Thứ ba, 18/2/2020, 21h45

Ngành giáo dục - đào tạo quận, huyện: Gỡ khó cho trường ngoài công lập

Hp ghi nhn ý kiến, đ xut lên Thưng trc UBND qun, huyn… là cách đang đưc các đa phương ti TP.HCM thc hin nhm chung tay cùng các cơ s giáo dc ngoài công lp (GDNCL) gii quyết bài toán khó trong thi gian ngh chng dch Covid-19.

HS mt trưng mm non ngoài công lp ti Q.9

Theo các địa phương, cùng với việc nghỉ kéo dài nếu không có các giải pháp căn cơ, lâu dài thì rất có thể sau mùa dịch, nhiều cơ sở GDNCL sẽ phải giải thể, kéo theo đó là nhiều hệ lụy cho TP như việc làm của người lao động, nơi gửi trẻ của phụ huynh…

Huyện Bình Chánh là địa phương có số lượng lớn các nhóm trẻ NCL. Với 154 nhóm lớp và 37 trường mầm non NCL, hàng năm các cơ sở này hỗ trợ khá nhiều cho công tác giải quyết chỗ học ở bậc mầm non của địa phương. Trước đợt nghỉ kéo dài trong suốt tháng 2 và có thể là hết tháng 3, ông Nguyễn Trí Dũng - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh - cho biết, ngành GD đã nắm thông tin tại các cơ sở để kiến nghị lên UBND huyện, từ đó kiến nghị lên UBND TP, tìm giải pháp tháo gỡ cho các cơ sở GDNCL. Phần nhiều các chủ trường, nhóm lớp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách vay vốn 0 đồng hoặc vay với lãi suất thấp trong thời gian này. Tiếp đó, về bảo hiểm cũng hỗ trợ người lao động.

Theo ông Dũng, đa số các nhóm lớp đi thuê mặt bằng dù HS có nghỉ học thì họ vẫn phải trả tiền mặt bằng, nhân công lao động. Trước mắt, từng nhóm lớp trao đổi với chủ nhà xem họ có chia sẻ trong thời gian này không. Phụ huynh cũng cần phải thông cảm, chia sẻ. Nhưng trên hết là UBND TP cần có chính sách hỗ trợ, nhất là trong trường hợp việc nghỉ học có thể kéo dài đến hết tháng 3.

Trước tình hình trường học đóng cửa dài ngày như hiện nay, bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Trưởng phòng GD-ĐT Q.9 - cho rằng, quan trọng nhất là chủ trường, chủ nhóm lớp NCL phải chủ động tìm ra hướng giải quyết, tính toán níu chân người lao động, trao đổi với bảo hiểm để được hướng dẫn.

“Hiện tại Phòng GD-ĐT quận đang lắng nghe ý kiến từ phía các đơn vị NCL. Dưới góc độ chuyên môn, phòng sẽ có báo cáo lên UBND quận, Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội quận để tìm hướng giải quyết cho các cơ sở”, bà Hiền thông tin.

Cũng theo bà Hiền, từng địa phương cần phải ngồi lại với các cơ sở GDNCL để tính toán, trao đổi. Tuy nhiên, không phải là tính toán về phần thiệt hơn mà tính toán về sự hỗ trợ cho người lao động để giáo viên NCL vẫn yên tâm gắn bó và cống hiến sau đợt dịch.

Tương tự, ông Trần Khắc Huy - Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình - thông tin, địa phương cũng vừa phát phiếu ghi nhận ý kiến đến các cơ sở GDNCL để nắm bắt những khó khăn, đề xuất của từng cơ sở trong giai đoạn nghỉ chống dịch Covid-19.

“Các đề xuất của cơ sở GDNCL đưa ra thường là về lương cho giáo viên, tiền thuê mặt bằng. Họ mong muốn được giáo viên, phụ huynh chia sẻ, đồng thời đề xuất Bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động NCL một phần… Biết là khó nhưng thông qua những ghi nhận này, Phòng GD-ĐT quận sẽ kiến nghị UBND quận để tìm hướng hỗ trợ, “giải cứu” cho các cơ sở GDNCL”, ông Huy nói.

Cũng theo ông Huy, các cơ sở GDNCL đóng góp rất nhiều trong hệ thống GD của từng địa phương. Do đó, càng trong khó khăn, càng phải giúp sức để chia sẻ cho người lao động được ấm lòng, để giáo viên NCL gắn bó. Điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm GD mà còn mang tính nhân văn trong mùa dịch.

“Tại địa phương, số trẻ học NCL chủ yếu là bậc mầm non. Có thể nói, cơ sở GDNCL là cánh tay trái của hệ thống GD. Vì vậy cần phải có hướng hỗ trợ để giải quyết khó khăn cho họ trong giai đoạn này, nếu không khi họ giải tán thì năm sau hệ thống này trở nên lỏng lẻo, các địa phương sẽ lại gặp khó khăn…”, ông Huy nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Nam Đnh