Thứ năm, 15/4/2021, 13h33

Nâng tầm hướng nghiệp học sinh THPT

Tri nghim thc tế v ngành ngh trong tng môn hc ti trưng, ký kết hp tác vi doanh nghip… là nhng cách thc hưng nghip đc đáo đưc nhiu trưng THPT ti TP.HCM trin khai vài năm nay, mang li hiu qu thc cht đi vi hc sinh.


H
c sinh Trưng THPT Nguyn Du trong hot đng tri nghim “Mt ngày làm giáo viên”

Trước sự đa dạng về các ngành nghề cũng như yêu cầu của xã hội đặt ra đối với nhân lực từng ngành nghề, việc đổi mới, nâng chất, nâng tầm hoạt động hướng nghiệp tại các trường THPT là điều hết sức cần thiết.

Tri nghim nhiu, s phù hp s sâu

“Một ngày làm giáo viên” là hoạt động được Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) tổ chức trong suốt 5 năm nay. Hoạt động này được xem là nội dung quan trọng nằm trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp của trường. Khi tham gia vào hoạt động, học sinh sẽ được đổi vai, trở thành những người giáo viên thực sự. “Thông thường học sinh sẽ có thời gian gần 1 tháng để chuẩn bị mọi thứ, từ lựa chọn môn học, lựa chọn bài dạy, soạn giáo án cho đến xây dựng kế hoạch bài dạy, với sự trợ giúp của giáo viên bộ môn để đảm bảo rằng kiến thức bài giảng của các em đúng và phù hợp với kiến thức, mục tiêu bài dạy. Qua 5 năm tổ chức, số lượng học sinh đăng ký tham gia ngày càng tăng, mỗi năm các em đều có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ càng, chuyên nghiệp hơn về giáo án, phong thái cho đến phương thức truyền đạt. Năm 2021, hoạt động thu hút sự tham gia của 197 học sinh ở tất cả các khối lớp trong trường. Từ sân chơi này, 5 năm qua nhiều học sinh của trường đã mạnh dạn hơn khi lựa chọn nghề giáo”, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) chia sẻ.

Theo dõi và đồng hành với các tiết dạy của học sinh trong nhiều năm nay, cô Phạm Thị Ngọc Thăng (giáo viên môn địa lý Trường THPT Nguyễn Du) nhìn nhận, so với giáo viên thì các tiết dạy của học sinh không thể chuyên nghiệp bằng, nhưng rõ ràng các em đã rất ý thức về công việc mình đang nhập vai bằng sự hiểu biết của bản thân đối với nghề giáo và những trải nghiệm mà các em nhìn thấy từ chính thầy cô mình, giúp các em có một tiết dạy thú vị, độc đáo và rất riêng biệt. “Điều quan trọng nhất mà hoạt động trải nghiệm này mang lại đó là giúp định hướng sớm cho học sinh về sự phù hợp với ngành nghề mà bản thân muốn theo đuổi, nhất là những ngành nghề mang tính đặc thù riêng như giáo viên. Khi trải nghiệm các em sẽ trực tiếp quan sát, cảm nhận được sự khó khăn của nghề giáo, các công việc như thức khuya soạn bài, quản lý lớp... Nếu đam mê theo đuổi sẽ giúp các em vượt qua và lựa chọn”, cô Thăng nói.

Quan điểm học sinh trải nghiệm càng nhiều thì cơ hội tìm kiếm được ngành nghề phù hợp sẽ càng cao là “kim chỉ nam” xuyên suốt cho các hoạt động hướng nghiệp của nhiều trường THPT. Không chỉ qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các sân chơi trải nghiệm mà còn được khuyến khích xây dựng từ các hoạt động bộ môn. “Khi phương pháp giảng dạy được đổi mới, linh hoạt cũng là lúc thầy cô có thể mở ra thêm nhiều cơ hội trải nghiệm cho học sinh. Đó có thể là sắm vai để làm người dẫn chương trình, hóa thân thành nhà văn, nhà báo, nhà sản xuất truyện tranh, nghệ nhân nấu ăn… Mỗi môn học đều có thể gắn với những trải nghiệm khác nhau, tùy vào mục tiêu bài học mà giáo viên muốn truyền thụ”, thầy Lê Thanh Long (giáo viên môn địa lý Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn) nhìn nhận.

