Thứ năm, 1/12/2022, 13h37

Nên duyên từ nghề cứu nạn trên biển

Cùng làm ngh cu nn trên bin, mt ngưi trc tiếp cu nn trên bin còn ngưi kia làm công vic tiếp nhn thông tin kết ni gia bin khơi vi đt lin đã nên duyên chng v. Anh là Nguyn Thế Anh (quê Thái Bình) và ch Phan Th Kim Loan (quê Đà Nng), đang công tác ti Trung tâm Phi hp tìm kiếm, cu nn hàng hi khu vc 2 ti Đà Nng.


V chng ch Kim Loan và anh Thế Anh

Ngh chn ngưi

Nhắc đến công việc cứu nạn, lại là cứu nạn hàng hải dễ khiến nhiều người hình dung đến sự khó khăn, vất vả. Vì thế câu chuyện của chị Loan - Phó Trưởng phòng Cứu nạn khiến tôi có chút tò mò. Chị cho tôi cái hẹn sau ca làm việc. Đà Nẵng vào mùa đông mưa tầm tã. Bên tách cà phê ở giữa lòng phố biển, chị Loan trầm bổng kể về nghề của mình. “Ngày đó, nghề đã chọn tôi. Bây giờ, sự chọn lựa có lúc đặt tôi trước nhiều phân vân đó đã thành điều may mắn. Tôi yêu nghề và hạnh phúc khi mình góp sức để đem lại sự bình an cho nhiều người khác”, chị Loan bộc bạch.

Chị Loan sinh năm 1983. Tốt nghiệp THPT, chị đăng ký dự thi vào ngành kinh tế của Trường ĐH Nha Trang. Lúc đặt bút ghi hồ sơ, chị lơ đễnh đánh nhầm sang mã ngành hàng hải. Chị Loan đỗ đại học, ngành hàng hải thật. Chị kể: “Lúc đó tôi lo lắng lắm. Cứ nghĩ ngành học đó không dành cho nữ. Mình lại say sóng biển thì biết theo học và ra trường làm việc thế nào. Ban đầu tôi cũng xin chuyển ngành nhưng thầy giáo chủ nhiệm động viên là cứ theo học một thời gian, nếu không phù hợp thì sang năm học thứ 2 thầy sẽ đề xuất cho chuyển sang ngành khác”.


Ch Kim Loan kết ni thông tin liên lc gia bin khơi vi đt lin

Càng học, chị Loan càng thấy hứng thú. Lần đầu tiên lớp học hàng hải có nữ nên chị rất được thầy giáo và các bạn quan tâm. Mọi khó khăn trong học tập đều được hỗ trợ và hướng dẫn. Ý định chuyển ngành dần đi vào quên lãng. Năm 2007, chị Loan tốt nghiệp, đầu quân về Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 2 tại Đà Nẵng công tác.

Quê ở tận Thái Bình, tốt nghiệp ngành khai thác máy tàu thủy - Trường CĐ Hàng hải 1 (Hải Phòng), anh Thế Anh từng có quãng thời gian 4 năm theo các chuyến tàu hàng ngược xuôi trên biển. “Nhiều chuyến đi đối mặt với sóng gió, ý nghĩ muốn trở thành người cứu nạn trên biển để giúp người dân tham gia giao thông hàng hải trong những lúc hiểm nguy hình thành từ đó. Năm 2004, tôi nộp hồ sơ xin về công tác tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 2. Làm việc ở khâu vận hành máy tàu SAR 412”.


Tròn 18 năm là sĩ quan vn hành máy tàu SAR 412, anh Thế Anh có hàng chc chuyến cu nn thành công trên bin

Anh Thế Anh kể, trước đó anh từng tham gia nhiều chuyến vận chuyển hàng đi trên biển cả tháng trời đã quen với sóng gió biển cả nhưng khi về trung tâm, trực tiếp nắm tay nạn nhân tai nạn trên biển đưa lên tàu mới hình dung được nghề của mình như thế nào. Còn nhớ cuối năm 2004, khi anh Thế Anh vừa vào trung tâm chưa được bao lâu thì được lệnh cứu nạn một con tàu gặp nạn tại vùng biển thuộc cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế). “Vụ tai nạn đó có 28 thuyền viên. Tàu bị nước tràn vào hầm nên bị nghiêng và chìm dần. Tôi cùng các đồng nghiệp phải nỗ lực hết sức để đưa từng người lên tàu. Chuyến đó rất mệt nhưng nhận từ các nạn nhân lời cảm ơn, thấy giọt nước mắt mừng vui của họ cũng khiến mình thấy lòng vui hơn”, anh Thế Anh bộc bạch.

