Thứ sáu, 4/6/2021, 14h59

Ngành “khát” nhân lực lại… khó tuyển sinh

Theo thng kê ca V Giáo dc ĐH (B GD-ĐT), mùa tuyn sinh năm 2021, nhóm ngành v khoa hc s sng, khoa hc t nhiên tiếp tc có sng thí sinh đăng ký nguyn vng (NV) thp khi ln lưt ch chiếm 26,14% và 20,15%. Tình trng nhiu năm lin tuyn không đ ch tiêu khiến các ngành ngh liên quan đến nhng lĩnh vc này rơi vào tình trng “khát” nhân lc.


Theo các chuyên gia, hin có nhiu ngành “khát” nhân lc nhưng li rt khó tuyn sinh. Trong nh: Hc sinh Trưng THPT Phú Nhun (TP.HCM) trao đi vi chuyên gia trong chương trình tư vn tuyn sinh năm 2021 do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc

Tuyn chưa đưc 50% ch tiêu

Số liệu thống kê NV tuyển sinh ĐH năm 2021 của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm nay nhóm ngành khoa học tự nhiên có tổng chỉ tiêu là 4.525 nhưng chỉ có 912 thí sinh đăng ký chọn nhóm ngành này là NV1. Tương tự, nhóm ngành khoa học sự sống có tổng chỉ tiêu là 5.938, song chỉ có 1.552 thí sinh đăng ký làm NV1. Đáng chú ý, việc khó tuyển sinh ở các nhóm ngành này không phải là hiện tượng diễn ra trong năm nay mà gần như trở thành thực trạng lặp lại trong nhiều năm liền. Cụ thể, năm 2020, nhóm ngành khoa học tự nhiên có tổng chỉ tiêu là 4.506 nhưng chỉ tuyển được 1.867 sinh viên; môi trường và bảo vệ môi trường có tổng chỉ tiêu là 6.656 nhưng chỉ tuyển được 4.345 sinh viên. Ngược trở lại năm 2019, các con số thống kê của Bộ GD-ĐT cũng cho thấy, các nhóm ngành về khoa học tự nhiên, khoa học sự sống xếp cuối bảng về việc “hút” thí sinh đăng ký NV cũng như chỉ tiêu theo học.

Được biết đến là trường ĐH có truyền thống về đào tạo nhóm ngành liên quan đến khoa học tự nhiên, tuy nhiên, thực tế nhiều năm nay Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) cũng chật vật tuyển sinh đầu vào ở một số ngành như địa chất, kỹ thuật địa chất, hải dương học, vật lý. Nhiều ngành tuyển chưa được 50% sinh viên so với chỉ tiêu đặt ra. Năm 2020, số sinh viên nhập học ngành địa chất chỉ có 24/100 chỉ tiêu; khoa học và công nghệ vật liệu là 125 sinh viên; môi trường là 153 sinh viên… Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhiều năm nay các ngành về nông lâm ngư nghiệp như lâm học, quản lý tài nguyên rừng... cũng thuộc dạng khó tuyển sinh mặc dù điểm chuẩn hàng năm ở các ngành này luôn thấp.

Thực tế trong những mùa tuyển sinh trước, việc “khát” thí sinh, không tuyển đủ chỉ tiêu đã khiến nhiều trường ĐH phải tính đến việc “đóng cửa” ngành học. Năm 2020, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã thông báo dừng tuyển sinh hai ngành là khoa học thủy sản và công nghệ vật liệu. Trước đó, năm 2019, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cũng đã dừng tuyển sinh hai ngành là công nghệ sau thu hoạch và công nghệ kỹ thuật xây dựng...

“Khát” ngun nhân lc

Thực trạng tuyển không đủ chỉ tiêu nhiều năm liền đã kéo theo tình trạng “khát” nguồn nhân lực ở các ngành khó tuyển sinh. ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) nhìn nhận, các ngành như môi trường, địa chất, khoa học và công nghệ vật liệu luôn rất “khát” nhân lực, trước hết vì các ngành này quá ít sinh viên theo học trong khi nhu cầu của xã hội mỗi năm đều cần. Cạnh đó, khi xã hội ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề về môi trường, khí hậu, địa chất, nông nghiệp công nghệ cao... thì nhân lực ở các ngành này càng “khát” hơn bao giờ hết. “Nhân lực thiếu, thu nhập cao nhưng người học vẫn ít quan tâm bởi đây là các ngành học được cho là khô khan. Trong chương trình đào tạo, nhà trường luôn có sự đổi mới, tiệm cận với thực tế để thu hút sinh viên theo học và phù hợp với đòi hỏi của công việc. Song để các ngành này nhận được sự quan tâm của học sinh thì ngoài trường ĐH còn cần đến sự đổi mới trong công tác tư vấn, hướng nghiệp ở trường phổ thông, hướng các em đến các ngành học thực chất hơn là các ngành học chạy theo xu hướng”, ông Quán nói.

Tương tự, một giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nhận định, sinh viên các ngành về nông lâm ngư nghiệp ra trường có thể có mức lương khởi điểm lên đến 15-20 triệu đồng/tháng khi thực tế doanh nghiệp cũng như nhiều địa phương, nhất là những địa phương có biển, rừng rất “khát” nguồn nhân lực này. “Thu nhập cao nhưng lại rất ít người theo học. Trong khi đó, các ngành về truyền thông - báo chí, du lịch - dịch vụ, quản trị kinh doanh..., số chỉ tiêu ở từng trường dù lớn nhưng cũng có giới hạn thì lại quá nhiều thí sinh đăng ký theo học. Dường như các em chỉ chạy theo sức hút của các ngành nghề phổ biến trong xã hội, chứ chưa quan tâm đến nguồn nhân lực”, vị giảng viên trên chia sẻ.

Ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) đánh giá, các nhóm ngành nghề về môi trường, địa chất, khoa học tự nhiên, nông lâm ngư nghiệp... chiếm tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế. Trong đó, các ngành về môi trường, địa chất là những ngành rất “khát” nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19...

Bài, ảnh: Đ.Yến