Thứ năm, 18/5/2023, 10h54

Mỗi vần thơ của Bác là một bài học quý giá

Nhn xét v mi tương quan gia văn chương vi con ngưi, cuc đi ca Bác, GS. Trn Thanh Đm đã viết: “ H Ch tch, văn tc là ngưi. Thơ văn H Ch tch gin d, trong sáng, sâu sc, đp đ như đo đc, tư tưng, tác phong và tâm hn ca Ngưi. Hc thơ văn H Ch tch, trưc hết chúng ta hc theo đo làm ngưi ca H Ch tch”.


Tp thơ “Nht ký trong tù” ca Ch tch H Chí Minh

Thật vậy, mở từng trang thơ của Bác, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng với những phẩm chất cao đẹp vô ngần. Đó là tấm gương sáng ngời về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta cần noi theo và học tập.

Bài hc v lòng yêu nưc, thương dân sâu nng

Trong những tháng ngày bị đày ải trong lao tù Tưởng Giới Thạch “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” (tháng 8-1942 đến tháng 9-1943), Bác phải chịu biết bao thiếu thốn, cực hình như cơm ăn không no, thiếu nước uống, thiếu không khí trong lành, đau bệnh và mất tự do. Nhưng kẻ thù không thể ngăn cản nổi những tình cảm thiết tha mà Bác dành cho đất nước. Trong ngục tù đen tối bỗng sáng lên tấm lòng nhớ nước thương dân: “Một canh hai canh lại ba canh/ Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành/ Canh bốn canh năm vừa chợp mắt/ Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” (Ngủ không được). Bác không ngủ được không phải vì chuyện riêng tư mà vì lo nghĩ về dân, về nước. Bởi lúc này, con thuyền cách mạng Việt Nam đang rất cần bàn tay chèo lái của Bác… Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc, Bác luôn hướng về đất nước, về vận mệnh của dân tộc. Cảnh khuya rừng Việt Bắc đẹp huyền ảo, lung linh; có trăng soi cổ thụ, có bóng lồng cùng hoa nhưng Bác chưa ngủ không phải vì say mê cảnh đẹp mà luôn nặng một nỗi lòng lo cho vận nước: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” (Cảnh khuya).

Bài hc v lòng thương yêu con ngưi bao la

Trong lao tù Tưởng Giới Thạch, tiếng khóc “oa, oa” của một cháu bé đã khiến Bác nao lòng thương xót. Cháu bé vô tội phải theo mẹ vào vòng tù tội vì người cha trốn lính: “Oa…! Oa…! Oaa…!/ Cha sợ sung quân cứu nước nhà/ Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi/ Phải theo mẹ đến ở nhà pha” (Cháu bé trong ngục Tân Dương). Không những thế, với người bạn tù cùng cảnh ngộ, Bác luôn thấu hiểu nỗi niềm, thông cảm cho nỗi nhớ quê, nhớ nhà luôn day dứt trong lòng của họ. Nghe tiếng sáo của người bạn tù, Bác chợt hiểu tâm tình sâu lắng của kẻ vắng quê: “Bỗng nghe ngục sáo vi vu/ Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu/ Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi/ Lên lầu ai đó ngóng trông nhau?” (Người bạn tù thổi sáo). Bác mường tượng nơi miền quê xa vắng, vợ người bạn tù đang thao thức mong ngóng tin chồng và đang nhìn về phương trời vô định. Tình cảnh mới đáng thương, ngậm ngùi làm sao! Bác nghe tiếng sáo bằng đôi tai, nghe tiếng sáo - tiếng lòng bằng cả tâm hồn, bằng cả sự đồng cảm sâu xa với con người cùng cảnh ngộ.

Trở về thời gian những năm kháng chiến chống Pháp, chúng ta thấy Bác luôn dành cho các bậc “cây cao bóng cả” những tình cảm trân trọng. Đó là tình cảm của Bác dành cho các cụ lão du kích, tuy tuổi cao nhưng vẫn tham gia kháng chiến, làm gương cho các cháu thanh niên: “Tuổi cao chí khí càng cao/ Múa gươm giết giặc ào ào gió thu/ Sẵn sàng tiêu diệt quân thù/ Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng” (Tặng các cụ lão du kích)…

