chuyên môn. Khi thông báo dự giờ trực tuyến, tôi rất ngạc nhiên bởi đa phần GV lại chọn lớp 6 để lên tiết dạy. Điều này thể hiện tinh thần cầu thị, học hỏi của thầy cô rất lớn, bởi đây là khối lớp đầu tiên thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới mà lại bằng hình thức trực tuyến” cô Thu cho biết.

Song song đó, từng địa phương cũng xây dựng nhiều cách thức để hỗ trợ GV bộ môn trong toàn quận chuyển đổi, thích ứng dạy chương trình mới. Đơn cử như Q.Bình Thạnh, tổ chuyên môn khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý tổ chức họp 2 lần/tháng, kịp thời gỡ khó cho GV. “Trong mỗi buổi họp chuyên môn đều có các tiết dạy mẫu không có HS. Các GV bộ môn cùng xem, đặt câu hỏi, phân tích, mổ xẻ..., làm sao dễ dàng truyền tải kiến thức đến HS. Không chỉ hỗ trợ về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, qua các buổi họp này đã cởi bỏ, san sẻ rất nhiều áp lực cho GV, để thầy cô tự tin hơn khi đứng lớp dạy chương trình mới”, thầy Tô Hoàng Anh Khôi chia sẻ.

Bài, ảnh: Thành Nam