Thứ năm, 23/6/2022, 14h48

Nhà báo viết giáo dục thời chuyển đổi số: Phải thể hiện quan điểm trung dung nhân văn

Trong dòng chy liên tc ca thông tin hin nay gia bi cnh chuyn đi s, mng xã hi… đã đt ra nhiu áp lc cho phóng viên nói chung và phóng viên ph trách mng giáo dc nói riêng.


Phóng viên M Qunh trong ln tác nghip ti k thi tuyn sinh 10 TP.HCM năm 2022

Trong thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi người làm báo phải thích ứng nhanh chóng, ứng dụng công nghệ triệt để trong việc tác nghiệp để đảm bảo thông tin nhanh chóng, chính xác.

Không theo kp là chm mt nhp

Theo phóng viên Mỹ Quỳnh - Báo điện tử Dân Việt, giáo dục là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dân cũng như chính quyền. Các vấn đề liên quan đến giáo dục luôn luôn chuyển động, gối đầu từ tháng này qua tháng khác. Điều này đòi hỏi phóng viên theo dõi mảng giáo dục phải nhanh nhạy, nắm bắt thông tin từ các cấp ban ngành liên quan về chính sách, quy định… cũng như phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh.

Trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay, phóng viên mảng giáo dục nói riêng cũng chịu nhiều áp lực khi mà các trang báo điện tử đua nhau về tốc độ. Yêu cầu về một bản tin đăng tải cũng cao hơn trước, trong đó ngoài thông tin quan trọng thì phần hình ảnh, video, các phát biểu của lãnh đạo, chuyên gia hoặc học sinh, phụ huynh… là yếu tố cần thiết. Do đó, nếu không cập nhật và ứng dụng công nghệ vào công việc, phóng viên giáo dục khó có thể chạy đua được với các báo.

Trước đây, theo phương thức tác nghiệp truyền thống, phóng viên ghi nhận sự kiện xảy ra tại hiện trường (các cuộc họp, cuộc thi, tin nóng về lĩnh vực…) sau đó mới về gõ nội dung, đẩy tin cho tòa soạn… Tuy nhiên, hiện nay nếu vẫn áp dụng cách thức này, tin tức chắc chắn sẽ chậm hơn các báo ít nhất là vài giờ đồng hồ. Điều này sẽ khiến bản tin thiếu tính thời sự, không đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng từ bạn đọc dẫn đến lượng người đọc thấp.

Để thích ứng với “cuộc đua” này, ngoài có cái nhìn vấn đề tốt, tách tỉa nội dung quan trọng tại sự kiện thì phóng viên cần ứng dụng triệt để công nghệ trong tác nghiệp. Mỗi người sẽ có một cách làm khác nhau, miễn đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, sinh động. Có phóng viên sẽ gõ văn bản bằng điện thoại; gõ văn bản bằng giọng nói ngay khi tác nghiệp; sử dụng điện thoại (có độ phân giải hình ảnh cao) hoặc các loại máy ảnh tiện dụng để chụp ảnh, quay phim, ghi âm…

Với những cách này, phóng viên có thể hoàn thành bản tin ngay khi sự kiện sắp kết thúc, đảm bảo đầy đủ nội dung, hình ảnh, video... Bước tiếp theo, phóng viên chỉnh sửa lại bản thảo, đưa nội dung quan trọng nhất làm trọng tâm bài viết và nhập bài, gửi tòa soạn. Thậm chí, nếu cần tường thuật sự kiện trên Fanpage của báo, phóng viên cũng có thể đáp ứng.

Có thể nói, mỗi thời đại sẽ có những thách thức riêng với phóng viên. Trong thời kỳ chuyển đổi số, nếu không thích ứng kịp, chắc chắn sẽ bị chậm nhịp và không đảm bảo được yêu cầu nghề nghiệp cũng như đòi hỏi của độc giả.

Viết giáo dc phi th hin quan đim nhân văn

Với phóng viên Hoài Nam - Báo điện tử Dân Trí thì trong dòng chảy liên tục của thông tin hiện nay giữa bối cảnh chuyển đổi số, mạng xã hội… đã đặt ra nhiều áp lực cho phóng viên nói chung và phóng viên phụ trách mảng giáo dục nói riêng. Đặc biệt, với phóng viên báo điện tử, thu hút sự quan tâm nhất hay nói là view là các vấn đề nóng, mang tính thời sự, giật gân… Thậm chí, phải nói vấn đề này là vấn đề sống còn của báo điện tử.

Câu hỏi làm thế nào để có tin tức nhanh nhất, sớm nhất, nóng nhất luôn khiến người làm báo bị áp lực, phải chạy theo tin tức. Chính áp lực này đôi khi đặt người làm báo vào vòng xoáy của thông tin, bị chi phối bởi thông tin nếu như người viết không có chính kiến, quan điểm riêng.

Trước đây, tôi đã từng bị thông tin chi phối. Càng về sau, khi gắn bó nhiều hơn với mảng giáo dục, gặp gỡ nhiều thầy cô hơn, trải lòng nhiều hơn với những câu chuyện thực tế giáo dục…, tôi có thêm những cơ hội được nhìn thấy nhiều hơn những góc sâu trong giáo dục ngoài những thông tin trên mặt báo. Và cho tôi thấy rằng, có những tiêu cực cần lên mặt báo nhưng có nhiều vấn đề, sự việc thông tin cần phải được nhìn nhận theo hướng khác, cần trao cho người trong cuộc một cơ hội để họ được nhìn lại, thay đổi, điều chỉnh… cho tốt hơn, tròn trịa hơn.


Phóng viên Hoài Nam tng đt gii C gii Báo chí quc gia năm 2020

Nói thì dễ nhưng để làm được như vậy tôi đã không ít lần phải tự vấn chính mình, học cách chậm lại một nhịp. Cân nhắc hơn trước ngòi bút vì có thể mình đang phản ánh đúng bản chất song cũng có thể mình đang làm tổn thương người khác vì chính ngòi bút của mình.

Việc tự mình chậm lại một nhịp của người làm báo với tôi đó là cả một vấn đề. Điều này đồng nghĩa với việc tin tức của mình sẽ bị chậm đi, thậm chí là không còn nóng nữa, thua thiệt hơn so với báo bạn.

Song, nếu nhìn ở một khía cạnh khác, việc “chậm lại một nhịp” không có nghĩa là sẽ không còn thời sự, không có nghĩa là chúng ta thua thiệt với báo bạn. Góc nhìn tích cực, nhất là trong giáo dục luôn chứa đựng những yếu tố hấp dẫn, nhân văn. Và tôi chọn đi theo hướng này. Thay vì chạy theo các tin bài giật gân, câu view, tôi chọn những góc nhìn tích cực, những bài viết tích cực, những nhân vật, câu chuyện đẹp trong ngành…

Hơn bao giờ hết, càng trong thời đại công nghệ số, dòng chảy của thông tin, người làm báo và nhất là người làm báo mảng giáo dục càng phải thể hiện quan điểm trung dung và nhân văn của mình.

Yến Hoa (ghi)