Thứ bảy, 19/6/2021, 17h14

Nhà báo Đặng Trung Kiên: Không được phép dừng sự học hỏi!

Tng thành công đ tài đu tranh chng tiêu cc nóng hi tính thi s nhưng Thiếu tá, nhà báo Đng Trung Kiên - Báo Quân đi nhân dân - li to du n nhiu hơn mng phóng s, bút ký v đt và ngưi nhng nơi gian khó. Đi và viết hơn 20 năm qua, tng câu chuyn, s kin trong tác phm báo chí ca anh th hin góc nhìn nhy bén, sâu sc, mang hơi th cuc sng vi nim đam mê ngh báo.


Nhà báo, Thiếu tá Đng Trung Kiên trong mt bui hp mt vi CLB Nhà báo x Ngh ti TP.HCM

Ngòi bút gn bó vi bin đo quê hương

Cuối năm 2019, NXB Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng nhà báo Đặng Trung Kiên tổ chức sự kiện ra mắt cuốn sách “Mùa con sóng dữ”. “Mùa con sóng dữ” sau khi phát hành đã tạo một hiệu ứng mạnh mẽ và chỉ trong thời gian ngắn đã phát hành được 10.000 bản. Một con số kỷ lục là điều mơ ước của bất kỳ tác giả nào xuất bản sách trong thời buổi đa phương tiện, mạng xã hội lấn lướt văn hóa đọc truyền thống.

“Mùa con sóng dữ” được lựa chọn trong hàng trăm tác phẩm của Đặng Trung Kiên  suốt gần 20 năm cầm bút đã đưa người đọc qua mọi vùng biển đảo của Tổ quốc, gặp những con người quả cảm, các chiến sĩ Trường Sa, nhà giàn DK1 hiên ngang nơi đầu sóng ngọn gió và nhiều lớp học ở làng cá nghèo nơi biển cả. Hành trình của tác giả - một nhà báo, chiến sĩ với những chuyến đi khám phá vùng biển quê nhà ghi đậm dấu ấn lịch sử, tính cách con người với khát khao làm điều có ích cho cộng đồng, Tổ quốc. Bên cạnh đó, tình người, tình quân dân cũng được thể hiện đậm nét qua những số phận, những sự kiện được xâu chuỗi trong “Mùa con sóng dữ” luôn tươi mới, lôi cuốn người đọc.


Nhà báo, Thiếu tá Đng Trung Kiên phát biu ti mt s kin

Đó là những chuyến đi ăm ắp tình quân dân giữa trùng khơi vùng đảo xa, nhà giàn DK1 qua cửa biển Sông Đốc, Rạch Tàu về tận Đất Mũi cuối trời Nam, vượt sóng ra đảo Thổ Chu, Nam Du hoang sơ và cách trở; Đó còn là mỗi ẩn số giữa trùng khơi nơi từng được xem là địa ngục trần gian - trại tù binh Cộng sản Phú Quốc; ấm áp tình người vùng đảo Cát Bà hẻo lánh giữa hàng trăm hòn đảo trong vịnh Bắc bộ. Đáng quý hơn, anh và các nhà tài trợ đã nhiều đợt tặng hàng trăm cuốn sách cho các chiến sĩ đang ở ngoài biên cương, hải đảo để sách trở thành món ăn tinh thần tạo thêm sức mạnh cho quân và dân canh giữ biển trời quê hương.

Không đưc phép dng s hc hi!

Nhà báo Đặng Trung Kiên chia sẻ: “Nghề báo là nghề đặc biệt và buộc mình không được phép dừng lại sự học hỏi, niềm đam mê trách nhiệm với ngòi bút. Từ hồi sinh viên chúng tôi đã tham gia học tập kinh nghiệm thực tế của các anh chị nhà báo. Ngày ấy, mỗi tin bài khi được đăng đều rút ra cho mình những kinh nghiệm nghề, kinh nghiệm tác nghiệp và bắt nhịp dòng chảy thời sự cả nước và  thời sự báo chí. Nhưng phải nói rằng, khi về Báo Quân đội nhân dân, tôi đã mang đến cho mình nhiều cơ hội được đi, được viết với tâm thế trách nhiệm của một nhà báo chiến sĩ, sẵn sàng đi những nơi xa nhất gian khó nhất nơi mà những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ đang ngày đêm canh giữ biên giới hải đảo của Tổ quốc”.

