Thứ ba, 9/6/2020, 18h57

Nghẹt thở với kẹt xe!

Nhng ngày này, cnh kt xe li din ra khp nơi trong thành ph, t ca ngõ phía Đông, phía Tây, phía Bc đến Nam Sài Gòn.

Giao l Nguyn Hu Th - Nguyn Văn Linh là đim nóng v kt xe

Từ sáng sớm, các loại phương tiện ồ ạt đổ về trung tâm, người điều khiển phương tiện như nghẹt thở dưới nắng, khói bụi bao trùm. Vừa thoát khỏi điểm kẹt tại ngã tư Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (Q.7) sau gần 15 phút, chị Ngô Huỳnh Thu Trang, công nhân KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) thở dài ngao ngán: “Rút kinh nghiệm mấy bữa trước, nay tôi ra khỏi nhà lúc 6 giờ chứ không là trễ giờ vào ca”. Ngày hai lượt đi về cung đường này, chị Trang cám cảnh mệt nhoài ngoi ngóp dưới nắng, dưới mưa nhích từng centimet qua ngã tư.

Ghi nhận của chúng tôi mới 6 giờ 30, tại đây đã ken cứng người và xe. Từ hướng KCX Tân Thuận về huyện Bình Chánh và ngược lại theo đường Nguyễn Văn Linh, xe container, xe đông lạnh, xe ben, xe tải lớn nhỏ nối đuôi nhau hàng dài chờ tín hiệu đèn. Ở làn xe máy, đoạn gần đến giao lộ Nguyễn Hữu Thọ ken đặc người và xe. Mọi khi, khu vực này luôn ùn ứ vào giờ cao điểm, từ khi đơn vị thi công dựng hàng rào chắn để thi công nút giao, mặt đường hẹp lại khiến tình trạng kẹt xe nghiêm trọng hơn.

Cách đó không xa, đoạn Nguyễn Hữu Thọ qua cầu Rạch Đỉa 2 ở cả hai hướng về Hiệp Phước và về Q.7 cũng thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm, khi trời mưa cảnh kẹt xe diễn ra hàng giờ.

Cầu Kênh Tẻ nối Q.4 và Q.7 sau thời gian cải tạo, nới rộng, tình trạng giao thông có cải thiện đôi chút nhưng cũng chưa thoát cảnh ùn ứ bởi mật độ phương tiện lưu thông qua khu vực ngày càng cao.

Không khá hơn, cầu Nguyễn Văn Cừ hướng về Bình Chánh cũng như ngược về phía Q.5, bất kể giờ nào cũng kẹt khiến việc đi lại hết sức khó khăn. Ông Lê Phú, người chạy xe ôm gần đó cho biết có hôm, mới bắt khách chạy chừng 100m đã bị “kẹt” lại đến nửa buổi. Hì hục mãi cũng thoát được nhưng khi quay về gặp tiếp cảnh này, coi như hết buổi.

Cảnh bị “chôn chân” hàng giờ ở những điểm kẹt xe không còn quá lạ lẫm với người dân thành phố. Tại nút giao ngã tư Phú Nhuận, sáng cũng như chiều mật độ xe cộ lưu thông cao là nỗi ám ảnh của người dân. Trục đường Phan Đăng Lưu hướng từ Phú Nhuận về Bình Thạnh có nhiều ngã ba, ngã tư nhưng đường khá hẹp là nguyên nhân dẫn đến kẹt xe. Kẹt xe nghiêm trọng nhất là tại giao lộ đường Bạch Đằng - Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhiều khi vừa thoát kẹt ở đây thì lại “dính” ở khu vực cầu Sơn đến giao lộ Bình Qưới - Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Kiến trúc sư Ngô Viết Sơn Nam cũng bày t lo ngi vi nhiu d án “ăn theo”, đón đu h tng giao thông. C th là các d án  t mc lên dc theo tuyến metro s 1 Bến Thành - Sui Tiên, tuyến Mai Chí Th (Q.2), đưng Nguyn Hu Th (thuc Q.7 và huyn Nhà Bè)… Đây là mt trong nhng nguyên nhân xut hin nhiu đim ùn tc mi và nếu không có gii pháp hn chế thì giao thông  nhng khu vc này s b tê lit.

Tương tự, đường Nơ Trang Long gần đó, sáng nào người dân cũng ngoi ngóp, nhích từng chút một để qua các điểm đen kẹt xe như cổng các bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định…

Khu vực Bến xe Miền Đông, đoạn giao Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng cảnh kẹt xe diễn ra như cơm bữa do xe khách ra vào bến liên tục, đáng nói là tình trạng xe công nghệ, xe taxi đậu chiếm lòng lề đường chờ đón khách, tình trạng kẹt xe càng nghiêm trọng hơn. Chị Nguyễn Thị Thu (ngụ Thanh Đa, Q.Bình Thạnh) cho hay, có hôm đón con về đến nhà đã quá 7 giờ, mọi người cứ nghĩ tôi cho con đi học thêm nhưng không phải, là do bị kẹt xe ở khu vực cầu Sơn. “Có hôm thằng nhỏ ngủ gục trên xe, về đến nhà mệt lả không buồn ăn uống, học hành mà lăn ra ngủ vùi”, chị Thu nói.

Đường Thạch Thị Thanh, đường Đinh Công Tráng (P.Tân Định, Q.1); đường Trần Quốc Toản (Q.3) vào giờ học sinh tan học, dù có lực lượng dân phòng hỗ trợ điều tiết giao thông nhưng vì đường hẹp, xe phụ huynh đón con đậu kín lòng đường khiến người qua lại bức xúc. Đáng nói là đường Trần Quốc Toản chỉ một đoạn ngắn nhưng có đến hai trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn và THPT Nguyễn Thị Diệu, là điểm đen ùn tắc trước cổng trường từ nhiều năm nay.

Kiến trúc sư Ngô Đình Khải (Viện Quy hoạch Kiến trúc Việt Nam) cho rằng, hiện nay mạng lưới giao thông TP.HCM đã lạc hậu so với sự phát triển của nhà phố, nhà cao tầng. Nhà cao tầng, trung tâm thương mại ồ ạt mọc lên nhưng không giải quyết được bài toán giao thông. Ông Khải cũng cho rằng, tình trạng giao thông khu Nam (Nam Sài Gòn) hiện nay là một lời cảnh báo cho nhà quản lý, chính quyền thành phố trong việc quy hoạch, phát triển cao ốc.

“Dành quỹ đất cho giao thông phải có tầm nhìn hàng chục năm chứ không thể như hiện nay, đất xây dựng thì nhiều nhưng dành cho giao thông ngày càng ít đi thì khó mà thoát cảnh kẹt xe. Việc xem nhẹ đánh giá tác động của cao ốc sẽ có hậu quả khó lường”, ông Khải cảnh báo.

Bài, ảnh: A.Trn