Thứ sáu, 18/11/2022, 11h19

Người đưa đò trên miền đất lửa

Tròn 50 năm bưc ra t hoang tàn đ nát ca chiến tranh; cùng vi đói nghèo trin miên ca min biên vin, nhng thế h thy cô giáo trên min đt la Qung Tr tiếp ni nhau dng li mái trưng, gieo lên con ch. Trong khó khăn, gian kh, h lng thm ch nhng chuyến đò đy p yêu thương, ch nghĩa sang bến b tri thc…


Nhng bưc chân lng thm ca thy cô giáo đem đến n cưi cho hc trò min sơn cưc khó khăn

Chuyn nhng ngưi tr v

28 năm “cắm bản” dọc dãy Trường Sơn, tròn 10 năm rời ngôi trường Phổ thông cơ sở A Xing (nay là TH-THCS A Xing, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), thầy Nguyễn Mai Trọng lại trở về nơi ấy để cùng đồng nghiệp dìu dắt học trò miền biên viễn này đến với con chữ. Với thầy Trọng, tình yêu thương dành cho những em học trò còn thiếu thốn cần phải gấp nhiều lần hơn. Đó là lý do thầy trở về và ở lại với núi rừng, sau ngần ấy năm lặng thầm cống hiến.

Cái tên Nguyễn Mai Trọng có lẽ không còn xa lạ với học trò và đồng bào Vân Kiều, Pa Kô phía Đông dãy Trường Sơn hùng vỹ. Nơi nào khó khăn đều có dấu chân, có cái nắm tay ấm áp của thầy. Năm 1994, từ miền xuôi, thầy Trọng nhận công tác dạy học ở xã Thanh (huyện Hướng Hóa). “Không thể kể hết những khó khăn miền biên viễn thời điểm ấy. Nhận nhiệm vụ vừa được một tuần là bị sốt rét quật, sức thanh niên mà phải cần đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp và chống gậy mới đi được. Giao thông đi lại khó khăn, mỗi lần vượt rừng ra thị trấn để họp, gặp mưa thì việc trước tiên là không sợ lũ cuốn mà sợ… trôi mất con dấu. Câu chuyện băng rừng đi vận động học trò tới lớp là chuyện thường ngày. Một buổi dạy học, buổi còn lại làm công tác vận động. Rồi ngoài giờ dạy, giáo viên phải tự cải thiện để có thực phẩm dùng, tự mày mò học tiếng đồng bào để sinh tồn… Thế mà không hề nản”, thầy Trọng kể.


Thy Nguyn Mai Trng vi nhng bưc chân không mi vì hc trò gia đi ngàn Trưng Sơn

Ở xã Thanh 12 năm, thầy Trọng nhận nhiệm vụ mới về làm Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở A Xing (nay là TH-THCS A Xing). Năm 2013, Hiệu trưởng Trường TH Hướng Phùng. Trong khi nhiều đồng nghiệp về xuôi, thầy Trọng vẫn lặng lẽ những bước chân dọc phía Đông dãy Trường Sơn để ươm chữ.

Giữa bủa vây khó khăn của miền núi, thầy Trọng vẫn luôn trăn trở, sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy học mới để giúp học sinh bắt nhịp với miền xuôi. Những bài học lịch sử trực quan sinh động hiện diện ngay trên sân trường, từ bản đồ Việt Nam, mô hình địa đạo Vịnh Mốc, trận chiến gạc ma, tượng Trần Hưng Đạo, nhà sàn truyền thống đồng bào Bru Vân Kiều cho đến nhiều trò chơi dân gian khác lần lượt được xây dựng.

