Thứ tư, 28/9/2022, 16h49

Nghiên cứu kỹ từng hoạt động trong mỗi chủ đề

Chương trình giáo dc ph thông 2018 bc tiu hc đã trin khai đến lp 3. Dù đưc hưng dn s dng sách giáo khoa dưi hình thc trc tiếp hay trc tuyến thì tt c giáo viên cũng đu đưc tp hun kng các ni dung cn thiết đ s dng sách giáo khoa mi.


Hot đng tri nghim phân loi rác thi trong nhà trưng

Tuy nhiên, thời gian tập tuấn có hạn chế nên giáo viên không thể tìm hiểu hết các hoạt động ở từng chủ đề trong sách giáo khoa. Chính vì thế, các thầy cô cần phải nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu từng hoạt động trong mỗi chủ đề của sách giáo khoa mới để có thể thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất.

Là báo cáo viên trong đợt bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo vừa qua, tôi nhận thấy nếu không nghiên cứu, tìm hiểu từng hoạt động một cách cẩn thận, có chiều sâu, các thầy cô sẽ không thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Hoạt động khởi động là hoạt động bắt đầu không chỉ ở hoạt động trải nghiệm mà ở mỗi tiết học của tất cả các môn học. Hoạt động khởi động không phải là bước ổn định lớp như trước đây. Bước khởi động có thể là hát, trò chơi, đọc thơ, kể chuyện… không chỉ nhằm tạo sự phấn khởi cho học sinh khi bắt đầu tiết học mà khởi động còn có mục tiêu quan trọng là giúp học sinh kết nối với nội dung của chủ đề, nội dung của tiết học. Bài hát, bài thơ, trò chơi, chuyện kể… phải liên quan đến nội dung của chủ đề, của tiết học. Thầy cô phải thật chú ý phần khởi động này, vì khởi động đã là một phần của nội dung học.

Ở hoạt động trải nghiệm, học sinh thường làm rất nhiều sản phẩm như làm thiệp, vẽ tranh, làm đồ chơi, trang trí bản tin… Các thầy cô cần lưu ý đến việc đánh giá sản phẩm của học sinh. Sản phẩm của học sinh trong hoạt động trải nghiệm được đánh giá khác với sản phẩm ở môn mỹ thuật, kỹ thuật. Nếu sản phẩm ở môn mỹ thuật được đánh giá qua bố cục, phối màu…; ở kỹ thuật là thao tác đúng kỹ thuật, sản phẩm đúng yêu cầu… thì ở hoạt động trải nghiệm, các thầy cô phải chú ý cả một quá trình thực hiện sản phẩm của học sinh để có thể đánh giá đúng. Giáo viên phải đánh giá việc thực hiện sản phẩm của học sinh ở nhiều điểm như an toàn lao động, giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, khả năng sáng tạo, nỗ lực tự hoàn thành sản phẩm, rèn các kỹ năng tự phục vụ trong cuộc sống (cắt, đo, dán…)… Như vậy, việc đánh giá sản phẩm của học sinh ở hoạt động trải nghiệm không chỉ đánh giá trên sản phẩm đã hoàn thành mà đánh giá cả quá trình làm việc của học sinh. Từ việc đánh giá quá trình đó, các thầy cô mới có thể hướng học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm.


Hot đng tri nghim v tranh ca hc sinh

Nm vng mc tiêu yêu cu v phm cht, năng lc chung, năng lc đc thù ca hot đng tri nghim trong Chương trình giáo dc ph thông 2018, nhưng nếu không tìm hiu, nghiên cu k tng hot đng trong sách giáo khoa, các thy cô cũng khó có th thc hin hiu qu.

Ở một số hoạt động cụ thể của sách Hoạt động trải nghiệm lớp 3 (bộ Chân trời sáng tạo), giáo viên cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể tổ chức hoạt động cho học sinh thật tốt. Chẳng hạn, ở hoạt động 3, chủ đề 3 - Kính yêu thầy cô, thân thiện bạn bè, yêu cầu hoạt động này là “Làm bảng thông tin về thầy, cô giáo của em”. Với hoạt động này, việc giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước không chỉ là giấy, bút màu, keo, hồ dán… mà điều quan trọng nhất cần chuẩn bị là thầy cô phải hướng dẫn học sinh các thông tin cần tìm hiểu như: Họ tên, số năm dạy học, sở thích, năng khiếu, điều em yêu thích ở thầy cô… Bởi nếu không hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu thông tin có thể dẫn đến việc các em sẽ tìm hiểu những thông tin về đời sống riêng tư, sa đà vào việc “nhiều chuyện” về đời tư thầy cô, tìm những thông tin không hay về thầy cô. Ở hoạt động 5, chủ đề 5 - Năm mới và việc tiêu dùng thông minh, các thầy cô cũng hết sức chú ý yêu cầu của hoạt động: “Sắm vai xử lý tình huống”. Ở hoạt động này, giáo viên phải theo từng bước của quy trình là học sinh phải thảo luận nhóm để  xử lý tình huống, chọn các tình huống hợp lý nhất, phân vai, tập lời thoại và cuối cùng là sắm vai. Nếu thực hiện không đúng quy trình này thì học sinh sẽ khó thực hiện tốt được. Cũng ở hoạt động này, tình huống 1 và 2 đều yêu cầu “em sẽ xử lý như thế nào?”, như vậy là yêu cầu học sinh phải là người xử lý tình huống chứ không phải là người lớn xử lý. Nhiều thầy cô đã không đọc kỹ yêu cầu, chấp nhận cách xử lý là vâng lời theo cách giải quyết của mẹ, của chị, như thế là không đúng với yêu cầu hoạt động. Trong các hoạt động giải quyết tình huống, giáo viên phải chấp nhận nhiều cách xử lý đúng, phù hợp, tránh việc hướng học sinh đến một cách xử lý duy nhất. Nếu chỉ có một cách xử lý duy nhất là áp đặt học sinh và không đúng với thực tế cuộc sống. Chủ đề 9 - Những người sống quanh em và nghề nghiệp em yêu thích là chủ đề trọng yếu để hướng đến năng lực đặc thù “định hướng nghề nghiệp” của hoạt động trải nghiệm. Thầy cô cần nhấn mạnh cho học sinh nghề nghiệp lương thiện nào cũng cao quý để tránh việc các em mặc cảm về nghề nghiệp của ba mẹ không quý, không sang hay không dám chọn các nghề nghiệp em yêu thích nhưng không có tiếng tăm. Ở hoạt động 6 của chủ đề này, giáo viên nên tổ chức cho học sinh thực hiện cá nhân bởi yêu cầu của hoạt động này là “Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích”. Việc tổ chức thực hiện nhóm ngay từ đầu sẽ dẫn đến việc học sinh lập kế hoạch giống như nhau. Thầy cô có thể cho học sinh chia sẻ với nhóm sau khi mỗi cá nhân đã tự lập xong kế hoạch của riêng mình.

Nắm vững mục tiêu yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng nếu không tìm hiểu, nghiên cứu kỹ từng hoạt động trong sách giáo khoa, các thầy cô cũng khó có thể thực hiện hiệu quả. Chính vì thế, các thầy cô cần phải nỗ lực nhiều hơn, dành thời gian nghiên cứu sách giáo khoa nhiều hơn mới có thể thực hiện tốt chương trình mới, sách giáo khoa mới như xã hội đang kỳ vọng.

Lê Phương Trí