Thứ tư, 6/1/2021, 20h48

Mai nở không tàn trên gốm xưa

Mang v đp ca s thanh thoát, bình d, nhưng n cha nhng nét kiêu sa, quý phái, li có sc sng mãnh lit, vưt mi gió sương băng hàn ca mùa đông khc nghiat, đ đâm chi ny lc, báo hiu mùa xuân v - hình nh hoa mai t ngàn xưa đã đưc c nhân lưu du trên các loi hình ngh thut t nhng áng văn thơ tuyt tác. Đc bit nht là đ li n tưng khó phai trên các dòng gm s c kim, đ v đp ca hoa mai y luôn đưc trưng tn vi thi gian.

1.Ở phương Nam cứ mỗi mùa mai nở là lúc tiết trời vào xuân, thế nên mai được gọi là hoa báo xuân mai. Cũng thật hữu ý khi trong phương ngữ Nam bộ từ “mai” còn đồng âm với từ “may mắn”. Năm cánh mai nở được ví như là biểu tượng của 5 điều may mắn, cát tường (ngũ phúc lâm môn): phúc, lộc, thọ, khương, ninh. Thú chơi mai ngày Tết do vậy đã trở thành điểm nhấn đẹp của cư dân phương Nam mỗi độ xuân về.

Trong thú chơi cây cảnh, mai là loại cây quý được người xưa rất ưa chuộng và trân trọng. Mai được xếp vào loại “tứ quý” hay “tứ quân tử”: Nếu xếp theo “tứ thời” thì mai ứng vào mùa đông, tượng trưng cho khí phách “xung hàn” - chịu đựng rét mướt qua suốt mùa đông lạnh lẽo nhưng vẫn đâm chồi nảy lộc để bừng nở vào mùa xuân. Còn nếu xếp theo “tứ quý” thì mai thể hiện vẻ hồn nhiên, lan thì thanh thoát, cúc thì nhàn nhã và trúc thì cứng rắn. Nằm trong “tứ quân tử” (mai, lan, cúc, trúc hay tùng, cúc, trúc, mai), hoa mai là loài hoa đại diện cho những phẩm chất, khí tiết hơn người của bậc đại trượng phu. Không chỉ vậy, mai còn là biểu tượng của sự thuần khiết, thanh cao, vươn mình lên khoe sắc giữa nghịch cảnh nhưng lại không quá phô trương. Đất trời hẳn là hữu ý, nên mỗi nhành cây, nụ hoa đều có nhắn gửi đạo lý cho con người.


B trà gm mai hc

Trước những cao nhân mặc khách, hoa mai không chỉ là một biểu tượng tuyệt đẹp của khí chất quân tử, mà còn là người bạn tâm giao, là bậc thầy gửi gắm triết lý nhân sinh cho bậc tu hành ngộ đạo bàng bạc trong những áng thơ ca. Cành mai trong thơ, chính là chất liệu của nhân thế, là hơi thở, là tiếng lòng của các nhà thơ miêu tả cái vui mà các nhà thơ cảm nhận bằng hình ảnh cành mai mùa xuân. Có lẽ, nụ mai nở sớm nhất trong thơ ca Việt Nam lại là đóa hoa nở… muộn. Ấy là cành mai cuối xuân của thiền sư Mãn Giác (1051-1096) được chép trong “Thiền uyển tập anh”. “… Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua, sân trước, một nhành mai). Chẳng biết cành mai của vị thiền sư có hoa hay không. Nhưng dù không phô bày, hoa luôn sẵn có và sẽ nảy ra khi đủ cơ duyên thuận hợp, chỉ trừ trường hợp, cây cành nơi trú của hoa, bị héo khô lìa gãy. Mà cây cành khô gãy cũng chẳng hề chi, bởi mầm hoa bàng bạc khắp nơi, chỗ nào cũng trú mà chẳng trú nơi nào, sẽ nảy sinh vô vàn cây khác. Rõ ràng, xuân tàn, hoa rụng, thân tàn, đêm tối không phải là dấu hiệu chấm dứt sự sống tốt tươi đẹp đẽ, mà lúc để thiên nhiên con người ngơi nghỉ, ngừng đà vọng đọng hướng ra bên ngoài và thu liễm sinh lực vào bên trong hàm dưỡng. Giống như khi các giác quan không còn bị những sắc hương hiển hiện kích thích, tâm dễ lắng trong, từ đó lộ ra cảnh an vui vốn có.