Thương học trò phải nhọc nhằn đến lớp trên chặng đường xa, mô hình bán trú dân nuôi được thầy phát động. Những bữa cơm ấm áp diễn ra ngay tại trường, chất lượng dạy học được nâng cao, tỷ lệ học sinh nghỉ học được hạn chế tối đa. Nhiều học trò mồ côi được thầy cưu mang giúp đỡ. Hồ Văn Nội - anh cả trong gia đình có 4 anh em đều mồ côi cha mẹ nghèn nghẹn kể: “Ba mẹ em lần lượt qua đời, để lại 4 anh em bơ vơ trong căn nhà tre nứa mục nát. Thầy Trọng đã đến, kêu gọi xây nhà và tạo điều kiện cho cả 4 anh em tới trường. Với em, thầy như người cha thứ 2”. Đó không chỉ là trường hợp duy nhất thầy Trọng giúp đỡ, 3 chị em mồ côi ở thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng) cũng được hỗ trợ kịp thời. Còn nhớ năm 2017, thầy Trọng cùng tập thể nhà trường nhận chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Miết, tổ chức “bữa cơm tình mẹ”, đều đặn mỗi tuần 2 lần các học sinh và giáo viên mang cơm đến chăm sóc mẹ. Câu chuyện nghĩa tình ấy mới đây đã được chọn lựa đưa vào chương trình giáo dục lịch sử địa phương.

Khi TH Hướng Phùng trở thành “điểm sáng” giữa đại ngàn Trường Sơn, tháng 9-2021, thầy Trọng lại trở về với TH-THCS A Xing - nơi từng có nhiều năm công tác, hiểu được sự thiếu thốn của học trò. Với thầy Trọng, đó là chuyến trở về ân nghĩa, để chung sức nâng bước các em học trò nghèo. Vẫn là những bước chân không mỏi vượt rừng, vẫn tiếng xe máy cà tàng lang thang từ bản làng này đến bản làng khác để hỏi thăm đời sống từng học sinh. “Không có thầy Trọng, chắc giờ này em đang trên nương rẫy thay vì được đến trường học hành và vui chơi cùng các bạn”, em Hồ Thị Lệ, học sinh lớp 10, Trường THPT A Túc bộc bạch.

Từng bộ đồng phục, SGK, vở, bút cho đến máy vi tính phục vụ công tác dạy học bắt nhịp cách mạng 4.0… đều được thầy kết nối mang về cho học sinh. Trở về, thầy Trọng phối hợp với các nghệ nhân mở lớp dạy dân ca dân vũ đồng bào Vân Kiều, Pa Kô cho các em học sinh, rồi hình thành CLB sinh hoạt giúp các em nhớ về nguồn cội. Năm 2021, khi vừa trở về lại A Xing, thầy Trọng đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với gia đình ông Ăm Thí - gia đình đang cất giữ chiếc áo Vân Phụng tiên y do vua triều Nguyễn ban tặng cho dòng họ A Xớp nhằm ghi nhận sự đóng góp của đồng bào trong việc bình yên bờ cõi, chống giặc ngoại xâm để làm điểm đến cho học sinh tham quan, tìm hiểu trong các buổi ngoại khóa học lịch sử. Thầy Trọng nói: “Nếu được chọn lại từ đầu tôi vẫn chọn miền núi. Khát vọng của tôi là làm sao để giúp các em ở miền biên viễn này tiếp cận được các điều kiện giáo dục để phát triển tương lai”.

Đầu năm học 2022-2023, ngành giáo dục Quảng Trị có một buổi gặp mặt đặc biệt - gặp mặt các thầy cô giáo tình nguyện lên vùng cao dạy học. 27 giáo viên - 27 tấm lòng vì học sinh miền núi sẵn sàng khoác ba lô, rời mái trường bao năm gắn bó ở miền xuôi để lên với học sinh miền ngược. Hai tháng trước, thầy Nguyễn Dư Ngọ - giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ (thị xã Quảng Trị) đã tình nguyện lên với học trò Trường THPT Đakrông khi đã bước sang tuổi 57. Mỗi tuần hai lần đi về với chặng đường 120km. Thầy Ngọ bảo: “Mình từng có 8 năm công tác ở vùng khó Tâm Lâm - giáp ranh với Đakrông, nhiều lần lên đây coi thi nên hiểu và thương học trò miền núi. Phần khác, theo chính sách điều động giáo viên đến những nơi còn thiếu, nhìn quanh các giáo viên tiếng Anh đều bận con nhỏ, hoàn cảnh gia đình neo người trong khi cần chăm sóc ba mẹ già ốm đau, các em khác vừa ra trường thì mình cũng từng là thầy dạy các em… mình không đi thì ai đi. Thế là đi”.

