Thứ sáu, 19/8/2022, 10h13

Nhà trường hỗ trợ mua sách giáo khoa

Nhm to điu kin thun li cho ph huynh và hc sinh mua sách giáo khoa (SGK) chun b cho năm hc mi, nhiu trưng hc ti TP.HCM làm đu mi, kết ni ph huynh và hc sinh vi nhà xut bn…


Nhiu trưng hc ti TP.HCM s h tr ph huynh, hc sinh mua sách giáo khoa (nh minh ha)

Năm học 2022-2023, TP.HCM phê duyệt nhiều bộ sách đưa vào giảng dạy ở khối lớp 3, 7, 10 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Từ những bộ sách này, Sở GD-ĐT TP.HCM trao quyền chủ động cho các trường chọn lựa bộ sách phù hợp nhất với đặc thù nhà trường và năng lực học sinh để sử dụng trong năm học mới.

Ph huynh… th phào

Có con học lớp 10 năm học tới tại Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), chị Ngô Thị Thu cho biết, ban đầu khi nhà trường công bố danh mục SGK sẽ sử dụng trong năm học mới với các đầu sách ở cả 3 bộ sách là Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều, gia đình rất lo lắng, sợ gặp khó khăn khi mua sách. Tuy nhiên, ngay sau đó nhà trường đã có thông báo là hỗ trợ học sinh đăng ký mua SGK theo môn học đã lựa chọn. “Phụ huynh chỉ cần đăng ký vào đường link được nhà trường thiết kế sẵn và chọn SGK theo các môn học lựa chọn sẽ được nhà trường lên danh sách trọn bộ theo môn học đã được xếp lớp. Phụ huynh chỉ việc đóng tiền theo đúng số tiền mà nhà xuất bản thông báo và được nhà trường hẹn ngày giao sách”, chị Thu cho hay. Với những đối tượng học sinh gặp khó khăn về tài chính không thể chuẩn bị được SGK cho năm học mới, lãnh đạo Trường THPT Gia Định cho biết các em liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường sẽ hỗ trợ cho các em mượn sách sử dụng học tập trong năm học mới.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Trung (phụ huynh một học sinh lớp 10 Trường THPT Đào Sơn Tây, TP.Thủ Đức) cũng “thở phào” khi nhận được thông báo nhà trường sẽ hỗ trợ học sinh đăng ký và mua SGK năm học mới theo môn học lựa chọn khi phụ huynh làm thủ tục hồ sơ nhập học. Anh Trung kể, theo thông báo của nhà trường, danh mục SGK lớp 10 sử dụng trong năm học 2022-2023 gồm có 3 bộ sách là Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Nếu gia đình tự mua ở nhà sách, chắc chắn sẽ rất khó khăn để có thể “gom” đủ bộ sách. “Khi đưa con ra nhà sách, tôi thấy có nhà sách còn chưa bán sách theo hình thức xé lẻ. Ở nhiều nhà sách thậm chí còn chưa đủ các bộ sách, có nhà sách còn hẹn đến giữa tháng 8 mới có đủ bộ sách. Thế nhưng, tâm lý của phụ huynh là phải chuẩn bị sách từ trước để an tâm, nếu không mua được sách sẽ rất khó khăn cho phụ huynh khi chuẩn bị năm học mới cho con”, anh Trung bày tỏ.

Tuy nhiên, anh Trung đánh giá, việc nhà trường hỗ trợ học sinh đăng ký mua SGK trong năm học mới là đã “gỡ khó” cho phụ huynh rất nhiều, giúp học sinh an tâm bước vào năm học mới.

Không đ hc sinh không có sách giáo khoa

Để thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM) lưu ý các nhà trường phải trang bị đầy đủ các bộ SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt tại thư viện trường, ngoài bộ sách được nhà trường lựa chọn sử dụng giảng dạy trong năm học mới, qua đó tạo điều kiện cho giáo viên thiết kế bài giảng. Cạnh đó, thư viện trường cũng phải trang bị thêm nhiều bộ SGK sẽ giảng dạy trong năm học mới, hỗ trợ cho những đối tượng học sinh khó khăn không có điều kiện mua SGK được mượn sách sử dụng trong năm học mới. “Các trường phải thống kê số học sinh khó khăn để cho các em mượn sách, tạo điều kiện cho các em đến trường học tập. Tuyệt đối không để tình trạng học sinh nào không có SGK trong năm học mới”, ông Tân nói. Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh trang bị sách trong năm học mới, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường đóng vai trò làm đầu mối, kết nối phụ huynh, học sinh với các nhà xuất bản để mua sách. Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định, các trường không tổ chức phát hành mà chỉ phối hợp với các nhà xuất bản, hỗ trợ phụ huynh, học sinh tiếp cận nguồn SGK đảm bảo 3 tiêu chí gồm đúng giá quy định, đầy đủ và kịp thời phục vụ cho nhu cầu sử dụng của học sinh trong năm học mới.

DY HC SINH BÀI HC V S S CHIA, BIT GIÚP Đ BN BÈ

Tại TP.HCM, việc cho học sinh khó khăn mượn SGK sử dụng không phải là cách làm quá mới mà đã được nhiều trường học áp dụng, triển khai nhiều năm nay. Tuy nhiên, cách làm này không phải là đại trà mà mới chỉ theo hình thức đơn lẻ ở một vài cơ sở giáo dục, giúp học sinh khó khăn có SGK để đến trường, bớt tốn kém mà lại tiết kiệm, có thể dùng được nhiều năm sau. Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (giáo viên Trường Tiểu học Bình Trị 2, Q.Bình Tân) cho biết bản thân cô cũng thường xin hoặc mượn lại SGK cũ của học sinh lớp mình chủ nhiệm năm học trước để hỗ trợ cho những học sinh khó khăn của lớp chủ nhiệm trong năm học mới. Cách làm này giúp nhiều học sinh khó khăn trong lớp có SGK. “Vào cuối mỗi năm học, tôi thường đề cập vấn đề này với phụ huynh và nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của nhiều phụ huynh. Đa phần phụ huynh sẽ tặng lại luôn. Khi tiếp nhận danh sách học sinh trong năm học mới, tôi sẽ nắm bắt hoàn cảnh gia đình từng em để có hướng hỗ trợ các em trong năm học mới, bao gồm cả SGK và đồ dùng học tập. Đặc biệt, với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách làm này càng trở nên ý nghĩa hơn vì một bộ SGK mới có giá thành không phải rẻ. Khi chia sẻ SGK theo hình thức này giúp các học sinh khó khăn có sách học tập, tránh lãng phí, nhất là dạy được các em bài học về sự sẻ chia, biết giúp đỡ bạn bè”, cô Huyền nói.

Cô N.T.H (giáo viên ở một trường THPT trên địa bàn huyện Hóc Môn) cho biết, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một bộ SGK lớp 10 có mức giá cao hơn trước kia. Với học sinh ngoại thành, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thì việc được nhà trường hỗ trợ cho mượn một bộ SGK sử dụng trong năm học mới là điều vô cùng ý nghĩa và cần thiết. “Có những năm ở lớp tôi chủ nhiệm có tới trên 40% học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, được hỗ trợ về SGK sẽ phần nào giúp các em và gia đình được chia sẻ, hỗ trợ, an tâm trong học tập”, cô N.T.H bày tỏ.

Về vấn đề SGK cho năm học mới, trong buổi làm việc với TP.HCM mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gợi mở TP.HCM đi tiên phong trong việc dùng ngân sách mua khoảng 70% SGK để học sinh sử dụng, giữ từ năm này sang năm khác.

Bài, ảnh: Yến Hoa