Thứ năm, 11/8/2022, 15h18

Mạch nguồn văn hóa Sa Huỳnh ở đầm An Khê

Đm An Khê (th xã Đc Ph, tnh Qung Ngãi) không ch là nơi ưu ái cho bao nhiêu ngưi dân mưu sinh bng ngh chài lưi. Nơi đó còn đưc biết đến là di ch văn hóa Sa Hunh vi nhng thông đip bí n ca tin nhân lưu li ven đm…


Đm An Khê - di ch văn hóa Sa Hunh vi nhng thông đip bí n

Ngun sng ca ngưi dân

Ông Huỳnh Cư (69 tuổi) nở nụ cười thật tươi thay cái gật đầu cho chúng tôi lên chiếc thuyền nan để dạo quanh đầm. “Đầm này nhiều tôm cá tự nhiên, bao đời nay nuôi sống người dân như chúng tôi. Con cái lớn khôn, học hành rồi trưởng thành cũng từ nguồn thu cá tôm trên đầm này”, ông Cư nói.

Hơn 50 năm bám đầm mưu sinh, ông Huỳnh Cư kể, mùa lũ khi nước dâng cao, từng đàn cá bơi ngược dòng nước lên những thửa ruộng ven đầm sinh sản và tìm mồi. Những đận ấy, dân làng í ới gọi nhau ra đồng bắt cá, người đóng đăng, kẻ đặt đơm, cất vó… Một không khí thật nhộn nhịp diễn ra, trong ký ức lũ trẻ lớn lên bên đầm gọi đó là niềm vui mùa lũ. Còn mùa nắng, nước dần cạn trên ruộng, nông dân quanh vùng lại cày cuốc, sạ mầm lúa xuống lớp bùn đất phù sa màu mỡ. Vụ mùa thu về những bông lúa mẫy hạt. An Khê không cho người nông dân sự giàu có, đổi lại luôn ưu ái cho người dân những gì tinh hoa nhất, những sản vật ngon, chất lượng nhất.

Suốt mấy chục năm bám đầm đánh cá, ông Cư thuộc từng luồng lạch, hố sâu trong đầm. “Nhìn mặt nước êm đềm thế thôi nhưng có những chiếc hố rộng và sâu đến 4m vào mùa khô và đến 6m vào mùa mưa, nước luôn mát lạnh vào những ngày nóng bức và ấm vào những ngày đông rét buốt. Vì quen thuộc nên người dân ở đây chỉ cần nhìn là tường tận những hầm cá, nơi các loài cá: chép, diếc, cá đối, cá hồng, cá hanh… quần tụ trong hố nước nào. Ngoài đánh bắt bằng lưới, tui còn đào hang quanh mép đầm để dẫn dụ cá bống, cá úc vào hang, sau đó bắt gọn”, ông Cư kể.

Nối nghề cha, nhiều năm mưu sinh trên đầm, anh Huỳnh Thanh (34 tuổi, con ông Cư) bảo, đầm An Khê rộng mênh mông, nhiều chỗ nước sâu không thể đánh bắt. Nơi đó nhiều loài cá trú ẩn và sản sinh để hệ cá tôm trong đầm phá thêm phong phú, nuôi sống con người.

Đầm An Khê giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái “núi - rừng - đầm (nước ngọt) - dãi cát ven biển và biển (nước mặn)”. Mùa mưa, nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô An Khê trở thành một đầm nước lợ. Nước đầm An Khê là môi trường sống thích hợp của nhiều loài thủy sinh. Thủy sản sống trong đầm chủ yếu các loài nước ngọt (cá diếc, cá thác lác, cá bống, cá chép, cá chình, cá trắm cỏ, cá mè, tôm, ốc, cá rô phi...).  Đầm cung cấp thực phẩm cho cư dân Sa Huỳnh cổ. Bây giờ là nguồn sống quan trọng đối với người dân sinh sống ven bờ.


