Thứ bảy, 18/6/2022, 12h59

Mô hình hợp tác với trường ĐH: Trường phổ thông “lợi đơn, lợi kép”

ng ti nâng cao cht lưng giáo dc, các trưng THPT ti TP.HCM tăng cưng hp tác vi trưng đi hc (ĐH). Điu này càng có vai trò khi thc hin Chương trình GDPT 2018.


Vi
c ký kết càng có vai trò khi các trưng THPT thc hin Chương trình GDPT 2018

“Li đơn li kép”

Mỗi năm Trường THPT Thủ Đức (TP.Thủ Đức) có trên 1/2 học sinh toàn khối 12 trúng tuyển vào các trường ĐH như sư phạm kỹ thuật, hệ thống ĐHQG TP.HCM theo hình thức ưu tiên xét tuyển hoặc học bổng, xét tuyển thẳng. Được biết, kết quả này là một trong nhiều lợi thế của việc ký kết hợp tác giữa nhà trường với các trường ĐH đang được trường đẩy mạnh nhiều năm nay.

Thầy Đỗ Vũ Ngọc Trung - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức chia sẻ, tính đến nay nhà trường đã ký kết hợp tác với trên 20 trường ĐH cả trong và ngoài công lập, thậm chí cả trường ĐH quốc tế, bao gồm nhiều lĩnh vực từ sư phạm kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngôn ngữ, quản trị kinh doanh… Việc ký kết hợp tác đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, rèn luyện của trường, đặc biệt là mở rộng thêm nhiều cơ hội cho học sinh sau tốt nghiệp THPT. “Trong bối cảnh các trường ĐH đang hướng tới xu thế tự chủ ĐH, đa dạng thêm nhiều hình thức tuyển sinh, các ngành học cũng phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực. Chính vì vậy, khi trường mở rộng hợp tác với các trường ĐH sẽ mang lại nhiều lợi thế cho học sinh, các em có thêm nhiều hơn lựa chọn, cơ hội cũng cao hơn….”, thầy Trung đánh giá.

Cụ thể, việc hợp tác, mỗi trường ĐH đều có những chính sách dành riêng cho học sinh nhà trường, bao gồm ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng, học bổng, ưu tiên xét học bạ... Ngoài ra, cũng trong chiến lược hợp tác, các trường ĐH sẽ hỗ trợ nhà trường trong việc đẩy mạnh học sinh nghiên cứu khoa học, giảng dạy STEM, đào tạo nghề, sinh hoạt kỹ năng, hướng nghiệp.

Thầy Đỗ Vũ Ngọc Trung cho biết thêm, với việc ký kết hợp tác với các trường ĐH nước ngoài học sinh sẽ có thêm các cơ hội học tập, tham quan trải nghiệm ở nước ngoài với mức chi phí thấp nhất, qua đó nâng cao năng lực ngoại ngữ đồng thời định hướng nghề nghiệp cho các em, hình thành năng lực công dân toàn cầu…

Tương tự, Trường THPT Bùi Thị Xuân nhiều năm qua cũng đẩy mạnh xu hướng hợp tác với các trường ĐH trong chiến lược giáo dục của trường. Việc hợp tác không chỉ dừng ở các trường ĐH trong nước mà còn “vượt biên giới” đến các trường ĐH, trung học ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thầy Nguyễn Hùng Khương - Phó Hiệu trưởng nhà trường nhìn nhận, hợp tác đã hỗ trợ hiệu quả công tác nghiên cứu, trải nghiệm thực tế, hướng nghiệp cho học sinh nhà trường, song song đó đa dạng thêm hoạt động giáo dục nhà trường. Học sinh có thêm những cơ hội học tập thông qua hình thức ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng… “Đơn cử như việc đưa STEM vào chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học…, đội ngũ giáo viên cũng như cơ sở vật chất trường phổ thông vẫn chưa thực sự đáp ứng được như kỳ vọng của nhà trường. Qua hợp tác, các trường ĐH không chỉ hỗ trợ về cơ sở vật chất mà còn là hỗ trợ về đội ngũ chuyên gia, giảng viên chuyên sâu…, giúp học sinh có nhiều trải nghiệm thực tế, đội ngũ giáo viên cũng nâng cao thêm năng lực chuyên môn”, thầy Khương chia sẻ.

Đặc biệt, đại diện Trường THPT Bùi Thị Xuân cho hay, công tác hướng nghiệp cho học sinh đã ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất qua chính hoạt động ký kết hợp tác, học sinh được trải nghiệm sớm các ngành học ở các trường ĐH, tham quan cơ sở vật chất, mô hình đào tạo…, qua đó biết được ngành nghề phù hợp với bản thân.

Đón đu Chương trình GDPT 2018

Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT được xác định là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chính vì vậy, yêu cầu về công tác hướng nghiệp cho học sinh càng đặt ra cao hơn nữa cho các trường phổ thông.

Trước thách thức của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa về yêu cầu hướng nghiệp cho học sinh ở bậc THPT, Trường THPT Trưng Vương đã tổ chức ký kết hợp tác với Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng trong hướng nghiệp cho học sinh và cả… giáo viên.

Cô Trương Thị Bích Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương - chia sẻ, đội ngũ giáo viên hướng nghiệp của trường đa số là giáo viên chủ nhiệm. Vì “tay ngang” nên chuyên môn hướng nghiệp chưa sâu, chưa nắm bắt hết được đặc điểm, xu hướng ngành nghề hiện có, dẫn dến công tác hướng nghiệp cho học sinh chưa đạt hiệu quả như mong đợi. “Với nguồn tài nguyên của trường ĐH, sẽ không chỉ học sinh được thụ hưởng, trang bị kỹ năng sống, kỹ năng hướng nghiệp mà đối tượng thụ hưởng các chương trình hướng nghiệp còn là giáo viên. Dự kiến ngay trong hè này, thông qua việc hợp tác, nhà trường sẽ tổ chức bồi dưỡng hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm”, cô Thủy cho hay.


Vi
c trưng ph thông ký kết hp tác vi các trưng ĐH mang đến nhiu cơ hi cho hc sinh

Thầy Đỗ Vũ Ngọc Trung - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức cũng nhìn nhận, việc hợp tác với các trường ĐH đặc biệt có vai trò quan trọng trong hỗ trợ học sinh định hướng nghề nghiệp, song song đó hỗ trợ nâng cao năng lực hướng nghiệp cho giáo viên, nhất là trong Chương trình GDPT 2018.

Dù vậy, thầy Trung cho rằng, việc hợp tác cần có chọn lọc, làm sao phù hợp nhất với định hướng phát triển của trường, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh.

“Tiêu chí ký kết hợp tác của nhà trường với trường ĐH là dựa trên chất lượng giáo dục của trường ĐH và dựa trên nguyện vọng của học sinh. Trường đã từng từ chối ký kết hợp tác với một số trường ĐH khi đánh giá thấy không phù hợp”, thầy Trung nhấn mạnh.

Bà Trần Thúy Trâm Quyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đánh giá, qua việc hợp tác với các trường phổ thông, các em học sinh sẽ được trải nghiệm trực tiếp các ngành học nhà trường đang đào tạo, được tiếp cận kiến thức trên giảng đường ĐH, trải nghiệm công việc tương lai ngay từ sớm chứ không phải đợi đến khi là sinh viên. Sự trải nghiệm sớm sẽ giúp học sinh nhận biết được sự phù hợp, chọn được ngành học phù hợp.

“Điều này cũng sẽ góp phần giúp các trường ĐH tìm kiếm được sinh viên phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, bà Trâm Quyên khẳng định.

Đ Giang Quân