Thầy Ngọ gói gọn cả hành trình vượt núi của mình lại trong một câu nói ngắn: “Vì tình cảm với học trò. Nhìn các em học trò thiếu thốn, thậm chí cơm ăn không đủ no mà thấy lòng rưng rưng”. Tranh thủ thời gian trống tiết trong tuần, thầy mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò. “Mình sẽ duy trì lớp online miễn phí cho đến khi các em vào đại học”, thầy Ngọ nói.

Với thầy giáo Lê Kiên Cường, giáo viên vật lý vừa tình nguyện đến Trường THPT A Túc (huyện Hướng Hóa) cũng là một chuyến đi vì yêu thương học trò. “Từng có 9 năm dạy học ở vùng cao Đakrông, thấu hiểu sự thua thiệt của các em. Trường THPT A Túc thuộc xã Lìa, cách biên giới Lào khoảng 5km. Điều kiện kinh tế của bà con còn khó khăn. Tôi đã trăn trở rất nhiều và quyết định rời Trường THPT Vĩnh Định (Triệu Phong) để lên đây. Chỉ mong mình góp sức cùng đồng nghiệp để các em có thêm điều kiện học hành”, thầy Cường nói.

TS. Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị chia sẻ, đầu năm học 2022-2023, qua rà soát, ngành giáo dục tỉnh thiếu nhiều giáo viên nhưng chưa có chỉ tiêu tuyển dụng. Chính các đồng nghiệp tình nguyện đã chia sẻ bớt khó khăn của ngành, góp phần lan tỏa thông điệp tốt đẹp về hình ảnh người giáo viên sẵn sàng lên đường, không nề hà gian khó để bám trường, cắm bản dạy chữ cho học trò.

Yêu thương cho đi là còn mãi

Nghề giáo, với cô Đào Hoàn Thanh - giáo viên Trường TH Hùng Vương (TP.Đông Hà, Quảng Trị) đó là những kỷ niệm ấm lòng về bước trưởng thành của học trò. Không món quà nào ý nghĩa bằng thành quả các em gặt hái được. Tròn 26 năm theo nghề, 15 năm trong số đó cô Thanh đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường. Cô Thanh bảo, vốn là một giáo viên thường xuyên quan tâm đến từng hoàn cảnh của học trò trong lớp nên mọi khó khăn của các em dường như được cô kịp thời hỗ trợ, chia sẻ, động viên ngay từ đầu năm học. Sẽ không có gì đáng nhớ, nếu không có một ngày, trong một buổi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, những giọt nước mắt của một học trò làm cô sựng lại. Chuyện xảy ra hơn 12 năm về trước. “Hôm đó, lớp đang học tập làm văn về Sự tích cây vú sữa. Một học trò đã đọc bài văn của mình trước lớp rất xúc động. Nhiều giọt nước mắt cảm động rơi, có vài tiếng nấc. Tôi đi về phía cuối lớp, nơi có tiếng khóc to của một cô bé có thân hình mảnh khảnh. Đó là Trâm. Đến gần em, tôi hỏi: “Em cũng thấy bài văn hay và xúc động lắm phải không?”. Ấp úng giây lát, em trả lời đứt quãng: “Cô ơi, em nhớ mẹ em lắm!”. Tôi xoa dịu: “Không sao đâu, chiều về, em lại gặp mẹ ngay thôi mà”. Bất ngờ em càng khóc to hơn. Ngay lúc đó, một bạn gái học cùng lớp đứng lên ngập ngừng nói nhỏ: “Thưa cô, mẹ bạn Trâm bị bệnh, mất rồi ạ!”. Tôi lặng người, cả lớp cũng lặng theo. Đâu đó một vài tiếng nấc, vài đôi mắt đỏ hoe. Tôi thầm tự trách mình”, cô Thanh kể lại.


