Thứ ba, 27/10/2020, 19h47

Nam - nữ bình đẳng trong chọn nghề

Ngày 26-10, chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 13 năm hc 2020-2021 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc đã din ra ti 3 trưng: THPT Nguyn Thái Bình (Q.Tân Bình), THPT Phú Nhun (Q.Phú Nhun) và THPT Long Trưng (Q.9).


TS. Phm Tn H (Phó Hiu trưng Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) gii đáp thc mc ca hc sinh Trưng THPT Nguyn Thái Bình. Ảnh: H.Trinh

Chương trình có sự phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ GD-ĐT) cùng sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Đng e ngi khi la chn

“Hiện nay, việc lựa chọn ngành nghề đã bình đẳng, không còn phân biệt nam hay nữ. Có những ngành nghề dành cho nam nhưng nữ vẫn làm được và ngược lại. Vậy thì không lý do gì mà chúng ta phải suy nghĩ và e ngại khi lựa chọn ngành nghề”. Đó là lời khuyên của chuyên gia tư vấn dành cho học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình. Theo ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), dù nam hay nữ thì mỗi giới đều có những ưu điểm, thế mạnh khác nhau để làm việc. Nam khỏe mạnh, dẻo dai, làm được việc nặng nhưng phụ nữ lại cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo; vì vậy ngành nghề nào cũng cần cả nam và nữ để hỗ trợ nhau trong công việc. “Vì những định kiến về ngành nghề mà hiện nay có nhiều ngành nghề chỉ có nam làm, dẫn đến thiếu nguồn nhân lực nữ. Để tạo nên sự hài hòa, các doanh nghiệp đã đi đến các trường ĐH để tuyển dụng nữ bổ sung vào đội ngũ của mình. Do đó, khi đã thích và đam mê ngành nghề nào, các em cứ mạnh dạn theo đuổi chứ đừng đắn đo làm cản trở ước mơ”, ThS. Phương khuyên.

Tại chương trình, em Hoa Tranh (lớp 12A2) lo lắng: “Em thích viết truyện nhưng gia đình lại muốn em theo đuổi ngành kinh doanh quốc tế, trong khi em thấy mình không đủ năng lực với ngành này. Vậy em phải lựa chọn như thế nào cho vẹn cả đôi đường”. Giải đáp vấn đề này, TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM) khẳng định: Nếu lựa chọn ngành nghề mà mình không thích thì khó thành công. Tuy nhiên, trong trường hợp này, em có thể khéo léo dung hòa giữa 2 ngành nghề để thử sức, đồng thời có thể phát huy năng khiếu viết truyện của mình. Như vậy sẽ giúp em vừa làm được công việc mà gia đình mong đợi vừa theo đuổi đam mê của bản thân.


ThS. Phm Doãn Nguyên (Giám đc Trung tâm Tư vn tuyn sinh Trưng ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) tư vn riêng cho hc sinh Trưng THPT Phú Nhun. Ảnh: Đ.Yến

Để học sinh trong trường có cái nhìn cụ thể hơn, chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự cho biết có rất nhiều người dù đã có công việc ổn định, thu nhập cao để giúp đỡ gia đình nhưng vẫn học thêm một ngành nghề nhằm thỏa mãn đam mê. “Không có việc gì là không thể nếu chúng ta có kế hoạch, dám thử sức bản thân thì sẽ thành công”, ông Sự nhấn mạnh. Trả lời câu hỏi của một học sinh về vị trí của ngành luật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) cho rằng dù thời đại nào thì ngành luật vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, robot có thể thay thế con người làm việc nhưng chỉ thay thế được những công việc đơn giản, mang tính chất lặp đi lặp lại. Còn những việc liên quan đến con người như tâm lý, luật… thì robot không thể thay thế. “Ngành luật có đến 27 công việc liên quan. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể làm trong các doanh nghiệp, văn phòng tư vấn luật hoặc tham gia giảng dạy… Tuy nhiên, muốn làm luật sư, các em phải học thêm tín chỉ hoặc tham gia vào các câu lạc bộ về luật”, ThS. Dũng lưu ý.

Chn thế nào gia các ngành hc gn nhau?

Tại Trường THPT Phú Nhuận, giải đáp băn khoăn của một số học sinh rằng “giữa các ngành học gần nhau thì nên chọn ngành nào?”, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) cho hay, giữa các ngành học gần nhau sẽ có sự tương đồng về kiến thức cũng như cơ hội việc làm. Tuy nhiên, mặc dù là ngành học gần nhau nhưng mỗi ngành lại đòi hỏi các tố chất năng lực đặc thù khác nhau. “Để lựa chọn giữa các ngành học gần nhau, một lần nữa các em cần xác định lại năng lực cá nhân của mình, căn cứ vào các tố chất đặc thù đòi hỏi của từng ngành để cân nhắc lựa chọn”, ThS. Nguyên lưu ý. Nêu ví dụ về các ngành học gần nhau như quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện, marketing, ThS. Nguyên cho biết giữa 3 ngành học này đều có những cơ hội việc làm gần như tương đương nhau, song mỗi ngành lại thiên về đào tạo chuyên sâu theo những hướng khác nhau. “Quan hệ công chúng cũng có một phần của marketing. Truyền thông đa phương tiện sử dụng nhiều kênh thông tin để tạo ra sản phẩm, thiên về mặt công nghệ kỹ thuật. Dù lựa chọn ngành học nào thì người học cũng cần lựa chọn một cách nghiêm túc, bản lĩnh, kiên trì thì mới đạt được kết quả tốt”, ThS. Nguyên khuyên. ThS. Nguyên cho biết thêm, cùng một ngành học nhưng được nhiều trường ĐH đào tạo sẽ có sự khác biệt trong hướng đào tạo. Cụ thể, ngoài việc đảm bảo chương trình khung thì ở mỗi trường ĐH, bao gồm cả công lập và dân lập sẽ có những hướng đào tạo chuyên sâu khác nhau, theo hướng đào tạo thông thường hay liên kết quốc tế, đào tạo chuyên sâu với tiếng Anh... Ở bất cứ môi trường nào, nhà trường cũng sẽ trang bị cho sinh viên giá trị nghề nghiệp cốt lõi trong ngành học đó. Tuy nhiên, để đáp ứng được đòi hỏi của nghề nghiệp thì lại dựa vào chính năng lực của người học.

Cũng như vậy, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A lưu ý, khi lựa chọn ngành học, người học cần tìm hiểu thông tin chính xác về ngành; mỗi ngành đều có rất nhiều trường đào tạo, phân cấp theo hệ thống trường công và tư. “Trường công hay tư sẽ không quyết định cơ hội việc làm của người học. Chọn môi trường nào chỉ cần phù hợp với năng lực học tập, điều kiện tài chính gia đình và hướng đi sau này của bản thân”, bà Nhi A nói.

H.Trinh - Đ.Yến