Thứ sáu, 21/5/2021, 14h39

Người “nghiện” sáng chế robot

Lương Hu Thành Nam (sinh viên ngành cơ đin t thuc Khoa Cơ khí chế to máy Trưng ĐH Sư phm K thut TP.HCM) đưc xem là “gương mt vàng” trong làng sinh viên nghiên cu khoa hc vì đã sáng to ra nhiu sn phm thiết thc, hu ích đóng góp cho cuc sng và đt nhiu thành tích ni bt trong các cuc thi v robot, trí tu nhân to. 


Lương Hu Thành Nam bên robot xoa bóp da trên nn tng trí tu nhân to

Nam rất đam mê nghiên cứu công nghệ, dù em sinh ra trong một gia đình có truyền thống phục vụ quân đội. Theo đó, từ hồi còn học THPT, em đã thích khám phá và sáng tạo khoa học từ những bài học trong sách giáo khoa. Chẳng hạn như, khi học đến phần quang học, Nam tự mày mò làm kính thiên văn để hiểu rõ hơn về quá trình tạo ảnh thật, ảnh ảo cũng như khúc xạ, phản xạ. “Hồi đó, em cứ ngồi cưa, cắt mấy cái ống nước rồi xin tiền mẹ mua kính về làm. Kết quả, em cũng quan sát được mặt trăng và sao thổ. Kể từ đó em rất siêng tự làm những thứ mà mình thích”, Nam nhớ lại. Bằng lòng đam mê và thích tìm tòi, khám phá, sau khi tốt nghiệp THPT, Nam quyết định học ngành cơ điện tử của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Dù ba Nam là phó giáo sư đang giảng dạy tại Trường ĐH Nguyễn Huệ (trước đây là Trường Sĩ quan Lục quân II), nhưng khi hay tin con trai lựa chọn hướng đi khác, ông không những không ngăn cản mà còn rất ủng hộ. “Lúc đó, ba hỏi: Con thực sự thích gì và em đã trả lời ngay dự định; tuy nhiên, ba cũng có ra điều kiện là phải trình bày cho ông xem về kế hoạch ngắn và dài hạn trong việc học tập cũng như công việc trong tương lai. Chính vì thế mà em đã tìm hiểu tất cả mọi thứ liên quan tới ngành này để chứng minh cho ba thấy hướng đi của mình”, Nam chia sẻ.


Thành Nam thưng chơi đàn ghi-ta đ cân bng cuc sng

Sau nhng gi nghiên cu căng thng, Lương Hu Thành Nam thưng dùng âm nhc đ cân bng cuc sng. Nh vy, em luôn thy mi vic rt nh nhàng và tràn đy năng lưng.

Năm đầu tiên bước chân vào giảng đường ĐH cũng là năm đầu tiên trường tổ chức Cuộc thi múa rối nước tự động, Nam đã mạnh dạn đăng ký dự thi và giành được giải cao nhất trước nhiều đối thủ nặng ký. Từ nền tảng ban đầu, Nam tiếp tục tham gia nhiều đề tài nghiên cứu, sáng chế về robot và trí tuệ nhân tạo. Năm 2018, Nam cùng nhóm nghiên cứu đã thiết kế chế tạo robot xoa bóp dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và giành giải nhất tại Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm đó. Đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu áp dụng các kiến thức về tự động hóa vào ngành y học cổ truyền Việt Nam. Theo đó, nhóm đã tiến hành khảo sát để xem nhu cầu của xã hội, xác định các kỹ thuật massage dùng trên người để thiết kế, lập trình… và tạo ra một “kỹ thuật viên” xoa bóp bấm huyệt - massage lưng phù hợp với thể trạng và nhân trắc học của người Việt. Hệ thống gồm 1 giường, 2 cánh tay robot, 1 camera ở phía trên và 1 hệ thống điều khiển sử dụng trí thông minh nhân tạo. Khi người sử dụng nằm sấp lên giường, camera sẽ chụp hình phần lưng và đưa vào phần mềm xử lý ảnh để cho ra chiều dài, chiều rộng của lưng cùng tọa độ cột sống. Sau đó, kết hợp với các thông tin về độ tuổi, giới tính, trí thông minh nhân tạo của robot sẽ tính toán được vị trí các huyệt đạo trên cơ thể... Không dừng lại ở đó, năm 2019, Nam cùng người bạn là Xuân Hải tiếp tục giữ vững ngôi vị quán quân Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc với đề tài Robot khám chữa bệnh từ xa. Sau thành công đó, robot này đã được hoàn thiện đưa vào ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức (TP.HCM), giúp hạn chế việc lây nhiễm ở các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là trong mùa dịch Covid-19. Robot ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ người bệnh đo các số liệu sức khỏe cơ bản như nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim. Các thông số được lập thành hồ sơ bệnh án điện tử và gửi trực tiếp tới bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, giúp dễ dàng cập nhật và truy xuất thông tin. Khi dữ liệu bệnh nhân được lưu trong hệ thống, robot sẽ đặt lịch nhắc nhở người bệnh đến tái khám. Người bệnh có thể tương tác với robot bằng giọng nói, ra lệnh chỉ đường hoặc chuyển thuốc tới. Ngoài việc hỗ trợ khám chữa bệnh, khi người dùng tương tác, robot cũng đóng vai trò như lễ tân để chỉ đường, tra cứu thông tin cũng như thanh toán viện phí điện tử... Ngoài ra, Nam còn tham gia sáng chế ra các loại máy bán hàng tự động, các loại máy phân loại trái cây dựa vào xử lý ảnh, hay robot tiếp tân… Nhờ những thành tích đạt được, Nam có nhiều cơ hội tham dự các hội nghị về robot và trí tuệ nhân tạo tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Indonesia... “Ngành nghề đòi hỏi sinh viên phải có tính tự học cao, tự tìm hiểu và học hỏi những cái mới từ những kiến thức mà nhà trường đã đem lại để không bị tụt hậu”, Nam chia sẻ.


Thành Nam (phía trưc) cùng nhóm bn đot gii trong mt cuc thi v robot

Theo Nam, thật ra trong giới kỹ thuật, mọi người hay… nói chơi với nhau là “học cơ điện tử thì cái gì cũng biết nhưng thật ra không biết cái gì”. Đối với Nam, ngành cơ điện tử thật sự hay bởi ngành này giúp em có một cái nhìn tổng quan về cách hoạt động của máy móc, từ phần cơ khí, phần điện, điều khiển tới phần lập trình. Chính vì thế mà khối lượng kiến thức cần học là rất nhiều. Cũng chính vì sự đa dạng về lĩnh vực của ngành này mà Nam đã học hỏi thêm rất nhiều thứ về cả 3 mảng: cơ, điện và lập trình, từ đó hình thành khả năng kiểm soát tiến độ của cả nhóm bởi bản thân em hiểu giai đoạn nào thật sự phức tạp của từng mảng. Nhờ vậy, Nam đã hiểu hơn về nhiều lĩnh vực. Mỗi đề tài, dự án đối với Nam là một niềm tự hào vì sau những khó khăn, nỗ lực là những thành quả xứng đáng. Đến nay, Nam đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như: Giải nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019; Giải nhất và giải nhì cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2019-2020 (với 2 đề tài); vào vòng chung kết cuộc thi Youth Innovation Awards 2019 tổ chức tại Singapore; giải nhì cuộc thi Sinh viên Startup 2019 của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, Nam cũng có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí và hội nghị quốc tế.

Bài, ảnh: Thúy Kiu