Theo anh, đi không chỉ là một yêu cầu về nghĩa vụ chuyên môn mà còn là nuôi dưỡng cảm xúc, niềm đam mê đối với nghề: “Hồi đó đi thực tế rất khó khăn, phải vượt hàng trăm kilômét là chuyện bình thường. Còn đi vào những nơi vùng sâu vùng xa miền sông nước thì bằng tắc ráng lao vút mà cả buổi mới đến. Những gian khó ấy đã cho chúng tôi thêm nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế quý giá đối với nghề”. Đặng Trung Kiên chiêm nghiệm, lao động báo chí là tổng hòa của trí tuệ, cảm xúc, tình yêu nghề và sự chuẩn bị đầy trách nhiệm với mỗi đề tài. Làm báo, theo anh, khó nhất là tìm tòi thu thập chất liệu, tư liệu cho bài viết mang hơi thở cuộc sống. Lao động báo chí ở thể loại phóng sự, bút ký lại cần nhiều hơn sự cẩn trọng và cảm xúc thực của chính mình. Trong mỗi tác phẩm báo chí, anh luôn đặt mình đồng hành cùng nhân vật, gần gũi và thấu hiểu để họ mở lòng với những chi tiết hình ảnh chân thực và sống động nhất.

Nhà báo Đng Trung Kiên hin đang công tác ti Ban đi din Báo Quân đi nhân dân ti TP.HCM. Anh sinh ra và ln lên  TP.Vinh, Ngh An. Ngoài đm trách nhim v chuyên môn, hin anh còn đm nhim Ch tch CLB Nhà báo x Ngh ti TP mang tên Bác vi hàng trăm hi viên gn vi nhiu hot đng h tr hi viên tr thành cu ni trao đi kinh nghim ngh cho các đng nghip tr và đc bit có nhiu hot đng thin nguyn hưng v 2 tnh Ngh An và Hà Tĩnh thi gian qua như: trao hàng trăm sut hc bng kết ni các mnh thưng quân xây dng 13 căn nhà tình thương nhà tình nghĩa cho ngưi dân b thit hi do bão lũ tài tr cho các trung tâm h tr tr em khuyết tt bnh him nghèo vn đng 400 nghìn hp sa cho hc sinh...

Khi được hỏi về mảng báo chí mà Thiếu tá Đặng Trung Kiên từng gắn bó, anh chân tình: “Với tôi mảng đề tài giáo dục (GD) luôn là sự cuốn hút. Ở những nơi gian khó, thực trạng ngành GD luôn mang đến cho phóng viên nhiều cảm nhận. Có không ít câu chuyện, hình ảnh cảm động tạo nên nhiều chi tiết, hình ảnh cho bài viết của mình. Biết bao khó khăn của thầy giáo vượt mưa gió đi vận động gia đình cho con em đến lớp mà người thầy là cán bộ sĩ quan biên phòng vùng biên giới hay giữa Trường Sa”.

 Anh nhìn nhận, mảng đề tài GD luôn có sức hút đối với các nhà báo và hiện thực của ngành GD luôn đồng hành, tương ứng với sự đổi mới của đất nước. Một số vụ việc tiêu cực thời gian qua chỉ là thiểu số, nó không phản ánh được thực tế của bao điều đẹp đẽ hy sinh của nhiều thầy giáo bám trụ nơi thiếu thốn vùng khó khăn với niềm đam mê gieo chữ trồng người: “Tôi nghĩ rằng, không chỉ riêng ở mảng GD mà bất cứ ở mảng đề tài nào hoàn cảnh tác nghiệp điều kiện tác nghiệp ra sao các nhà báo trẻ hãy đi và viết bằng niềm đam mê học hỏi rèn giũa mình ở từng đề tài tác phẩm và câu chữ thì sẽ có được những tác phẩm hay, phản ánh chân thực bằng các góc nhìn sống động... Như vậy lửa nghề sẽ luôn cháy mãi nơi ngòi bút”.

Phan Quang