Thứ sáu, 21/5/2021, 14h23

Ngồi tại lớp, “ngao du” qua 7 vùng kinh tế

Thông qua tp san, báo tưng, din văn ngh, gii thiu trang phc, m thc…, các hc sinh lp 12A4, 12A5 và 12D1 Trưng THPT Nguyn Khuyến (Q.10, TP.HCM) đã có chuyến “ngao du” đc bit qua 7 vùng kinh tế ca Vit Nam ngay ti lp hc.


Cô Lưu Th Ánh (đu tiên bên phi) cùng các em hc sinh ti bui báo cáo d án

Dự án này mang tên “Cùng chúng em đi qua những vùng kinh tế” do cô Lưu Thị Ánh (giáo viên môn địa lý của trường) hướng dẫn. Qua dự án, cô Ánh mong muốn học sinh vừa cập nhật được kiến thức môn địa lý một cách sinh động, nhẹ nhàng vừa giúp các em hiểu được nét đặc trưng, văn hóa của từng vùng miền. Đây cũng được xem là chuyến du lịch tại chỗ mà cô Ánh “thưởng” cho học sinh trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không thể tự do đi lại như trước đây.

Nước ta có 7 vùng kinh tế, gồm: Vùng trung du và miền núi phía Bắc; đồng bằng Bắc bộ; vùng Bắc Trung bộ; vùng ven biển Nam Trung bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương trình địa lý lớp 12, học sinh được học kỹ 7 vùng kinh tế này với mỗi vùng mỗi đặc điểm khác nhau. Để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức về 7 vùng kinh tế này, cô Ánh đã giúp các em học tập qua dự án. Theo đó, qua 3 tuần chuẩn bị, các em đã tổ chức buổi báo cáo thành công, tiếp thu được nhiều kiến thức quan trọng. Với sự dẫn dắt của những “hướng dẫn viên du lịch… nghiệp dư”, các thầy cô và học sinh được tham quan từng vùng kinh tế của Việt Nam. Đầu tiên đó là vùng trung du và miền núi phía Bắc. Vùng này có địa hình chủ yếu là đồi núi nhiều hẻm vực, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất feralit và là địa bàn của các dân tộc ít người nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Do đó, nếu phát huy các thế mạnh và khắc phục khó khăn sẽ tạo sự phát triển về kinh tế gồm khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp - cây ăn quả - cây dược liệu và rau ôn đới… Sau khi “ngao du” xong vùng kinh tế đầu tiên, các em lần lượt “đưa khách” đến vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ, vùng ven biển Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại mỗi vùng, các em đều giới thiệu nét văn hóa đặc trưng ở đó thông qua các tiết mục biểu diễn thời trang, văn nghệ, gian hàng các món ăn… Qua dự án, các em có thể hiểu được những thế mạnh và hạn chế của mỗi vùng. Trên cơ sở đó giúp các em hiểu và lý giải: “Tại sao chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước lại có sự khác nhau cho mỗi vùng?”. Sau khi kết thúc hành trình qua 7 vùng kinh tế, các em còn được tham gia cuộc thi thử thách để củng cố lại kiến thức như lật lại mảnh ghép, giải ô chữ.


Mt nhóm hc sinh gii thiu đc sn ko da Bến Tre

Chia sẻ về quá trình thực hiện dự án, Nguyễn Lê Mai Thuy (học lớp 12D1) cho biết nhóm của em phụ trách vùng Đông Nam bộ. Theo đó, nhóm lên kế hoạch làm dưới hình thức tour guide (dẫn các bạn đi du lịch kết hợp với kiến thức địa lý). Cụ thể, nhóm chọn ra ba địa điểm tiêu biểu cho vùng Đông Nam bộ là TP.HCM, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu (có kết hợp với Côn Đảo). Mỗi vùng có những hạng mục chính là tổng quan về địa lý, ẩm thực và du lịch, riêng ở Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm một phần nhỏ về Côn Đảo, trong đó có dẫn dắt các bạn thông qua hình thức du lịch di tích kết hợp ẩm thực. “Em cảm thấy vui nhất chính là bản thân có thể tự thiết kế cho nhóm một website riêng về dự án, kết hợp thêm vào phần tập san và cho các bạn trải nghiệm thông qua mã QR. Lần trải nghiệm này sẽ là động lực và cũng là kinh nghiệm cho em khi thực hiện các dự án tiếp theo trong tương lai, đặc biệt là khi bước vào ngưỡng cửa ĐH”, Mai Thuy chia sẻ. Trong khi đó, với vai trò là MC buổi báo cáo dự án, Nguyễn Duy Dương (học lớp 12D1) cho biết tham gia dự án này, em cảm thấy rất thích thú vì qua đó em không những có thể ôn tập, hệ thống lại kiến thức mà còn có được những trải nghiệm thú vị về văn hóa, ẩm thực và trang phục truyền thống của con người trên khắp đất nước…

BN CÓ MUN TR THÀNH NHÂN VIÊN PHA CH CHUYÊN NGHIP?

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, các ngành nghề “hot” được các bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Trong đó không thể không nhắc đến nghề pha chế. Các loại trái cây nhiệt đới ở Việt Nam là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên trao tặng vì nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp chúng với nhau một cách hợp lý, người pha chế với đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo vô tận sẽ mang đến những món đồ uống vừa “bổ dưỡng” lại vừa “nghệ thuật”. Bạn có muốn trở thành một “nghệ sĩ” với ngành nghề hấp dẫn này không? Đến với Trường TC Quốc tế Sài Gòn, bạn sẽ nhận ngay những ưu đãi cực lớn: 90% thực hành trực tiếp với giáo viên dày dặn kinh nghiệm; chi phí học thấp và bao gồm nguyên vật liệu thực hành; cấp chứng chỉ sau khóa học để bạn có thể mở quán hoặc đi làm; hỗ trợ set-up cho bạn nào muốn mở quán kinh doanh; học tại quận Gò Vấp. Nội dung khóa học pha chế tổng hợp gồm: Chuyên đề cà phê - ca cao Việt Nam; chuyên đề sinh tố - nước ép; chuyên đề yaourt - milk shake; chuyên đề trà - trà sữa; chuyên đề đá xay - soda Ý; các thức uống thông dụng khác. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí: Hệ thống giáo dục Đất Việt (GIAODUCDATVIET); địa chỉ: số 28, đường An Lộc, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM; số điện thoại: 0987238844 - 0936238844 - 0888428844 - 0911428844 - 0946228844 - 0933428844 - 0945228844.

PV


Giáo viên Trưng TC Quc tế Sài Gòn hưng dn hc viên thc hành pha nưc ép chanh dây

Cô Lưu Thị Ánh cho biết đây là dự án thứ 3 cô hướng dẫn học sinh thực hiện trong năm học này. “Đây là hình thức học khác hẳn với cách dạy cũ là chỉ ngồi nghe giáo viên cung cấp kiến thức từ sách giáo khoa, bởi học sinh được lựa chọn nội dung và vấn đề mình làm, được thể hiện sở thích hát, nhảy và làm món ăn mình biết. Và đặc biệt là việc đánh giá kết quả học tập bằng hình thức thông qua dự án và sản phẩm sẽ thay thế cho việc kiểm tra như quy chế cũ”, cô Ánh cho biết.

Bài, ảnh: H Trinh