Chung mt tình yêu

Cùng công tác ở trung tâm, anh Thế Anh và chị Loan cảm mến nhau qua những chuyến cứu nạn, qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên đơn vị. Họ nên duyên vợ chồng và lần lượt có với nhau 3 mặt con. Chị Loan bảo, công việc của chị là trực thông tin ở đất liền, còn anh thường xuyên có mặt trên chiếc tàu cứu nạn số hiệu SAR 412. Vì vậy, dù ở cùng đơn vị nhưng đôi khi nhiều ngày liền không gặp nhau. Biết chồng lênh đênh trên biển nhiều hiểm nguy nhưng chị không hề tỏ ra lo lắng. Chị lặng lẽ quán xuyến gia đình, chăm lo các con. Trước mỗi chuyến đi, chị chỉ dặn dò anh giữ gìn sức khỏe.

Nghề cứu nạn nguy hiểm. Anh Thế Anh từng nhiều lần đối mặt với sóng gió dữ dội của biển khơi. “Tròn 18 năm trong nghề, chuyện đối mặt hiểm nguy là điều khó tránh khỏi. Có lần thực hiện cứu nạn ở vùng biển Quảng Bình, do tàu lớn không tiếp cận được nên tôi và đồng nghiệp phải xuống thuyền để tiếp cận. Hôm đó sóng lớn khiến mọi thứ ướt mèm, xuồng bị lật mất liên lạc với đồng đội. Anh em phải nỗ lực hết sức bám vào phao rồi lựa thế lật xuồng lại để vào bờ”. Ngồi cạnh chồng, chị Loan kể lại: “Hôm đó, đồng nghiệp bảo với tôi là trên chiếc xuồng tiếp cận cứu nạn đó không có chồng tôi. Bằng linh cảm của người vợ, tôi biết anh đã cùng đồng nghiệp đang gặp nguy hiểm. Thực lòng, tôi lo lắm. Nhưng nghề chọn mình thì phải dấn thân và xem hạnh phúc của người gặp nạn cũng là hạnh phúc của mình”. Đó không phải là lần duy nhất chị cùng đồng đội mất liên lạc với anh. Nhiều lần, tàu bị phá sóng khi vượt biển cứu người, chị thấp thỏm đứng ngồi không yên. Mãi đến khi nhận được điện thoại của chồng mới thở phào nhẹ nhõm.

t qua nhiu khó khăn, thu vén nhng riêng tư gia đình, hàng chc năm qua, v chng h đã cùng đng đ trung tâm đp sóng, cưi gió cu nn cho bao nhiêu ngưi dân trong giây phút đi mt vi ln ranh sinh t trên bin. H thm lng vi công vic ca mình và xem nim vui, n cưi ca nn nhân cùng ngưi thân trong giây phút đt bàn chân chm b cát ca đt lin làm hnh phúc ca mình. “Nếu đưc chn li, tôi vn chn ngh cu nn”, anh Thế Anh nm cht tay ch Loan nói.

Lấy nhau hơn chục năm, hai vợ chồng chị ít khi có cái Tết trọn vẹn. Khi tôi ở đất liền thì anh lại đón giao thừa trên biển. Có năm anh được ở nhà thì tôi trực giao thừa ở đơn vị. “Có bố mẹ cùng làm nghề cứu nạn, các con cũng chịu ít nhiều thiệt thòi. Nhiều bữa họp phụ huynh của con cả bố mẹ đều vắng, phải nhờ người đi họp thay nhưng mỗi người trong gia đình đều cùng nhau cố gắng thu xếp. Các con cũng hiểu và thông cảm cho bố mẹ. Hạnh phúc nhất là mỗi chuyến đi trở về, thay vì mè nheo nũng nịu, các con đều hỏi: “Bố ơi, hôm nay bố cứu được mấy người”. Chỉ cần thế là thấy trong lòng vui lắm”, anh Thế Anh chia sẻ.

Thiên Phúc