Thứ bảy, 21/11/2020, 14h23

Người mê hướng nghiệp trên đất Tây Nguyên

Tng loay hoay trưc ngưng ca chn ngh vào đi do ít có cơ hi đưc tư vn hưng nghip bài bn, ThS. Nguyn Kiên Nhn (Trưng CĐ Cng đng Đk Nông) cm thy mình phi làm mt điu gì đó ý nghĩa cho nhng thế h hc trò đi sau, đ vic chn ngh không b thiếu thn thông tin!


ThS. Nguyn Kiên Nhn trong mt dp chia s thông tin hưng nghip cho hc sinh, ph huynh
 

Những việc ý nghĩa anh làm nhiều năm nay chính là ra sức tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp cũng như chia sẻ, truyền kỹ năng cho học sinh, sinh viên.

Trước khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành ngôn ngữ học của Trường ĐH Tây Nguyên, thầy giáo Kiên Nhẫn có nhiều năm dạy THCS và tham gia sôi nổi nhiều hoạt động Đoàn, Đội tại Đắk Nông. Chính tại những bục giảng, sân trường nhỏ ấy, nhìn thấy nhu cầu và sự hạn chế cơ hội được tư vấn hướng nghiệp, rèn luyện kỹ năng của học sinh miền núi, anh có những tâm tư và bắt đầu “khởi duyên” với hoạt động tư vấn hướng nghiệp, truyền kỹ năng này. Tuy nhiên, khi đó, anh khá bỡ ngỡ, vừa làm vừa học hỏi, do lĩnh vực này thậm chí còn mới mẻ với chính bản thân anh. Suốt thời gian đó, anh thường xuyên tìm kiếm nhiều cơ hội học tập, phát triển bản thân từ các khóa đào tạo của nhiều chuyên gia về kỹ năng; tìm hiểu tích lũy kinh nghiệm về hướng nghiệp.

Anh có cơ hội gặp gỡ nhiều học sinh hơn nhờ chính thức đảm nhận công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh của Trường CĐ Cộng đồng Đắk Nông trong những năm trở lại đây. Anh đồng thời tham gia với một số trung tâm đào tạo kỹ năng tại Tây Nguyên, miền Trung… để chia sẻ, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng cho thanh thiếu niên, thiếu nhi. Nhiều em nhỏ đã hào hứng tham gia với anh những buổi rèn kỹ năng nói trước đám đông, tập làm “MC nhí”, xử lý tình huống... và ngày càng tự tin, phát huy khả năng. Mới đây nhất, vào tháng 10 vừa qua, anh tham gia tọa đàm chủ đề “Thầy cô hạnh phúc, học trò thành công” do Viện Khoa học Giáo dục Nam Việt tổ chức tại TP.HCM.

 “Hướng nghiệp không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Để chọn được một ngành, trường, lối đi phù hợp, học sinh cần có thời gian không ngừng tìm hiểu, định hướng thông tin. Ngay cả những em đã trở thành sinh viên cũng có lúc tâm tư về con đường mình đã chọn. Điều này đòi hỏi người làm công tác hướng nghiệp cũng cần quá trình dõi sát các em, luôn làm mới mình bằng thông tin, kiến thức” - ThS. Kiên Nhẫn chia sẻ.

Theo anh, khác với học sinh ở thành phố lớn, không ít học sinh miền núi, gia đình nghèo, cha mẹ ít có điều kiện cùng con tìm hiểu thông tin định hướng chọn nghề; có những em phải tự loay hoay tìm kiếm hướng đi cho mình. Đây là những lúc mình càng cần... kiên nhẫn, ra sức hỗ trợ, “bù đắp” thông tin cho các em. Tận dụng công nghệ, anh thực hiện nhiều buổi livestream vào các tối để chia sẻ thông tin tư vấn hướng nghiệp cho những học sinh “kẹt” lịch học ban ngày.

Để việc chia sẻ kỹ năng được lan tỏa hơn, anh và nhóm bạn trẻ đã thành lập một trung tâm đào tạo và phát triển kỹ năng tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Còn ở lĩnh vực hướng nghiệp, thời gian tới, anh ấp ủ dự định sẽ xuất bản sách về việc chọn nghề nghiệp mang tên “La bàn định hướng tương lai”.

Thc Trân