Thứ sáu, 11/6/2021, 13h29

Nghỉ hè mùa dịch: Giáo viên bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn

Biến nguy cơ thành cơ hi, thi đim ngh hè trong bi cnh dch Covid-19, nhiu nhà trưng, giáo viên đã coi đây là thi gian đ t bi dưng, nhìn nhn, rút kinh nghim..., sn sàng thc hin tt Chương trình GDPT 2018, SGK mi trong năm hc 2021-2022.


Giáo viên tn dng thi gian hè đ nâng cao chuyên môn

Coi hè là thi gian t bi dưng

Năm học 2021-2022, Trường THCS Lý Tự Trọng (Q.Gò Vấp) dự kiến có khoảng 15 lớp 6. Ngoài 15 giáo viên chủ nhiệm, nhà trường xây dựng chiến lược tất cả giáo viên bộ môn trong trường đều phải dạy được chương trình lớp 6 khi được yêu cầu. Do đó, việc bồi dưỡng giáo viên ngoài theo kế hoạch, trong hè này trường yêu cầu giáo viên tích cực tự nghiên cứu, bồi dưỡng về chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, đặc biệt là giáo viên giảng dạy hai bộ môn: Khoa học tự nhiên và Lịch sử Địa lý. “Theo kế hoạch, trong tháng 6 này Phòng GD-ĐT quận sẽ mời giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tập huấn trực tuyến cho toàn bộ giáo viên chủ nhiệm lớp 6 hiểu thêm về cách thức tổ chức lớp học theo chương trình mới, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kế hoạch bồi dưỡng được dời lại. Tuy vậy, giáo viên vẫn tiếp tục duy trì việc học và bồi dưỡng chương trình trực tuyến. Nhà trường coi đây là một trong những căn cứ để đánh giá giáo viên, xét Nghị quyết 03”, thầy Dương Hữu Đức (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Để chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình GDPT 2018 trong năm học 2021-2022, Trường THCS Lý Tự Trọng đã sớm có lộ trình kết hợp giữa bồi dưỡng giáo viên song song với đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng dạy theo chủ đề, chủ điểm, tích hợp liên môn... từ cách đây một vài năm, đặc biệt đẩy mạnh trong năm học 2020-2021. “Việc dạy học hướng tới phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu luôn được nhà trường quán triệt. Về phương pháp đổi mới giáo viên đã không còn xa lạ. SGK không còn là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu tham khảo. Riêng đối với hai bộ môn mới trong chương trình là Khoa học tự nhiên và Lịch sử Địa lý, ngay thời điểm hè này nhà trường yêu cầu giáo viên ở các bộ môn tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tham khảo thêm tài liệu nâng cao chuyên môn”.

Năm học tới Trường THCS Lữ Gia (Q.11) có 8 lớp 6. Để chuẩn bị triển khai chương trình và SGK mới, nhà trường đã có tổng cộng 29 giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn. Cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, do chương trình mới lần đầu tiên được triển khai nên cần vừa dạy vừa rút kinh nghiệm, nhất là ở các bộ môn mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lý. “Không thể nào mà trong bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lý phần kiến thức của người nào thì người đó dạy. Đã bước vào trong chương trình bắt buộc thầy cô phải theo được guồng quay đổi mới. Vì thế, song song với việc bồi dưỡng theo chương trình, mỗi giáo viên đều tự ý thức thời gian hè để tiếp tục nghiên cứu, bồi dưỡng, làm sao bắt nhịp một cách tốt nhất trong năm học mới”.

Rút kinh nghim đ trin khai tt hơn

Sau một năm thực hiện chương trình, SGK mới ở bậc lớp 1, cô Nguyễn Thị Hồng Yến - Hiệu trưởng Trường TH Phan Văn Trị (Q.1) nhìn nhận, chương trình đã mang lại những tín hiệu tích cực trong giáo dục học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, tuy vậy vẫn không thể nào tránh được những hạn chế. “Thời gian nghỉ hè trong bối cảnh dịch Covid-19 sẽ là khoảng thời gian để giáo viên khối 1 nhìn lại quá trình đã thực hiện, tự bản thân rút kinh nghiệm trong tổ chức thiết kế các hoạt động giáo dục, để mạnh dạn hơn khi thiết kế bài giảng cũng như tiệm cận từng đối tượng học sinh”, cô Yến nói.

Bước sang năm thứ hai triển khai chương trình mới, cô Yến đánh giá, thuận lợi là giáo viên đã có “đà” ngay từ năm lớp 1, giáo viên đã hiểu hơn. Riêng đối với lớp 1, trong thời gian hè giáo viên tiếp tục rút kinh nghiệm về thứ tự thực hiện các hoạt động giáo dục, mạnh dạn hơn tổ chức thiết kế các hoạt động, chuẩn bị thêm tư liệu để đạt được hiệu quả giáo dục cao hơn. “Nhà trường yêu cầu thời gian hè các khối trưởng cần xem lại kế hoạch giáo dục, từng giáo viên đánh giá lại chuẩn mức độ kiến thức cần đạt được của từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, mỗi giáo viên cũng nên tận dụng thời gian hè thiết kế các bài giảng sang video từ kho dữ liệu, thiết kế các giáo án điện tử, giúp học sinh thích thú hơn khi học”.

Đối với bậc lớp 6, thầy Dương Hữu Đức cho rằng, khi thực hiện chương trình mới ngoài sự đổi mới của giáo viên thì đòi hỏi người quản lý phải linh hoạt, sắp xếp thời gian một cách hợp lý, có kế hoạch vừa giảng dạy vừa rút kinh nghiệm, điều chỉnh. “Tỷ lệ học 2 buổi/ ngày tại trường hàng năm đạt 65%. Năm nay nhà trường chỉ có 11 lớp 9 ra trường, trong khi đó số lượng lớp 6 vào là 15 lớp. Số phòng học đã ấn định “cứng” nên trường cũng chỉ nỗ lực để tiếp tục duy trì tỷ lệ 65% học sinh học 2 buổi/ ngày đối với cả học sinh lớp 6. Số % học sinh lớp 6 không được học 2 buổi/ ngày, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy 7 buổi/tuần, đảm bảo chương trình khung, đồng thời tổ chức thêm các bộ môn năng khiếu, trải nghiệm sáng tạo để truyền tải mục tiêu của chương trình. Nhà trường cũng dự kiến sẽ tăng cường ứng dụng CNTT để học sinh được trải nghiệm nhiều hơn”.

Từ kinh nghiệm triển khai chương trình mới, SGK mới trong năm học 2020-2021, Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh, giáo viên không nóng vội trước tình hình lớp vào đầu năm học do những tình hình khách quan như ảnh hưởng của dịch bệnh... Thay vào đó, giáo viên phải thường xuyên trao đổi, phối hợp với gia đình, lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh. Đặc biệt, có kế hoạch để hướng dẫn phụ huynh học sinh đồng hành với con trong quá trình học tập theo chương trình mới, giúp học sinh học tốt các môn học và đạt được mục tiêu theo chương trình mới đề ra.

Quang Long