Thứ bảy, 11/1/2020, 21h33

Mùa Xuân rộn rã với “Sân khấu học đường”

Năm qua là năm thành công ca CLB Sân khu Lc Long Quân thuc Trung tâm T chc Biu din và Đin nh TP.HCM. Hơn 100 sut din đưc t chc ti các trưng THPT, THCS TP.HCM và các tnh: Huế, Long An, Đng Nai… Ha hn mt năm 2020 vi tín hiu mi khi đưa sân khu vào hc đưng vi mc tiêu tìm kiếm mt thế h khán gi tr.

Cô Trn Xuân Phưng - Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Văn Linh tng hoa cho CLB Sân khu Lc Long Quân trong chương trình Sân khu hc đưng

N lc vì mùa xuân

Chuyện đưa sân khấu với các loại hình cải lương, kịch nói, ca nhạc dân tộc đến với khán giả sinh viên, học sinh không phải mới. Tuy nhiên, năm qua mô hình này rộ lên với hàng loạt các đơn vị nghệ thuật đã tổ chức đưa những chương trình vào diễn tại các trường cấp 2, cấp 3 và đại học. Nổi bật nhất là chương trình “Giới thiệu dòng âm nhạc mang âm hưởng dân ca” và “Sân khấu học đường” của CLB Sân khấu Lạc Long Quân.

Nhằm mục đích giới thiệu đến các em học sinh về nét đẹp của âm nhạc dân tộc và nghệ thuật sân khấu cải lương. Duy trì mùa xuân trong sáng tạo nghệ thuật khi đồng hành với sự cảm nhận của giới trẻ. Chương trình đã góp phần khơi gợi niềm tự hào trong lòng giới trẻ về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - bộ môn đã được thế giới vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Chương trình Sân khấu học đường đã có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Bạch Tuyết, NSND Minh Vương, NSƯT Phương Hồng Thủy, Kim Tử Long, Bình Tinh, Hoàng Đăng Khoa, Chấn Cường, Cao Mỹ Châu, ca sĩ Hạ Châu, Bích Phượng, Bích Thủy, NSƯT Tâm Tâm, Nguyễn Tuấn, Cẩm Như, Huỳnh Quý, nhóm tam ca Lạc Long Quân, Hiền Linh, Quế Dinh… và vũ đoàn Vầng Trăng. Chương trình đã nhận được lời nhận xét chân thành của ban lãnh đạo các trường:  THPT Nhân Văn - Tân Phú; Dương Văn Thì, quận 9, Nguyễn Trãi, quận Bình Tân; Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi; Thủ Thiêm, quận 10, THCS Nguyễn Tri Phương, Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ… Đặc biệt, trong chuyến lưu diễn tại Huế ở hai trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Linh, CLB đã nhận được sự khen ngợi của đông đảo học sinh và thầy cô hai ngôi trường này.

Hiệu trưởng Nguyễn Anh Tuấn - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Huế) đã xúc động nói: “Ngoài việc tổ chức dạy học theo chương trình quy định của Bộ GD-ĐT, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống kỹ năng sống cho học sinh theo tiêu chí của chương trình giáo dục phổ thông mới. Vừa qua, nhà trường đã phối hợp với CLB sân khấu học đường Lạc Long Quân
(TP.HCM) tổ chức buổi giao lưu văn nghệ sân khấu học đường với những tiết mục sinh động, gần gũi với cuộc sống, mang ý nghĩa giáo dục như thế này. Qua đây, các em được tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản của nghệ thuật âm nhạc bổ ích có tác dụng giáo dục tình yêu quê hương, bảo tồn nét văn hóa mang đậm bản sắc của các vùng miền của đất nước, góp phần gìn giữ phong tục, nét văn hóa của từng địa phương...”.

Mc tiêu nâng niu di sn văn hóa ngh thut

Không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực kể trên, CLB Sân khấu Lạc Long Quân còn mở rộng công tác giao lưu, học hỏi các bộ môn khác, như nghệ thuật quan họ.

Thy Nguyn Quang Anh - Hiu trưng Trưng THCS Trn Quc Ton, qun Bình Tân, TP.HCM cùng các thành viên CLB Sân khu Lc Long Quân

CLB đã xem trọng mục tiêu tìm kiếm một thế hệ khán giả mới từ chương trình được đầu tư nghiêm túc. Những vở diễn chọn đúng đề tài phù hợp với học sinh, sinh viên. Đừng nghĩ đưa văn nghệ vào học đường thì xem nhẹ tiêu chí chất lượng. Do vậy, chủ trương của CLB khi liên kết với các trường, đều muốn giữ đúng chất lượng của chương trình. Từ ý thức đưa sân khấu vào học đường, CLB đã nỗ lực tạo hiệu ứng truyền tải thông điệp giáo dục đến với nhận thức của khán giả trẻ. Thông điệp đưa ra cần rõ ràng, cách diễn xuất chân thật của diễn viên, ca sĩ gợi mở trong suy nghĩ trong sáng của các em về những điều tốt đẹp nhất từ câu chuyện được kể bằng kịch, cải lương, âm nhạc và quan họ.

Đo din - NSND Trn Minh Ngc nhn xét: “CLB Sân khu Lc Long Quân - trc thuc Trung tâm T chc Biu din và Đinh TP.HCM đã thc hin theo s ch đo ca trung tâm, t chc biu din ti 100 trưng hc vi chương trình nhm tôn vinh, gii thiu khái quát đến hc sinh s hình thành và phát trin ca ngh thut đn ca tài t Nam b, sân khu ci lương. Đó là mt hưng đi tích cc, mang li hing đng b trong vic truyn cm hng cho thế h khán gi tr biết nâng niu, gìn gi văn hóa ngh thut dân tc”.

Din viên Hunh Quý đưc khán gi hc sinh yêu mến trong chương trình Sân khu hc đưng

Theo các nhà chuyên môn, cũng giống như trong hội họa hay âm nhạc, người nghệ sĩ khi diễn kịch học đường trước hết được làm quen và khám phá những góc nhìn từ đối tượng khán giả là học sinh cấp 2, cấp 3. Họ lắng nghe, cảm nhận chính những suy nghĩ của các em và tạo được sự tương tác. Đối với khán giả học sinh, một vở kịch, cải lương phù hợp với nhu cầu phát triển tâm sinh lý có thể giúp các em xây dựng cá tính, đồng thời sống hài hòa với tập thể và xã hội.

Không thể đưa nghệ thuật tới giới thiệu ở tất cả trường học một cách đơn thuần như giải trí. Mục tiêu của CLB Sân khấu Lạc Long Quân chính là sự chọn lựa để tạo những ứng dụng trong giảng dạy dành cho giáo viên và học sinh. Đây cũng là cơ hội để chia sẻ khó khăn, những điều mà các em quan tâm về đời sống, học tập, những giá trị nhân văn, đạo đức, truyền thống của dân tộc. Cần lắm những buổi thảo luận và lộ trình để đạt đến hiệu quả thiết thực cho sân khấu học đường từ mùa xuân này.

Bài, ảnh: Thanh Hiệp