Thứ sáu, 22/4/2022, 16h54

Người thầy 20 năm truyền lửa cho học trò

Bng tình yêu ngh, yêu trò, sut 20 năm qua, thy Đng Hu - giáo viên văn trưng THCS Nguyn Hng Ánh (huyn Hòa Vang, TP.Đà Nng) đã mit mài truyn la cho bao thế h hc trò vùng ven tình yêu t các tác phm văn chương và hơn hết là yêu cuc sng.


Th
y Đng Hu cùng đng nghip và hc trò trong mt bui sinh hot ngoi khóa

Chuyên toán li chn hc ng văn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Tốt nghiệp THPT, cậu học trò Đặng Hữu không có điều kiện tiếp tục đường học như bao bạn bè khác. Đặng Hữu dừng việc học tới 5 năm, theo làm đủ thứ nghề để mưu sinh. Từ làm ruộng, làm phụ hồ cho đến bất cứ công việc gì cần. “Đi làm nhưng vẫn thèm học. Tôi luôn nghĩ rằng mình cần nỗ lực nhiều nhất có thể để tìm kiếm cơ hội trở lại lớp học”. Có lẽ vì va vấp nhiều với đời sống, cộng thêm kinh tế eo hẹp nên Đặng Hữu chọn thi vào nghề giáo. Thầy Hữu bảo, hồi học THPT, thầy là một học sinh chuyên toán. Việc chọn theo đuổi môn văn với thầy là một cơ duyên, khó giải thích. “Học rất khá môn toán nhưng không hiểu sao tôi không muốn theo toán nữa. Thay vào đó, tôi ghi vào hồ sơ tuyển sinh ĐH ngành sư phạm ngữ văn. Chọn rồi, thi đỗ vào ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng. Vào học rồi càng thấy hứng thú, muốn tìm tòi, khám phá và cảm nghiệm”.

Sau này, khi trở thành thầy giáo, trực tiếp đứng trên bục giảng truyền lửa cho học trò, thầy Hữu bảo rằng mình đã chọn đúng nghề. “Dạy văn không chỉ truyền tải kiến thức thông qua các tác phẩm văn học mà trong từng tiết dạy, mình sẽ giúp học sinh biết đồng cảm với những cảnh đời, biết cảm thông, sẻ chia và thấu hiểu, biết yêu quý, rung động trước cái đẹp… Văn học và những ví dụ từ thực tiễn cuộc sống giúp học sinh bồi đắp được lòng nhân ái, trở thành người tử tế”, thầy Hữu nói.

Tận tình với từng học trò, từng tiết dạy. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh muốn gửi gắm con học thêm nhưng thầy Hữu vẫn chọn gắn bó với đồng áng ngoài giờ lên lớp. Thầy nói, dạy thêm sẽ làm xao nhãng tâm huyết dành cho những tiết học chính khóa. Vì vậy, tất cả những tinh hoa chắt lọc được, thầy đều dồn cho tiết dạy trên lớp, để tất cả các học trò đều có thể tiếp thu. Nhiều học trò được hun đúc tình yêu môn văn từ thầy Hữu, chọn nghiệp giáo để theo với ước mong cùng thầy đồng hành trên con đường nhen nhóm lên cho các thế hệ học trò đi sau tình yêu cuộc sống. “Tôi theo học bồi dưỡng học sinh giỏi văn cùng với thầy Đặng Hữu từ khi lên lớp 7. Những bài dạy của thầy hay, lôi cuốn và thực tế rất sống động. Tôi đam mê môn học này rồi chọn nghề sư phạm. Đứng trên bục giảng, tôi luôn nhớ về những tiết học truyền lửa của thầy để bắt đầu giảng dạy cho học trò của mình”, cô giáo Trần Thị Ngọc Thùy - giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Linh (quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) bộc bạch.


Th
y Đng Hu cùng đi tuyn hc sinh gii môn ng văn Trưng THCS Nguyn Hng Ánh tham d k thi hc sinh gii cp thành ph

Còn nhớ có lần, học trò trong lớp vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên bỏ học giữa chừng. Thầy Hữu liên tục tìm đến tận nhà tâm sự, động viên học trò đến lớp. Thầy chân thành chia sẻ như một người bạn, người cha từng đi qua năm tháng khó khăn để làm dẫn chứng cho nỗ lực vươn lên. Nhận được cái gật đầu trở lại lớp của trò, nước mắt thầy tự nhiên lăn dài. Thầy nói đó là niềm xúc động của hạnh phúc.

Khong lng trao đi

Khoảng 3 năm trở lại đây, đội tuyển dự thi học sinh giỏi văn của Trường THCS Nguyễn Hồng Ánh gần như thường xuyên đạt giải 100%. Trong đó có sự đóng góp lặng thầm của thầy Hữu. Từ đầu năm học 2021-2022, dù việc học trực tiếp bị gián đoạn do dịch Covid-19, đội tuyển học sinh giỏi văn của nhà trường vẫn đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố. Tổng số 5 học sinh đi thi đều đoạt giải, trong đó có 3 giải nhất. Thầy Đặng Hữu bảo, đây là sự nỗ lực của học sinh và tập thể giáo viên tổ ngữ văn. Bản thân thầy chỉ là người kế tiếp truyền thống và nỗ lực hết sức để truyền đạt kiến thức, cảm hứng cho học trò.

Theo thầy Hữu, bây giờ học sinh phần nào ít đọc các tác phẩm văn học trọn vẹn. Hầu như các em chỉ đọc đoạn trích. Vì vậy, giáo viên sẽ phải là người dẫn dắt, truyền cảm hứng để khuyến khích các em đọc trọn tác phẩm. Bởi cái hay, cái đẹp có thể nằm trong một đoạn trích nào đó nhưng ý nghĩa tác phẩm và cả ý nghĩa cuộc sống chỉ có thể nằm trọn trong tác phẩm mà tác giả đã gửi gắm. Muốn các em có hứng thú đọc sách, tìm tòi ý nghĩa cuộc sống thì giáo viên phải gợi mở nhưng không áp đặt.

“Không ch tn ty vi bao thế h hc trò, thy Đng Hu còn luôn tn tình hưng dn, chia s kinh nghim vi các đng nghip tr, truyn cho giáo viên ca t ng văn nim say mê vi công vic. Không ch có thành tích trong bi dưng hc sinh gii, thy Hu còn góp phn giúp các em có đim thi môn ng văn luôn đng tp đu trong k thi tuyn sinh vào lp 10 ca huyn”, cô Nguyn Th Sương - Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Hng Ánh cho biết.

Để học sinh không phụ thuộc vào văn mẫu, thầy cô giáo cần phải có rất nhiều tâm huyết. Phải hướng dẫn làm sao để các học sinh có thể cảm nhận, ứng dụng vào thực tiễn đề tài và suy nghĩ của mình chứ không chép nguyên bài văn. Sự khuyến khích tinh thần sáng tạo sẽ tạo cho các học sinh niềm hứng thú nhất định trong bài viết của mình.

Lặng thầm gắn bó với nghề giáo, lấy niềm hứng thú học văn của học trò làm niềm vui của nghề mình chọn, thầy Hữu luôn cháy hết mình qua từng từng bài giảng, từng trang giáo án với nhiều chi tiết thực tiễn của cuộc sống sinh động. Với thầy, học trò thành đạt và hơn thế là trở thành những công danh hữu ích, tử tế đã là hạnh phúc của nghề.

Vĩnh Yên