Thứ tư, 6/1/2021, 18h32

Năm 2021, những ngành nghề khát nhân lực

Làm thế nào đ đng vng trong cuc cách mng công nghip 4.0 và xu hưng dch chuyn ngành ngh do tác đng ca dch Covid-19; nhng ngành hc nào đang rt “khát” ngun nhân lc nhưng li khan hiếm ngưi hc… Đó là nhng thc mc ca hc sinh trong chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 13 năm hc 2020-2021 t chc ti Trưng THPT Ngô Thi Nhim (Q.9) và Trưng THPT Trn Hưng Đo (Q.Gò Vp) mi đây.


TS. Phm Tn H đang gii đáp thc mc ca hc sinh Trưng THPT Trn Hưng Đo

Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Đng đ rt do thiếu hiu biết

Hiện nay, một số trường ĐH đã công bố phương thức xét tuyển năm 2021. So với năm 2020, năm 2021 các phương thức xét tuyển đều cơ bản giữ ổn định, bao gồm việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ và điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM. Tại mỗi trường, các phương thức xét tuyển đều có vai trò độc lập như nhau. Cụ thể, mùa tuyển sinh năm 2021, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) dự kiến vẫn giữ nguyên các phương thức xét tuyển như năm 2020. Tuy nhiên, TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, năm 2021, trường sẽ thêm các tiêu chí phụ khi xét tuyển như chứng chỉ ngoại ngữ để tăng sức cạnh tranh. Đồng thời cân nhắc lại % chỉ tiêu trong một số phương thức. “Học sinh cần tìm hiểu kỹ, đôi khi chính các tiêu chí phụ lại trở thành điều quyết định chính để các em trúng tuyển hay rớt”, TS. Hạ nhấn mạnh.

Theo ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, UEF), ngay từ bây giờ học sinh cần theo dõi về thông tin của các trường ĐH mà mình quan tâm. Với cùng một ngành có thể được đào tạo tại nhiều trường ĐH, với cách thức tuyển sinh như nhau song lại có sự khác biệt về phương thức đào tạo, chỉ tiêu, tiêu chí trong từng cách thức tuyển sinh của mỗi trường. “Đơn cử như phương thức xét học bạ, cũng có nhiều cách thức như xét học bạ 5 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12), học bạ tổ hợp 3 môn lớp 12 hay học bạ 3 học kỳ (học kỳ II lớp 11, học kỳ I và học kỳ II lớp 12). Vì thế, học sinh phải tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn phương thức phù hợp nhất nhằm tăng khả năng trúng tuyển. Đặc biệt, với riêng phương thức xét học bạ, khi đã trúng tuyển xác định học thì nên nhập học sớm vì càng về sau sức cạnh tranh càng cao nên điểm sẽ càng cao”, ThS. Nguyên thông tin.

Nhìn từ thực tế trong mùa tuyển sinh năm 2020, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo khẳng định, học sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến tuyển sinh để tránh rớt đáng tiếc do thiếu hiểu biết. “Sẽ có trường hợp học sinh đậu bằng hình thức xét học bạ trước khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nhưng các em chỉ nên lấy điều này để làm giảm áp lực thi cử chứ không nên có tư tưởng… xả hơi vì điều kiện tiên quyết để bước chân vào trường ĐH là phải tốt nghiệp THPT”, bà Thảo nói. Cũng theo bà Thảo, một số trường ĐH lại đưa ra điều kiện đi cùng với phương thức tuyển sinh. Và chỉ khi đạt được những điều kiện đó cùng với việc thỏa mãn phương thức tuyển sinh thì các em mới được coi là trúng tuyển. “Đọc thật kỹ phương thức tuyển sinh của trường ĐH để có sự cân nhắc, so sánh giữa các trường, các phương thức để từ đó tăng cơ hội trúng tuyển”, bà Thảo nhắn nhủ.

Tránh đ xô hc ngành hot, trưng hot!

