Thứ sáu, 12/8/2022, 11h06

Nhà trường giúp học sinh nhận ra thế mạnh

các môn hc đc thù hoc môn hc vi nhiu phân môn, các trưng THPT ti TP.HCM đã ch đng vi nhiu hình thc tư vn, giúp hc sinh la chn đúng môn hc phù hp, đáp ng yêu cu đnh hưng ngh nghip.


Trưng THPT Lương Thế Vinh t chc thi kho sát năng lc hc sinh  môn m thut

Ở một số môn học đặc thù với nhiều phân môn cùng đưa vào giảng dạy trong năm học mới ở bậc lớp 10 như môn công nghệ, thể dục, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã tổ chức thêm những hình thức tư vấn riêng để giúp phụ huynh, học sinh chọn được phân môn phù hợp.

Đơn cử như Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh), với việc đưa cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền vào giảng dạy ở môn thể dục và giảng dạy kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp ở bộ môn công nghệ đối với học sinh khối 10 năm học 2022-2023, nhà trường đã tiếp tục thực hiện công tác tư vấn với phụ huynh, học sinh. “Song song với tư vấn lựa chọn tổ hợp môn học lựa chọn, nhà trường tổ chức thêm buổi tư vấn riêng để hướng dẫn phụ huynh, học sinh đầu cấp chọn lựa được các phân môn học phù hợp với từng tổ hợp, làm sao đáp ứng được sở thích, thế mạnh của học sinh nhưng đảm bảo được đội ngũ giáo viên hiện có của trường”, đại diện nhà trường chia sẻ.

Trong khi đó, tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), triển khai Chương trình GDPT 2018 trường đưa bộ môn âm nhạc và mỹ thuật vào giảng dạy cho học sinh khối 10. Cô Bùi Minh Tâm - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, dựa trên khảo sát về nhu cầu, nguyện vọng của học sinh cũng như thực tế nhiều năm xu hướng học sinh của trường đi theo các khối ngành kiến trúc, thiết kế, nghệ thuật nhiều, do vậy khi triển khai chương trình mới trường đã mạnh dạn tổ chức 2 bộ môn này cho học sinh.

“Giáo viên 2 môn được nhà trường thỉnh giảng từ trường THCS và giảng viên ĐH Văn Lang. Căn cứ trên số giáo viên, trường sẽ tổ chức 1 lớp âm nhạc và 1 lớp mỹ thuật. Số học sinh đăng ký lớp âm nhạc vừa đủ để nhà trường mở 1 lớp. Riêng môn mỹ thuật có 88 em đăng ký trong khi trường chỉ có khả năng mở 1 lớp với 42 em. Vì vậy, trường phải tổ chức thi khảo sát để tìm ra những em có năng lực thực sự, nhằm giúp các em đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và định hướng nghề nghiệp”, cô Tâm chia sẻ.

Với mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, Trường THPT Lương Thế Vinh xây dựng 5 tổ hợp môn lựa chọn theo đặc thù của trường, dựa trên đội ngũ giáo viên và nguyện vọng học sinh. Tuy nhiên, âm nhạc và mỹ thuật được trường thiết kế theo hình thức môn lựa chọn “động” ở một giờ học độc lập, riêng biệt so với các buổi học khác, đảm bảo học sinh ở cả 5 tổ hợp đều có thể theo học. Với những học sinh lựa chọn học mỹ thuật, âm nhạc thì một môn học khác trong nhóm môn lựa chọn học sinh sẽ không phải học, thay vào đó là học giờ tự học ở thư viện.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc cho hay, Chương trình GDPT 2018 bậc THPT được tổ chức theo định hướng giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, khi thiết kế tổ hợp môn học, nhà trường cần phải cân nhắc, bám sát vào mục tiêu này để tổ chức môn học cho học sinh một cách phù hợp và hài hòa nhất.

“Một số trường tổ chức khảo sát đánh giá năng lực học sinh (ở một số môn lựa chọn mang tính đặc thù như âm nhạc, mỹ thuật) để tổ chức lớp là dựa trên đặc thù nhà trường và định hướng nghề nghiệp học sinh. Điều này là các trường chủ động, sao cho phù hợp và thuận lợi nhất, đảm bảo quyền lợi cho học sinh”, ông Quốc nói.

Phó Giám đốc Nguyễn Bảo Quốc lưu ý, khi tổ chức lớp học lựa chọn cần dựa trên năng lực của học sinh, nhà trường và giáo viên, xác định xem định hướng ngành nghề có liên quan đến các môn mà học sinh học lựa chọn hay không, từ đó tư vấn cho phụ huynh học sinh chọn môn học lựa chọn. 

Theo ông, việc thiết kế lớp học môn lựa chọn phải phù hợp với đặc thù nhà trường. Vì vậy, nếu không thể tổ chức nhiều lớp mà chỉ tổ chức được một số lớp cơ bản thì các trường sẽ có cách để tổ chức lớp phù hợp với mong muốn, nguyện vọng và năng lực học sinh. Tùy tình hình thực tế và cơ sở vật chất, nhân lực, trường chủ động xây dựng các lớp tương ứng, hài hòa giữa nguồn lực nhà trường và nguyện vọng của học sinh. Làm sao để không ảnh hưởng đến hiệu quả định hướng nghề nghiệp của học sinh sau này.

Yến Khương