Thứ ba, 22/10/2019, 20h47

Mua thuốc trên mạng: Bệnh nhân tiểu đường… mất mạng

BV Thng Nht va tiếp nhn nhiu bnh nhân nhp vin cp cu do t ý mua thuc điu tr bnh tiu đưng trên mng. Hu qu bnh ngày càng trm trng, thm chí có ngưi mt mng…

BS.CK2 Hoàng Ngc Ánh (BV Thng Nht) đang khám cho bnh nhân V.T.B.L

“Mua thuc ung đ đ phin toái”

Đó là suy nghĩ sai lầm của bà V.T.B.L (60 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM) khi tình cờ đọc được những dòng quảng cáo trên mạng internet về loại thuốc trị tiểu đường do Công ty Difoco sản xuất. Tuy nhiên, sau 3 tháng sử dụng, bà L. đã phải nhập viện cấp cứu tại BV Thống Nhất.

Bà L. cho biết, bản thân bị bệnh đái tháo đường từ năm 2011. Sau khoảng 1 năm uống thuốc tây, bà được chẩn đoán bị suy thận nên các BS chỉ định chích insulin để điều trị đái tháo đường. Hơn 6 năm điều trị bằng chích insulin, bà L. cảm thấy rất phiền vì cứ phải thường xuyên đến BV, thủ tục rườm rà, chờ đợi lâu.

“Khoảng 3 tháng trước, tình cờ tôi thấy trên mạng quảng cáo thuốc tiểu đường hoàn, đọc bình luận thấy nhiều người khen thuốc sử dụng rất tốt, hiệu quả, không phiền toái như chích thuốc. Tin tưởng nên tôi mua về uống, 1 ngày tôi uống 6 viên, 3 viên/lần sau khi ăn. Thời gian đầu, thuốc hỗ trợ hạ đường huyết tốt. Nhưng gần đây tôi có những dấu hiệu như nôn nao, khó chịu… nên được gia đình đưa vào BV Thống Nhất”, bà L. kể lại.

Theo BS.CK2 Hoàng Ngọc Ánh - Phó khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, BV Thống Nhất, bệnh nhân V.T.B.L nhập viện trong tình trạng đau lưng, mỏi cơ xương khớp, xét nghiệm thấy bị nhiễm toan lactic rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân sắp rơi vào hôn mê nên được chuyển Khoa Hồi sức tích cực và điều trị hoàn toàn bằng nội khoa, ổn định đường huyết. Sau khi điều trị được hai ngày, bệnh nhân đã ổn định và chuyển đến Khoa Nội điều trị theo yêu cầu.

Không may mắn như bà L., ngày 16-10 bệnh nhân nữ Đ.T.S (67 tuổi) nhập viện cấp cứu tại BV Thống Nhất trong tình trạng lơ mơ, đau bụng, đi tiêu phân lỏng nhiều, choáng, huyết áp tụt, đo đường huyết rất cao, vượt ngưỡng đo của máy, suy hô hấp rất nặng. Theo lời kể của người nhà bà S., bà bị tiểu đường đã hơn 10 năm. Gần đây bà S. tự mua hai loại thuốc (có chữ Trung Quốc trên bao bì) uống để trị bệnh. Sau khi uống hết thuốc thì xảy ra tình trạng trên.

BS Ánh cho biết, bệnh nhân S. được xác định nhiễm toan lactic do chất cấm phenformin. Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển Khoa Hồi sức tích cực tiến hành lọc máu, tuy nhiên tình trạng không cải thiện. Khoảng 15 giờ ngày 20-10, tình trạng của bệnh nhân diễn tiến nặng hơn, tiên lượng khó qua khỏi, người nhà của bệnh nhân đã xin đưa người bệnh về lo hậu sự.

Thuc cha hot cht cm lưu hành

BS Ánh cho biết, không chỉ 2 trường hợp trên, từ đầu năm đến nay BV đã tiếp nhận 5 trường hợp bị toan chuyển hóa rất nặng, tính mạng nguy kịch sau khi uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc chứa chất cấm phenformin. Trong 2 năm trở lại đây, BV đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 10 trường hợp trong tình trạng tương tự. Đây là con số đáng cảnh báo về tình trạng người dân truyền miệng sử dụng các loại thuốc đông y (dạng viên tễ), thuốc xuất xứ từ nước ngoài trị tiểu đường rất nguy hiểm.

“Chúng tôi đã từng gửi mẫu thuốc đưa đi xét nghiệm, kết quả phát hiện trong các loại thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng có chứa hoạt chất cấm phenformin. Phenformin được phát hiện vào năm 1950 và bước đầu ghi nhận sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên đến năm 1963, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những ca bị biến chứng do chuyển hóa toan lactic nặng sau khi uống thuốc. Đến thập niên 1980, chất phenformin đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, thế nhưng tại Việt Nam các loại thuốc trôi nổi chứa chất cấm này vẫn xuất hiện, bán cho người bệnh. Khi sử dụng loại thuốc chứa chất này, ban đầu người bệnh có chuyển biến tốt, tuy nhiên một thời gian sau sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, ăn kém, yếu cơ. Khi tình trạng nặng dần người bệnh sẽ có biến chứng: thở nhanh, tim đập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tri giác và suy hô hấp, có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời, thậm chí tử vong khi biến chứng đã nặng”, BS Ánh nhấn mạnh.

BS Ánh khuyến cáo: “Người bệnh đái tháo đường phải được các BS có chuyên môn khám, chỉ định dùng thuốc, tuyệt đối không nên nghe lời truyền miệng của người khác, hoặc tin vào những lời quảng cáo trên mạng mà sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường”.

BS Ánh cũng đề xuất, cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạng các cơ sở vì lợi nhuận mà sử dụng những hoạt chất cấm pha trộn vào thuốc đông y bán cho người bệnh, để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Bài, ảnh: Nhã Nam