Cũng như các hoạt động giáo dục khác, thầy Long cho rằng hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh không chỉ phụ thuộc vào các chương trình hướng nghiệp “đến hẹn lại lên”, muốn hiệu quả thì cần có sự chung tay của từng thành viên, từ lãnh đạo trường, giáo viên tư vấn tâm lý, giáo viên chủ nhiệm đến giáo viên bộ môn. “Khi được trải nghiệm càng nhiều, học sinh sẽ càng nhìn rõ hơn năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có sự soi chiếu với ngành nghề bản thân theo đuổi”, thầy Long nói.

ng nghip thi 4.0

“Hot đng giáo dc hưng nghip hc sinh không ch ph thuc vào các chương trình hưng nghip “đến hn li lên”, mun hiu qu thì cn có s chung tay ca tng thành viên, t lãnh đo trưng, giáo viên tư vn tâm lý, giáo viên ch nhim đến giáo viên b môn”, thy Lê Thanh Long (giáo viên môn đa lý Trưng THPT Phm Văn Sáng, huyn Hóc Môn) cho biết.

Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, công tác hướng nghiệp thời 4.0 ra đời, mở ra thêm nhiều cơ hội trải nghiệm, dễ dàng tìm kiếm sự phù hợp về ngành nghề đối với học sinh. Theo đó, chỉ cần thông qua một app tải về máy tính hoặc điện thoại, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến tính cách, sở thích, năng lực học tập…, học sinh có thể phần nào “điểm mặt chỉ tên” được lĩnh vực ngành nghề phù hợp với mình. Thậm chí, ở một số app hướng nghiệp, học sinh còn có thể biết trước được vị trí việc làm, doanh nghiệp tuyển dụng trong lĩnh vực nào đó mình lựa chọn. Chính sự nhanh chóng, dễ dàng, hướng nghiệp 4.0 đã trở thành công cụ hướng nghiệp ở nhiều trường THPT. Song, đại diện một số trường cũng cho rằng học sinh chỉ nên coi đây là kênh tham khảo để dễ dàng hơn khi nhận ra các ngành nghề phù hợp với mình. Còn để lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất thì cần cân nhắc nhiều yếu tố. “Khi tư vấn ngành nghề cho học sinh THPT, tôi thường cho các em làm trước các bài trắc nghiệm tính cách để xem sự phù hợp với ngành nghề. Mỗi nhóm ngành nghề thường phù hợp với những tính cách đặc trưng khác nhau, nhận biết trước cũng là cách để hạn chế việc các em chọn nhầm nghề”, cô Lê Thị Bích Hạnh (giáo viên tư vấn tâm lý Trường THPT Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú) chia sẻ.

Đồng hành nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) khẳng định, hướng nghiệp 4.0 mang đến nhiều sự thuận tiện cũng như mở ra thêm nhiều hiểu biết cho học sinh mà hướng nghiệp truyền thống chưa chạm đến được. Hướng nghiệp 4.0 giúp người học có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về các lĩnh vực, ngành nghề có thể tương thích, phù hợp với bản thân, tích cách. Mặc dù vậy, TS. Mai cho rằng bản thân học sinh và nhà trường chỉ nên coi đây là một trong những công cụ tham khảo để hoàn thiện hơn vòng tròn hướng nghiệp. Để chọn được ngành nghề phù hợp thì phải nhìn nhận từ năng lực học tập, điều kiện gia đình cho đến sở thích cá nhân, và phải cần đến quá trình tác động liên tục từ phía nhà trường, sự “ngộ ra” của bản thân người học.

Với câu chuyện hướng nghiệp học sinh ở bậc THPT, ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhấn mạnh, các trường THPT cần phải có sự đa dạng bằng nhiều phương thức, xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cụ thể. Ở đó, cần sự kết hợp linh hoạt, có hiệu quả một cách đa chiều, xâu chuỗi qua nhiều hoạt động giáo dục, làm sao phù hợp với đặc thù đơn vị và đặc thù học sinh để mang lại hiệu quả rõ rệt nhất với học sinh. “Tới đây, khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện ở bậc THPT thì câu chuyện hướng nghiệp sẽ trở thành mục tiêu 3 năm THPT, học sinh được định hướng nghề nghiệp thông qua tổ hợp môn học lựa chọn phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi trường THPT cần phải chuyển mình trong cách thức hướng nghiệp, để hoạt động này đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn”, ông Dũng đề nghị.

Bài, ảnh: Quang Long