Đm An Khê bao đi nuôi sng cư dân ven b

Ngược thời gian, đầm An Khê cũng đóng góp rất nhiều cho giao thương khu vực. Đầm có một con lạch khá lớn thông ra biển, thương thuyền có thể vào ra. Lạch dài khoảng 3km, gọi là cửa Lỗ. Vào mùa mưa lũ, khi nước trong đầm tích đầy, dãi cát ở cửa Lỗ bị đẩy xa ra biển. Có năm người dân địa phương phải khơi thông cửa này cho nước thoát ra biển để tránh gây ngập úng vùng xung quanh. Nhiều năm trước, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có văn bản chỉ đạo đơn vị chức năng lập dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh tại khu vực đầm An Khê và vùng lân cận.

Nơi ghi du không gian văn hóa Sa Hunh

Đầm dài 3,5km, rộng 1km với gần 350ha mặt nước, nằm tiếp giáp cửa biển Sa Huỳnh. Theo các nhà địa chất, đầm An Khê hình thành trong thời kỳ biển thoái sau biển tiến cực đại Flandrian 6.000-7.000 năm trước và trở thành đầm nước ngọt từ khoảng 3.000-4.000 năm nay. Các nhà khảo cổ học phương Tây, làm việc hoặc được sự bảo trợ của Trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) là những người có công lớn trong việc phát hiện ra di chỉ Phú Khương cũng như nền văn hóa Sa Huỳnh ẩn sâu trong lòng đất suốt nhiều ngàn năm. Sự kiện năm 1909 tại Phú Khương đánh dấu thời điểm bắt đầu quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh, một trong 3 nền văn minh cổ đại của Việt Nam (văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo và nền văn hóa Sa Huỳnh). Từ đó, nhiều di vật khảo cổ học thuộc văn hóa Sa Huỳnh như gò Ma Vương, Phú Khương, Thạnh Đức… đã khai quật và còn nhiều tích nằm trong lòng đất…


Ng
y du tích đ hình dung v nn văn hóa Sa Hunh phong phú quanh đm An Khê. Gn đây, nhiu câu chuyn bàn tán v các d án “nhòm ngó” khiến đm An Khê đi din nguy cơ b d án bao vây. Thiết nghĩ, văn hóa là th cn gìn gi đ khi ngưc v ngun ci, cháu con không quên lãng.

Quanh đầm An Khê còn lưu dấu lại những công trình của người Chăm trên vùng đất Sa Huỳnh. Gò Ma Vương là một trong số đó. Các nhà khảo cổ học cho rằng, gò Ma Vương chính là chiếc nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh, khai quật dần mở rộng những điểm xung quanh ở Long Thạnh, Phú Khương và Thạnh Đức. Cái tên “gò Ma Vương” được kể lại rằng, xuất phát từ tên một loại cây có gai, lá nhỏ nhắn, mọc thành từng mảng trên gò, là cây ma vương. Gò mênh mông cát cao và rộng, nằm một bên biển, một bên rừng dương. Người Sa Huỳnh chọn nơi này để kết thúc chặng đường đời, hóa thân vào cát. Hàng trăm ngôi mộ chum và những vật dụng tùy táng được tìm thấy trong nhiều lần khai quật đã vén mở lịch sử của cư dân Sa Huỳnh thuở sơ khai.

Phía Nam đầm An Khê là di chỉ Thạnh Đức. Các hiện vật tìm thấy ở Thạnh Đức gồm quan tài chum gốm hình trụ kích thước lớn, cao gần 1m, trên có nắp đậy hình nón cụt. Niên đại tương đối của di tích khu mộ chum Thạnh Đức tương đương với Phú Khương, vào khoảng trước công nguyên một vài thế kỷ…

Khu vực đầm An Khê cũng tồn tại nhiều di sản tự nhiên và văn hóa vô cùng phong phú như bia kỷ, tháp, hệ thống giếng, đường đá, đình thờ nữ thần Thiên Yana được tìm thấy của người Chăm. Sử liệu khẳng định hậu duệ của cư dân Sa Huỳnh cổ là dân tộc Chăm sống trên dải đất miền Trung rồi phân tán, sinh sống ở nhiều nơi. Dân tộc Chăm đã xây dựng vương quốc của riêng mình: Lâm Ấp, Chiêm Thành, Panduranga, tồn tại hàng nghìn năm lịch sử. Họ là những nghệ nhân tài ba khi chế tác những vật dụng tinh xảo khiến hậu thế phải trầm trồ thán phục.

Thiên Phúc