Thứ ba, 4/2/2020, 21h04

Mùng 9 vía trời - mùng 10 vía đất

“Thy anh hay ch, em hi th đôi li,
Thu to thiên lp đa ông tri tròn ai xây?”

(Hò đối đáp)

Bàn th ông Đa và Thn tài

Quả thật, không biết trời sinh ra do đâu và sinh ra từ lúc nào. Nhưng dân gian lại cho ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch là ngày vía trời. Ngày vía trời năm nay lại rơi vào ngày đặc biệt của niên kỷ này 2-2-2020 - một ngày có thể nói là trời và đất gặp nhau bởi sự đối nhau từng cặp số rất đẹp, sự kết hợp hoàn hảo giữa âm và dương, giữa ngày và đêm... Thú vị hơn, ngày này lại đúng vào năm con chuột, một con vật biểu tượng của sự “khai thiên lập địa”, của sự sinh sôi nảy nở. Bởi lẽ, xét theo học thuyết âm dương, thì 12 địa chi được chia thành âm tính và dương tính. Trong tất cả 12 con giáp, những con vật có số ngón chân là số lẻ thuộc dương tính: cọp, rồng, khỉ, chó (5 ngón), ngựa (1 ngón), những con vật có số ngón chân là số chẵn thuộc âm tính: trâu, thỏ/mèo, dê, gà, heo (4 ngón), và rắn tuy không chân, nhưng lưỡi chia thành 2 (số chẳn). Riêng chuột ngoại lệ, chân trước 4 ngón, chân sau 5 ngón, như vậy chuột thuộc tiền âm hậu dương, nằm giữa âm và dương, là lúc cuối của đêm, bắt đầu của một ngày mới, đúng với đặc điểm của giờ Tý - giờ hoạt động của chuột (từ 23 tối đến 1 giờ sáng). Nên người xưa thường nói “Chuột cắn trời mở” là khoảng thời gian giao thời giữa ngày và đêm. Có ngày có đêm, có âm, có dương ắt sẽ có sự sống và phát triển.

Theo Paulus Huỳnh Tịnh Của thì ngày vía có nghĩa là ngày sinh. “Mồng 9 vía trời, mồng 10 vía đất: Ngày mồng 9 mồng 10 tháng giêng thói tục hay cúng trời cúng đất, hiểu là ngày trời đất sinh”. Trong dãy số tự nhiên, số 9 là số cao nhất của dương, được xem là số lão dương, con số hoàn hảo. Thế nên dùng số 9 để chỉ cho ngôi cao tột bực. Ngôi vua vì vậy gọi là cửu trùng. Và người xưa đã rất tinh tế chọn mùng 9 tháng giêng đầu năm làm lễ vía trời là vậy.

Sâu sắc hơn, người xưa quan niệm đã có trời ắt phải có đất, mùng 9 là dương tượng trưng cho ngày sinh của trời thì mùng 10 là âm sẽ nối tiếp theo là ngày sinh của đất. Đối với người Việt vốn xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp, trồng trọt là chính nên đất đai được xem là quan trọng nhất. Trong ngũ hành, hành Thổ (đất) thuộc hành trung tâm, hành cai quản các phương. Có lẽ vì vậy, người làm nông nghiệp xem đất là tài sản duy nhất, ai có đất sẽ đồng nghĩa với việc có tài chính (đến thời hiện đại ngày nay vẫn vậy, ngay cả cuộc sống đô thị, tấc đất là tấc vàng!). Đây có thể là nguồn gốc phát sinh ngày Thần tài - vốn văn hóa người Hoa (mà người dân hay có tục mua vàng vào ngày này) được tích hợp trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các tộc người. Đó cũng là sự thể hiện một nét đặc trưng trong tư duy của người Việt, một loại tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp theo nguyên lý âm dương hài hòa mà người Việt luôn thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày.

Như vậy, mùng 10 vía đất cũng có thể xem là ngày “sanh thần” của ông Địa (Địa là đất, nên vị trí thờ của ông thường để dưới đất) kết hợp với ông Thần tài (văn hóa ngoại sinh) trong quá trình giao lưu văn hóa trong mỗi gia đình của người Việt thân yêu.

ThS. Nguyn Hiếu Tín