Thứ sáu, 31/12/2021, 16h41

Luật sư tuyệt đối không tham gia chạy án

Đây là nhn nh ca Ch tch nưc Nguyn Xuân Phúc - Trưng ban Ch đo ci cách tư pháp Trung ương - đi vi các lut sư ti Đi hi Đi biu Lut sư toàn quc ln th III. Đi hi đưc t chc cui tun qua ti Hà Ni.

Báo cáo cho thấy, hiện cả nước có hơn 16.000 luật sư, hơn 4.000 tổ chức hành nghề luật sư. Nhiệm kỳ qua, đội ngũ luật sư Việt Nam đã tham gia vào hơn 81.000 vụ án hình sự, hơn 67.000 vụ việc dân sự, tư vấn pháp luật hơn 490.000 vụ việc, tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí gần 162.000 vụ việc.

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đội ngũ luật sư trong cả nước đã nỗ lực hoạt động, cống hiến, góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan; góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trở thành cầu nối quan trọng giữa Nhà nước, cộng đồng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp với giới luật sư Việt Nam; góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Song, nghề luật sư đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Tỷ lệ luật sư trên số dân ở nước ta vẫn ở mức thấp so với các nước phát triển trên thế giới; chất lượng hành nghề luật sư chưa đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động tranh tụng và yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp luật trong nước và quốc tế; phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ luật sư chưa cao, chưa chuyên nghiệp. Ở một số đoàn luật sư, việc giám sát, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương còn chưa nghiêm; công tác quản lý nhà nước về luật sư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.…

Theo đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh, luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động. Luật sư có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước. Luật sư phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phải biết nói không với tiêu cực, tuyệt đối không tiếp tay, không tham gia chạy án, không có hành vi trái với quy định pháp luật. Việc phát triển đội ngũ luật sư cần đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng và trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần nỗ lực học tập, nghiên cứu cả về ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyên môn pháp luật quốc tế, luật pháp của các nước để có thể theo kịp và đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Về phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng tranh tụng và tư vấn pháp luật; nâng cao hình ảnh, uy tín nghề nghiệp, địa vị của luật sư đối với xã hội; giữ vững niềm tin của nhân dân, của xã hội, của khách hàng với đội ngũ luật sư nước ta.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót; kiên quyết xử lý các luật sư vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp; loại bỏ khỏi đội ngũ luật sư những cá nhân thoái hóa, biến chất, lợi dụng hoạt động luật sư để trục lợi, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

T.S