B trà gm đp tuyết tm mai

2.Trong văn hóa phương Đông hình ảnh hoa mai không chỉ đẹp trong áng thơ, văn cổ mà còn được dùng làm đề tài trang trí rất đa dạng, phong phú trên tranh ảnh và đồ gốm sứ, khiến hoa mai nở trên gốm xưa trở thành vật phẩm rất đỗi quen thuộc hầu hết của nhà sưu tập yêu thích, như những tích: mai điểu, mai cài thọ, tùng trúc mai, mai lan cúc trúc, mai hạc, đạp tuyết tầm mai... Ngày nay các hình ảnh ấy đều có thể gặp lại trên các đồ sứ kiểu được vua quan và người quyền quý thược triều Nguyễn đặt làm tại Trung Hoa ở thế kỷ 19, hoặc các dòng gốm Việt cổ như: Bát Tràng (Hà Nội), Châu Ổ (Quảng Ngãi), Gò Sành (Bình Định), Cây Mai (Sài Gòn), Lái Thiêu (Bình Dương), Biên Hòa (Đồng Nai)... Theo đó, nhành mai nổi tiếng trong đồ ký kiểu thời nhà Nguyễn có lẽ là chiếc đĩa trà vẽ đề tài mai hạc, gắn liền với tích truyện quan chánh sứ phẩm của An Nam là Đại thi hào Nguyễn Du của năm ấy đi sứ sang Trung Hoa, trong lúc đến thăm lò sứ Ngoạn Ngọc ở Giang Tây, vị chủ lò đã thỉnh cầu Nguyễn Du đề từ cho bộ chén đĩa mai - hạc đang sản xuất. Tác giả của Kiều với “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” đã viết nên câu đối thơ bằng chữ nôm rằng: “Nghêu ngao vui thú yên hà, mai là bạn cũ, hạc là người quen”. Nhành mai vẽ đơn sơ mọc lên cạnh phiến đá lớn, trên đó là chú chim hạc đứng một chân đã trở nên quen thuộc trong giới sưu tập cổ ngoạn. Hay Đặng Huy Trứ (1825-1974) một vị quan dưới thời Tự Đức - cũng đã từng đặt đồ sứ ký kiểu để đem về sử dụng mục đích thờ tự, trong số ấy có đĩa trà vẽ tích “đạp tuyết tầm mai”. Hình ảnh này nhắc điển tích Mạnh Hạo Nhiên, nhà thơ thời Thịnh Đường bên Trung Quốc đã cưỡi lừa xông pha sương tuyết đi tìm hoa mai. Các hình ảnh về mai còn thấy trong tích “tuế hàn tam hữu” (ba bạn hữu trong gió rét) mang nét biểu trưng cho chân - thiện - mỹ. Cùng là đề tài mai nở, tương đồng với các đồ sứ ký kiểu, các nghệ nhân gốm cổ Bát Tràng ở thế kỷ 18-19 cũng thực hiện các tác phẩm gốm trên đó trang trí hoa mai… hoặc một nhành mai đứng độc lập, mai cài chữ thọ. Dọc theo “phả hệ” gốm Việt từ phía Bắc trải dài đến phương Nam, hoa mai còn xuất hiện rất nhiều trong các đồ án trang trí, tiêu biểu là hệ thống tiểu tượng trên mái nóc chùa Hoa vùng Chợ Lớn do các lò gốm Đông Hòa, Mai Sơn, Bửu Nguyên tác tạo. Nhưng đề tài hoa mai nở rộ phải kể đến gốm Biên Hòa, một dòng gốm trẻ, sinh sau đẻ muộn nhưng đã từng tạo nên những dấu ấn gây chú ý đặc biệt từ những cuộc triển lãm lớn, giành nhiều huy chương vàng và bằng danh dự ở Paris, New York và các quốc gia lân cận như Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Indonesia, Campuchia suốt từ thập niên 20 đến 50 của thế kỷ 20. Và một trong những dãy đề tài trang trí quen thuộc của gốm Biên Hòa là lối khắc chìm tô men các nhành mai 5 cánh đang đua chen nở. Những bông mai được thể hiện không bằng lối vẽ quen thuộc trên đồ sứ hay cắt dán, đắp nổi như gốm Bát Tràng, gốm Cây Mai mà được khắc chìm và tô men, với lối phối màu rất hiện đại, tạo nên các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt, gần gũi quen thuộc cả với văn hóa Á - Âu. Cũng như các thi nhân, mỗi nghệ nhân tạo tác hoa mai theo từng khía cạnh khác nhau tùy theo quan điểm của mình nhưng tựu trung vẫn là ca ngợi nét đẹp thuần túy, thanh bạch, tinh khiết của hoa mai.


Bình gm hình mai

3.Nhân dịp xuân về, bên tách trà, chung rượu, tĩnh lặng ngắm nhìn những bông hoa rực rỡ được đặt vào những bình gốm xưa với hình ảnh mai vàng khoe sắc thắm, thưởng ngoạn những điển tích cổ kim về truyện tích hoa mai, cũng là dịp khám phá những câu chuyện dài về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, kỹ thuật, niên đại... và điều hấp dẫn rằng, những nhành mai nở ấy mang nét đẹp vĩnh cửu, không tàn úa, vẻ đẹp vượt mãi cùng thời gian. Hoa mai nở rộ là biểu hiện của điềm tốt lành cho năm mới, tượng trưng cho sự đầy đủ, trọn vẹn của cuộc sống. Đó cũng là lời chúc tốt lành nhất dành cho những nhà sưu tập cổ ngoạn với những đồ án, hoa văn trang trí hình hoa mai và cũng là lời ước vọng đầu xuân cho tất cả mọi người đang đón chào năm mới.

ThS. Nguyn Hiếu Tín