Bài hc v lòng yêu đi, lc quan, yêu cuc sng thiết tha

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác luôn có một tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải chăng điều đó đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người chiến sĩ cách mạng vượt qua mọi thử thách, gian nguy. Trong những tháng ngày bị bọn Tưởng Giới Thạch giam cầm, nhiều lần Bác bị giải đi giữa đêm khuya vắng lặng. Trời rất lạnh mà người chiến sĩ cách mạng chỉ có manh áo mỏng; tay bị xích xiềng, mất tự do và tính mạng bị đe dọa.. Nhưng Bác vẫn thấy một bình minh hiện lên trước mặt, báo hiệu một ngày mới bắt đầu: “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng/ Bóng tối đến tàn, quét sạch không/ Hơi ấm bao la trùm vũ trụ/ Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng” (Giải đi sớm). Bóng đêm bị quét sạch trong chốc lát và một ánh bình minh đang lan tỏa hơi ấm khắp bầu trời. Chúng ta không còn thấy hình ảnh người tù bị giải đi mà chỉ thấy một “thi nhân” đang tràn đầy cảm hứng trước bình minh rạng rỡ. Trong tù có những đêm trăng sáng. Trong bốn bức tường nhà lao, người tù nào có thấy gì ngoài bóng đêm bao phủ. Nhưng với Bác, trăng là người bạn thiên nhiên không thể hững hờ. Vậy là Bác vẫn ngắm trăng, trò chuyện cùng trăng với một tư thế đặc biệt: “Trong tù không rượu cũng không hoa/ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ/ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng). Biết bao thứ thiếu trong lao tù tàn bạo, vậy mà Bác chỉ băn khoăn thiếu nguồn cảm hứng trong đêm trăng này (rượu, hoa). Nhưng với người chiến sĩ cách mạng, lòng yêu thiên nhiên tha thiết chính là nguồn cảm hứng dạt dào. Người ngắm trăng, trăng ngắm người; cả hai cùng trò chuyện, cùng gửi cho nhau bao nỗi lòng qua ánh mắt thầm lặng. Xích xiềng của lao tù tan biến hết, chỉ còn ánh trăng sáng rỡ cả bài thơ.

Trong kháng chiến chống Pháp, nơi núi rừng Việt Bắc biết bao gian khổ, vậy mà vẫn vang lên tiếng cười sảng khoái khi Bác viết về mình khi bước vào tuổi sáu mươi: “Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán/ So với ông Bành vẫn thiếu niên/ Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe/ Trần mà như thế kém gì tiên!” (Sáu mươi tuổi).

Bài hc v ý chí, ngh lc phi thưng trong mi hoàn cnh

Đây là một phẩm chất cực kỳ đáng quý của Bác, của người chiến sĩ cách mạng; là bài học bổ ích, thiết thực cho mỗi chúng ta. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, có biết bao thử thách, bao gian nguy luôn chực chờ phía trước. Lao tù Tưởng Giới Thạch đã đày đọa con người Bác sau bốn tháng bị giam cầm. Đó là quãng thời gian đau thương nhất (Bốn tháng cơm không no/ Bốn tháng đêm thiếu ngủ/ Bốn tháng áo không thay/ Bốn tháng không giặt giũ). Hậu quả là sức khỏe cơ thể bị hao mòn, tưởng chừng không thể chống chọi nổi (Răng rụng mất một chiếc/ Tóc bạc thêm mấy phần/ Gầy đen như quỷ đói/ Ghẻ lở mọc đầy thân). Nhưng sức khỏe tinh thần, ý chí ngoan cường đã chiến thắng: “Kiên trì và nhẫn nại/ Không chịu lùi một phân/ Vật chất tuy đau khổ/ Không nao núng tinh thần” (Bốn tháng rồi). Yếu tố tinh thần ở đây cực kỳ quan trọng. Sức mạnh tinh thần đã chiến thắng sức mạnh vật chất. Bởi ở đầu tập thơ “Nhật ký trong tù”, Bác đã viết lời mở đầu đầy ý nghĩa sâu sắc (Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao). Chỉ nghe tiếng giã gạo thôi mà Bác viết lên những lời chiêm nghiệm: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công” (Nghe tiếng giã gạo). Bị đem vào giã, hạt gạo cũng đớn đau vì bị chà xát. Nhưng có chà xát đau đớn thì mới có hạt gạo trắng thơm lừng. Có trải qua gian khổ thì mới có thành công và thành công đó mới đáng tự hào.

Bốn bài học trên là những bài học mà người đọc cảm nhận được khi học thơ Bác. Những bài học đó thật gần gũi với chúng ta. Bài học nào cũng dễ hiểu, dễ làm theo, dễ vận dụng vào cuộc sống. Các bài học trên sẽ giúp chúng ta lớn lên thêm về nhận thức, tư tưởng, tình cảm…

Lê Đc Đng

* Tài liệu tham khảo: Nhật ký trong tù, NXB Văn học, 2008. Thơ Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2002. Văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, 1997.