26 năm đng lp, cô giáo Đào Hoàn Thanh luôn trao đi yêu thương cho hc trò thit thòi

Là một giáo viên chủ nhiệm năng nổ, nhiệt tình. Hoàn cảnh gia đình của từng học trò trong lớp bao giờ cũng được cô Thanh nắm rõ. Công tác chủ nhiệm lớp bao giờ cũng được đồng nghiệp và Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao. “Nhưng câu chuyện hôm ấy khiến tôi giật mình, dù lớp bồi dưỡng học sinh giỏi là các em được chọn từ nhiều lớp khác nhau, không phải do mình chủ nhiệm, lại là buổi học đầu tiên nên việc tìm hiểu hoàn cảnh của các em có phần chậm hơn. Tôi đặt tay lên vai em, khẽ khàng an ủi: cậu bé trong câu chuyện Sự tích cây vú sữa khóc, ân hận vì mình đã không nghe lời mẹ. Còn em, em vừa ngoan ngoãn, học giỏi, cô tin dù ở đâu, mẹ em cũng sẽ rất vui, hãnh diện và rất tự hào về em”. Trâm ngừng khóc, mắt em sáng lên khi hỏi tôi thêm một lần để chắc chắn. Từ hôm đó, tôi quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh của các em lớp khác. Tôi thầm lặng, thường xuyên dành cho em nhiều tình cảm - không chỉ là tình cảm của một người cô mà còn là tình yêu của một người mẹ. Năm đó, Trâm đạt giải cao. Những giờ ra chơi trở thành giờ hàn huyên, tâm sự của cô trò. Thật vui khi cô trò chúng tôi cùng sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, các em xem tôi như người bạn”.

Cô Thanh bảo: “Tôi luôn cảm ơn các học trò đã chọn cách trưởng thành như thế, để tôi luôn thấy rằng, động lực lớn nâng đỡ ta trong cuộc đời này không thể thiếu sự yêu thương và sẻ chia. Càng thấm thía hơn nữa vai trò ở mọi lúc, mọi nơi của người giáo viên. Yêu thương trao đi sẽ nhận lại”.

V thanh

Trong câu chuyện nghề nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), những người lặng lẽ ươm mầm chữ trên đất lửa như thầy Trọng, thầy Cường, thầy Ngọ, cô Thanh… và nhiều giáo viên khác mà tôi từng gặp đều nói rằng, món quà lớn nhất và mong muốn nhất của các thầy cô là sự thành đạt của học trò. Theo nghiệp phấn bảng, họ lặng thầm cống hiến, trăn trở để tìm ra những phương pháp dạy học mới, trao đi những yêu thương chân thành, nâng bước chân non nớt của các em học trò từ miền xuôi đến miền ngược thêm vững chãi.


 tui 57, thy Nguyn Dư Ng tình nguyn lên min núi vì thương hc trò

TS. Lê Thị Hương nói, 50 năm xây dựng và phát triển, giáo dục trên miền đất lửa Quảng Trị đã có những bước tiến dài. Trong đó không thể thiếu sự đóng góp của những thầy cô giáo đã vượt khó, bám trường, bám lớp, tình nguyện lên vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, mang hết tâm sức, trí tuệ để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Hình ảnh của các giáo viên tình nguyện lên vùng cao, hay lặng thầm một lòng vì học trò giữa phố thị khiến người chứng kiến liên tưởng đến cuộc hành trình cõng chữ vào chiến trường Quảng Trị của hàng trăm giáo viên các tỉnh phía Bắc cách nay 50 năm về trước. Không ai khác, chính họ là những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục. Ngày đêm họ vẫn âm thầm đưa những chuyến đò chở đầy yêu thương cập vào bến bờ tri thức. Góp phần xây nên nền móng vững chắc để giáo dục trên miền đất khó này bắt kịp cùng cả nước.

Phan Nht L