Thứ bảy, 15/5/2021, 10h46

Mùa tuyển sinh năm 2021: Không còn học sinh đăng ký nhiều nguyện vọng

Thng kê bưc đu ti nhiu trưng THPT trên đa bàn TP.HCM cho thy năm 2021, s hc sinh đăng ký nhiu nguyn vng rt ít, các em đã có s cân nhc, tính toán k. Bên cnh đó, mt b phn hc sinh quan tâm đến khi ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, qun tr kinh doanh…


Nhân viên hc v Trưng THPT Bùi Th Xuân đang thng kê nguyn vng hc sinh lp 12 đăng ký xét tuyn

Nhiu hc sinh đi ban thi

Tại Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận), theo thống kê, trong tổng số 780 học sinh lớp 12 thì chỉ có 190 em đăng ký bài thi khoa học xã hội, số còn lại chọn bài thi khoa học tự nhiên. “Con số 190 học sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội là đã tăng so với số liệu các em lựa chọn ban đầu. Thời điểm đầu năm học, số học sinh theo ban khoa học xã hội chỉ có 140 em. Nhiều em đã thay đổi ban thi vào thời điểm giữa học kỳ II”, thầy Lê Công Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết.

Đối với những học sinh chuyển ban thi vào thời điểm gần cuối năm học, thầy Tuấn cho biết giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn có những buổi nói chuyện với các em và phụ huynh để phân tích “mặt được và chưa được”, qua đó giúp các em chọn bài thi đúng “sở trường nhất”. “Việc chuyển ban thi vào thời điểm này có thể là hơi mạo hiểm bởi các em đã có kế hoạch, chiến lược học và ôn tập ngay từ đầu. Do vậy, với những học sinh có nguyện vọng chuyển ban, nhà trường đều phải làm việc rất kỹ, đảm bảo rằng các em chuyển ban là đúng theo năng lực học tập, nguyện vọng ngành học chứ không phải là nhất thời theo bạn bè”, thầy Tuấn bổ sung. Sau khi làm công tác tư tưởng, học sinh chuyển ban sẽ được nhà trường, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp, chú trọng bổ sung khối lượng kiến thức cho học sinh ở các bộ môn trong ban khoa học xã hội. “Năm nay, ở mỗi môn thi, nhà trường tăng cường thêm một tiết/tuần ôn tập, bổ sung các kiến thức trong thời gian nghỉ phòng chống dịch cho học sinh. Cạnh đó, nhà trường cũng đa dạng hơn các hình thức ôn tập, linh hoạt quan tâm đến học sinh mới chuyển ban, tăng cường phụ đạo kiến thức cho các em vào buổi chiều…”, thầy Tuấn cho biết thêm. Tương tự, tại Trường THPT Phước Long (TP.Thủ Đức), việc chuyển từ ban khoa học tự nhiên sang ban khoa học xã hội cũng diễn ra trong một bộ phận học sinh. Cô Mai Tuyết Vân (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, trung bình mỗi lớp có khoảng 5-6 học sinh chuyển từ ban khoa học tự nhiên sang ban khoa học xã hội. So với mọi năm, con số này không quá nhiều vì ngay đầu năm học, nhà trường đã cho học sinh chọn lại ban thi nhằm đảm bảo các em ôn tập một cách hiệu quả nhất, đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi. “Mặc dù vậy vẫn có một số em đến gần cuối học kỳ II mới xin chuyển ban với nhiều lý do như chọn ngành học, chọn tổ hợp môn xét tuyển, năng lực học tập. Với đối tượng học sinh này, trong khoảng thời gian học tập kết thúc năm học, giáo viên bộ môn sẽ thực hiện phân loại học sinh để ôn tập ngay trên lớp. Khi bước vào giai đoạn ôn tập nước rút, các em sẽ được nhà trường sắp xếp vào lớp học riêng để có chiến lược ôn chuyên sâu hơn”, cô Vân cho hay.

