Thứ ba, 24/12/2019, 19h56

Người nuôi giấc mơ cho HS thiệt thòi

Tt nghip ĐH California, Los Angeles (UCLA) và đang là nghiên cu sinh Trưng Johns Hopkins School of Medicine (M), Nguyn Th Sao Ly t M tr v góp mt trong din đàn Tri thc tr Vit Nam din ra ti Hà Ni hi tháng 11-2019 vi khát vng mang d án SARE - d án dành cho hc sinh thit thòi - v vi hc sinh Đà Nng nói riêng và Vit Nam nói chung. Ưc mơ đó đang tng bưc đưc hin thc hóa…

Nguyn Th Sao Ly tham gia din đàn Tri thc tr Vit Nam toàn cu ti Hà Ni, tháng 11-2019

1.Nguyễn Thị Sao Ly sinh năm 1993, lớn lên tại Đà Nẵng, trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Năm lên lớp 10, Ly đã khăn gói sang Mỹ du học. Tự lập từ rất sớm, ở Ly, người đối diện luôn nhìn thấy sự cởi mở và tràn đầy năng lượng trong công việc. Ly kể, 10 năm trước khi vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ, cô gặp nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là cách biệt ngôn ngữ. Nghe, hiểu và nói được là một chuyện, làm như thế nào để tự tin với ngôn ngữ mới là chuyện khác. Đã 10 năm qua, ngày nào Ly cũng dành thời gian học thêm tiếng Anh qua việc đọc sách trước khi ngủ, học qua app trên điện thoại và tập đối chất (debate) với các bạn ở phòng nghiên cứu. Một khó khăn khác là khác biệt văn hóa. Điều đó được Ly khắc phục bằng cách kết bạn mới và tham gia hoạt động xã hội ở trường.

Ở lĩnh vực y học, Ly có nhiều nghiên cứu hữu ích. Tại Trường  ĐH UCLA, Ly tham gia nghiên cứu về đề tài tìm ra thuốc có khả năng thuyên giảm những bệnh liên quan đến rối loạn hình thành mạch máu, trong đó có bệnh mất thị lực, ung thư và di căn. Hiện một số dữ liệu nghiên cứu của Ly được ông Dr.Sun (vị giáo sư mà Ly từng có thời gian học tập và làm việc tại lab của ông) sử dụng để phục vụ ở công ty chuyên nghiên cứu về thuốc chữa bệnh về mạch máu.

Ly cũng đang tập trung nghiên cứu về chủ đề bộ máy cơ học của tế bào và sự liên quan đến ung thư tụy. “Sắp tới, em sẽ mang nghiên cứu của mình trình bày tại Hội thảo Sinh học tế bào toàn nước Mỹ tại thủ đô Washington”, Ly cho biết.

2.Tại diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu, diễn ra hồi tháng 11 tại Hà Nội, nhiều người chú ý đến chia sẻ của Ly về mô hình giáo dục SARE nhằm kích thích tiềm năng của trẻ em thiệt thòi. Ly nói, em đến diễn đàn với mong muốn được giới thiệu mô hình SARE đến các chương trình trung học tại Việt Nam. SARE là chương trình được sáng lập ra bởi giáo sư Douglas Robinson - một vị giáo sư mà Ly đang theo học. Mục tiêu của chương trình nhằm hướng đến các em học sinh cấp 3 có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập thấp tại Baltimore nhằm tạo điều kiện cho các em tham gia một môi trường hỗ trợ học tập chất lượng cao, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức, nhà hảo tâm mong muốn cải thiện tình hình giáo dục của thành phố. Từ nguồn kinh phí tài trợ, SARE giúp các em tham gia học tập và thực hành các môn khoa học, được dạy bởi những nghiên cứu sinh ưu tú tại Johns Hopkins và trực tiếp làm nghiên cứu tại các phòng lab cùng với các nhà khoa học theo mô hình mentor-mentee. Ly là một trong những thành viên thường xuyên tham gia các hoạt động của chương trình. “Em thấy SARE là mô hình phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt là giáo dục trước ĐH”, Ly nhìn nhận. Việc đưa SARE về với học sinh trung học sẽ góp phần cải thiện tính thực tiễn và ứng dụng trong đào tạo, đặc biệt là đào tạo về STEM (các môn khoa học và công nghệ). Tạo cho học sinh thiệt thòi cơ hội được cọ xát và thực hành, bởi các bạn trẻ khó có thể say mê các môn khoa học công nghệ vốn dĩ rất khô khan trên lý thuyết. “Em hy vọng thông qua SARE, các em học sinh ở quê mình có thể phát triển đam mê, hình thành và xác định sự nghiệp sớm”, Ly trải lòng.

Ly cho biết: “Hin em đã nhn đưc rt nhiu s ng h và mong mun hp tác ca các anh ch và các bc đi trưc trong ngành giáo dc. Thi gian ti, khi kế hoch đưc đnh hình c th hơn, em s tp trung kêu gi h tr tài chính t các hi khuyến hc, mnh thưng quân và chính sách Nhà nưc. Hy vng trong năm ti, d án s đưc trin khai thí đim ti Đà Nng. Em s c gng hết sc đ trin khai nó tht tt ti Đà Nng và tương lai xa hơn s m rng mô hình sang các tnh thành khác nếu thun li”.

3.Theo Ly, ưu điểm lớn nhất của SARE là khả năng tạo được sự say mê học tập và nghiên cứu khoa học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc sớm và đánh giá được sự phù hợp của bản thân với môi trường nghiên cứu thực tế sau này. Điều này không những giúp cải thiện rõ rệt động lực học cho các em mà còn giúp các em định hướng cho bậc ĐH từ những năm cấp 2, 3. “Chương trình này đã được áp dụng trong suốt gần 10 năm vừa qua rất thành công tại thành phố Baltimore (Mỹ) - một trong những thành phố nghèo với tỉ lệ thất học và tỉ lệ phạm tội cao nhất nước Mỹ. Số liệu thống kê cho thấy các học viên của chương trình có tỉ lệ tốt nghiệp cấp 3 là 98%, đỗ ĐH là 83% so với mức trung bình của thành phố là 65% và 48%”, Ly dẫn chứng.

Trở lại nước Mỹ sau khi tham gia diễn đàn để tiếp tục con đường học vấn, Ly cho biết, cô đang hình thành team để cùng nhau đồng hành triển khai dự án. Team sẽ bắt đầu bằng mục tiêu Việt hóa mô hình sao cho phù hợp với chương trình chính thống và các điều kiện học thuật tại Việt Nam. Đồng thời, team cũng đang mở rộng các kết nối, trực tiếp tạo cầu nối giữa các phòng nghiên cứu, các trường ĐH và các trường cấp 3.

Phan Vĩnh Yên