Thứ ba, 22/12/2020, 18h37

Nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông

Thng Chính ph va phê duyt Chiến lưc quc gia bo đm trt t, an toàn giao thông đưng b giai đon 2021-2030 và tm nhìn đến năm 2045. Trong nhóm gii pháp v ngưi điu khin phương tin có nêu, sp ti đây ngưi điu khin xe máy dưi 50cm3 hoc xe đp đin dưi 4kW phi có giy phép lái xe.


Vic bt buc ngưi điu khin xe đp đin, xe gn máy dưi 50cm3 có giy phép lái xe nhm góp phn đm bo an toàn giao thông

Đông đo hc sinh ng h

Xe đạp điện, xe gắn máy dưới 50cm3 là phương tiện thường được học sinh sử dụng để đến trường vì khi sử dụng phương tiện này các em không cần phải thi bằng lái xe mà vẫn được tham gia giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh có ý thức tuân thủ Luật Giao thông thì có không ít em lại cố tình chạy nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Để góp phần nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông, nhất là đối tượng học sinh, qua đó góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong nhóm giải pháp về người điều khiển phương tiện có nêu, sắp tới đây người điều khiển xe máy dưới 50cm3 hoặc xe đạp điện dưới 4kW phải có giấy phép lái xe. Trước thông tin này, nhiều học sinh tại TP.HCM khá bất ngờ nhưng số khác lại cho rằng cần thiết vì qua đó sẽ góp phần nâng cao ý thức cho người điều khiển xe đạp điện, xe gắn máy.

Em Nguyễn Lê Anh Thư (lớp 11B1 Trường THPT Trần Phú, Q.Tân Phú) cho biết, khi nghe thông tin điều khiển xe máy dưới 50cm3 hoặc xe đạp điện dưới 4kW phải có giấy phép lái xe em thấy hơi bất ngờ vì đây là phương tiện được em cũng như nhiều bạn lựa chọn để đến trường. “Muốn có giấy phép lái xe, chúng em phải mất thời gian để ôn thi lý thuyết và thực hành. Nếu thi rớt lần đầu phải thi lại lần 2… mất thời gian. Nhưng khi suy nghĩ lại em thấy quy định này cũng hay. Mình bỏ ra chút thời gian để ôn thi nhưng đổi lại sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng lái xe…” - Thư chia sẻ.

Về thông tin này, em Nguyễn Hồng Anh (lớp 11 Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh) bày tỏ quan điểm: “Em thấy quy định người điều khiển xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50cm3 phải có giấy phép lái xe là hợp lý. Tại vì hiện nay số tai nạn giao thông do học sinh gây ra khá nhiều, mà nguyên nhân chủ yếu là không thực hiện đúng quy định an toàn giao thông. Vì vậy khi thi bằng lái xe sẽ cung cấp cho chúng em thêm kiến thức cũng như để hiểu rõ luật hơn để từ đó lái xe tốt hơn khi tham gia giao thông”.

Chiến lưc quc gia bo đm trt t, an toàn giao thông đưng b giai đon 2021-2030 và tm nhìn đến năm 2045 vi mc tiêu tng quát là gim t 5-10% s ngưi chết và b thương do tai nn giao thông đưng b hng năm; tiến ti xây dng mt xã hi có h thng giao thông an toàn, thông sut, thun tin, hiu qu và thân thin vi môi trưng; ngưi tham gia giao thông có kiến thc, k năng, ý thc chp hành pháp lut v trt t, an toàn giao thông đưng b, hình thành văn hóa giao thông an toàn...

Em Tô Ngọc Thy Trâm (lớp 11A7 Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3) cho rằng, việc thi bằng lái xe sớm rất cần thiết vì có những bạn lái xe máy điện, hay xe dưới 50cm3 đi học, tức là các bạn đã tham gia giao thông nên cũng cần có những hiểu biết cơ bản để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. “Riêng em, nếu sắp tới được phép thi lái xe em sẽ chuẩn bị những kiến thức cũng như kỹ năng để thi, vì ở tuổi này em cần tự lập dần” - Trâm nói.

Ph huynh, giáo viên rt đng tình

Việc cho con tự đến trường là nỗi lo của nhiều phụ huynh nhưng vì bận rộn với công việc nên họ không thể đưa, rước con đi học hằng ngày. Vì vậy, nhiều phụ huynh đành chấp nhận cho con đi học bằng xe công cộng, xe đạp điện hoặc xe gắn máy. Anh Trần Quốc Nam (phụ huynh học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10) cho hay, công việc của anh thường phải đi công tác xa nên việc đưa đón con chủ yếu phụ thuộc vào vợ. Tuy nhiên, thời gian gần đây vợ chồng anh có thêm đứa con nhỏ nên để đứa lớn tự đi học. Hôm nào anh không có đi công tác thì mới đưa, rước con, còn lại con tự đi xe đạp điện. “Cho con đi vậy tôi cũng thấy lo nhưng bảo con đi Grab thì con không chịu. Với lại con cũng học cấp 3 rồi nên con thích tự đi một mình hơn. Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định cho thi bằng lái khi điều khiển xe máy điện, xe dưới 50cm3. Bởi ở độ tuổi này, các con đang phát triển, thích thể hiện bản thân nên cần có bằng lái cũng như hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông để giúp các con an toàn hơn khi tham gia giao thông” - anh Nam chia sẻ.

Với góc độ là một giáo viên, cô Đoàn Xuân Nhung (giáo viên Trường THCS Võ Trường Toản, Q.1) cho rằng, mỗi người tham gia giao thông thì dù là sử dụng phương tiện nào thì cũng nên có sự hiểu biết về phương tiện ấy cũng như Luật Giao thông. “Việc học sinh khi sử dụng xe đạp điện hoặc xe gắn máy dưới 50cm3 phải học và thi giấy phép lái xe rất hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần đào tạo kỹ năng về lái xe, an toàn giao thông… tại trường cho học sinh sẽ thiết thực hơn” - cô Nhung góp ý.

H.Trinh