Nhìn nhận một cách tổng quan, ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông Trường ĐH KHTN, ĐHQG TP.HCM) phân tích, trong tổng số gần 400 ngành trong danh mục các ngành đào tạo thì chỉ có một số ngành được người học quan tâm nhiều, do quan điểm ngành hot, trường hot như các ngành liên quan đến kinh tế - tài chính, quan hệ quốc tế, báo chí - truyền thông, CNTT, công nghệ sinh học, ô tô, cơ điện tử... Các ngành còn lại ít được quan tâm, song nhiều ngành lại đang khan hiếm nguồn nhân lực. “Các ngành được học sinh quan tâm nhiều thường được gắn với quan điểm đó là các ngành của xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo học các ngành đó mới mang tính thời thượng, mới có việc làm, mới kiếm được nhiều tiền. Trong khi các ngành như hải dương học, khí tượng thủy văn, môi trường, địa chất… đang rất thiếu nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề cao, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay nhưng lại khan hiếm người học”, ThS. Quán cho biết.


ThS. Phùng Quán đang tư vn ngành ngh cho hc sinh Trưng THPT Ngô Thi Nhim

Trước quan điểm về ngành hot, trường hot trong tuyển sinh, ThS. Quán nhấn mạnh, dù học ngành nào đi nữa thì chỉ cần có năng lực sẽ có chỗ đứng trong xã hội. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các em cần phải xác định được năng lực của mình là gì, sở thích của mình là gì để chọn ngành học phù hợp nhất. Đừng chạy theo quan niệm ngành hot, trường hot. Bởi có thể ngành đó hot với xã hội, hot với người này người kia nhưng lại không… hot với mình. Đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ThS. Quán nhìn nhận, người học cần hình thành cho mình các kỹ năng “khác biệt” trong các ngành nghề, đó mới là điều để chinh phục cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chứ không phải là việc đổ xô đi học ngành hot, trường hot. “Hãy hình thành tư duy logic, trang bị ngoại ngữ - bất cứ ngoại ngữ nào, và nhất là phải có năng lực ngôn ngữ để hình thành tính nhân văn, sâu sắc bởi chính cảm xúc của con người mới là thứ đánh bại và đáng cạnh tranh nhất trong thời đại 4.0”, ThS. Quán chỉ rõ.

Phi trang b đưc kh năng thích ng

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó rõ nét nhất là ngành du lịch, câu hỏi được học sinh quan tâm nhiều nhất là: “Làm thế nào để học ngành du lịch ra không thất nghiệp?”. Đứng ở góc độ đào tạo, ông Nguyễn Thanh Võ (Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn) cho rằng ở từng vị trí của công việc, các đơn vị đào tạo sẽ trang bị và hình thành cho người học nhiều kỹ năng để có thể theo đuổi được ngành du lịch bao gồm văn hóa các nước, văn hóa địa phương vùng miền của Việt Nam. “Khi du lịch quốc tế bị chững lại thì du lịch nội địa sẽ lên ngôi. Đối với ngành du lịch, nếu yêu thích đam mê, các em vẫn cứ theo, cứ học. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của công việc sẽ cao hơn, đòi hỏi người học phải có nhiều năng lực, kỹ năng”, ông Võ nói.

Trong khi đó, TS. Phạm Tấn Hạ nhấn mạnh, để có thể đứng vững trong trạng thái các ngành nghề đang có sự dịch chuyển trong thời đại 4.0 và ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì bất cứ lúc nào người học cũng phải trang bị cho mình khả năng dịch chuyển và thích ứng. Chính khả năng dịch chuyển và thích ứng sẽ giúp người học không bị “bỏ lại” trước mọi biến động. “Đừng bao giờ nghĩ rằng học một ngành chỉ làm được ngành đó mà phải luôn nghĩ rằng học một ngành làm được nhiều nghề. Và muốn vậy, ngoài năng lực cốt lõi của ngành đã học, các em cần trang bị cho mình các kỹ năng để có thể thích ứng với tất cả các ngành”, TS. Hạ cho biết.

Bài, ảnh: Hàn Quang Long