Trong khi đó, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), thống kê sơ bộ bước đầu cho thấy có vài trường hợp học sinh chuyển từ ban khoa học tự nhiên sang ban khoa học xã hội. Thầy Nguyễn Hùng Khương (Phó Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, năm nào cũng vậy, cứ sau khi thi học kỳ II xong, một bộ phận học sinh có xu hướng chuyển ban, từ khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội. Lý do được học sinh đưa ra là để tiệm cận với tổ hợp bài thi, trường học, ngành học mà các em đăng ký nguyện vọng. “Cuối năm lớp 11, nhà trường đã cho học sinh thay đổi ban thi một lần. Tuy vậy, trên thực tế thì cuối học kỳ II lớp 12, một số học sinh lại có nguyện vọng thay đổi. Dù rất khó khăn nhưng nhà trường luôn tạo điều kiện để học sinh theo đuổi nguyện vọng, chú trọng ôn tập theo ban các em đăng ký”, thầy Khương cho biết.

Tính toán k trưc khi đăng ký nguyn vng

Quan tâm đến khối ngành kinh tế, em Lâm Quang Dũng (học lớp 12A1 Trường THPT Phước Long) đăng ký 9 nguyện vọng xoay quanh các ngành quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế ở nhiều trường ĐH, cả công lập và ngoài công lập. “Bạn bè trong lớp em đa phần lựa chọn các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, các bạn đăng ký dao động khoảng 6 nguyện vọng. Trong lớp chỉ có một bạn đăng ký… 12 nguyện vọng”, Dũng cho biết. Đánh giá về số lượng nguyện vọng học sinh lớp 12 đăng ký trong mùa tuyển sinh năm nay, cô Dương Thị Hải Quý (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, TP.Thủ Đức) nhìn nhận, năm nay tình trạng học sinh đăng ký nguyện vọng ồ ạt không còn nhiều, trung bình chỉ dao động trong 10 nguyện vọng trở lại. Các tổ hợp học sinh đăng ký xét tuyển nhiều là những tổ hợp truyền thống A, A01, D01 ở khối ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh.


Hc sinh lp 12 Trưng THPT Phưc Long làm h sơ d thi tt nghip THPT năm 2021

Thống kê bước đầu tại Trường THPT Bùi Thị Xuân cho thấy, trung bình mỗi học sinh đăng ký khoảng 6 nguyện vọng. “Tình trạng học sinh đăng ký ồ ạt 15-20 nguyện vọng như các mùa tuyển sinh trước không nhiều. Học sinh đã biết cân nhắc khi đăng ký nguyện vọng không chỉ bởi các em được tư vấn, hướng nghiệp kỹ mà còn vì hiện nay học sinh được phép sử dụng nhiều phương thức xét tuyển để vào ĐH. Vì vậy cơ hội vào ĐH đã rộng mở hơn rất nhiều”, thầy Nguyễn Hùng Khương phân tích. Cũng theo thầy Khương, ngoài các tổ hợp truyền thống “được lòng” học sinh như A, A01, D01, năm nay các tổ hợp lạ như DD2 (toán, văn, tiếng Hàn), DH5 (văn, sử, tiếng Hàn), D66 (văn, tiếng Anh, GDCD), D84 (toán, tiếng Anh, GDCD) cũng được một số học sinh sử dụng làm tổ hợp xét tuyển. “Năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh tiếp tục đăng ký nguyện vọng vào các hệ chất lượng cao, hệ liên kết quốc tế để du học tại chỗ…”, thầy Khương cho biết.

Tương tự, nhận định về tình hình đăng ký nguyện vọng của học sinh lớp 12 tại Trường THPT Phú Nhuận, thầy Lê Công Tuấn cho hay, năm nay trung bình mỗi học sinh chỉ đăng ký 4-5 nguyện vọng, nhiều lắm là 7-8 nguyện vọng. So với các năm trước, năm nay các em có sự tính toán kỹ càng khi đăng ký nguyện vọng, chứng tỏ công tác tư vấn tại trường đã phát huy hiệu quả. Ngoài ra, mỗi học sinh có nhiều con đường để xét tuyển vào ĐH mà điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong những phương thức phổ biến. “Như mọi năm, mùa tuyển sinh năm nay số học sinh quan tâm đến các tổ hợp lạ cũng có nhưng không nhiều, chủ yếu vẫn là các tổ hợp truyền thống, ở các khối ngành liên quan đến kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng hay ngôn ngữ, nhân văn”, thầy Tuấn nói.

Bài, ảnh: Yến Hoa