Thứ ba, 7/1/2020, 20h11

Nhạc sĩ Duy Thịnh và “Con đường em trong mơ”

Đot gii nhì trong cuc thi sáng tác ca khúc v ngành GTVT do B GTVT phi hp vi Hi Nhc sĩ Vit Nam t chc năm 2016 nhưng bài hát sau đó li có sc lan ta trong trưng hc và đưc nhiu thy cô, hc sinh yêu thích. Đó chính là ca khúc “Con đưng em trong mơ” ca nhc sĩ Duy Thnh đưc nhiu ca sĩ th hin thành công.

Nhc sĩ Duy Thnh gii thiu ca khúc “Con đưng em trong mơ” trên sóng truyn hình VTV4

1.Trước đó, ngay trong đợt báo cáo đầu tiên của chương trình Tác phẩm mới của Hội Âm nhạc Hà Nội, bài hát “Con đường em trong mơ” đã trở thành khuôn mặt âm nhạc mới lạ nhưng bắt đầu gây chú ý đối với người trong nghề. Bài hát như một lời tự sự tâm tình của một đứa trẻ người miền núi kể về một con đường mới mở trong bản làng, nhưng con đường đó lại có ý nghĩa hơn vì đó là con đường đưa em từ nhà đến trường, đến lớp: “Giờ về buôn em đã có đường rồi này/ Mẹ không còn phải đi xa cái rẫy/ Cầu cũng đi qua con suối to rồi/ Cho em được tới lớp gần hơn”. Có thể nói, những con đường ở miền núi chạy quanh sườn đồi, băng qua khe suối lại có một ý nghĩa lớn lao hơn khi những con đường đó được sinh ra từ công sức cải tạo của con người. Nhạc sĩ Duy Thịnh cho biết: “Khi đợt vận động sáng tác ca khúc về ngành xây dựng được thông báo, ấn tượng đầu tiên là hình ảnh những đứa trẻ vùng đất Tây Nguyên ngày 2 lần vượt thác lũ băng đèo đến trường để đi tìm con chữ. Những buổi sáng tinh sương, những đứa trẻ 9 tuổi ấy đã phải đi bộ xuyên rừng, trèo núi và qua những khúc sông nước. Những lần khác tôi còn thấy cảnh các em đu dây vượt qua con suối hay có em còn được người lớn bỏ vào bao ni-lông để vượt suối. Chính hình ảnh ấn tượng đó mà ca khúc “Con đường em trong mơ” đã ra đời”. Con đường đến trường gần nhất của các em miền núi cũng mất 4km, xa nhất đến 17km. Khi viết ca khúc này, nhạc sĩ Duy Thịnh chỉ mong muốn các em có được con đường gần nhất đến trường.

Mở đầu ca khúc là hình ảnh những con đường mà em kể cho mọi người thấy: “Đường cha thì trên núi” theo cách nói mộc mạc trong câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Tiếp theo là hình ảnh “Lên rẫy là đường của mẹ”. Trên giai điệu âm nhạc Tây Nguyên, hình ảnh con đường của em hiện ra không còn bằng phẳng như con đường của cha của mẹ: “Núi núi núi núi cao cao/ Sương sương sương sương còn chưa tan”. Tuy lời bài hát không diễn tả độ cao nhưng cách dùng điệp từ đặc biệt để miêu tả con đường đã cho người nghe hình dung ra được con đường đến lớp biết bao vất vả từ lúc tinh sương chưa rõ mặt người.

Ca sĩ Đông Quân cho biết: “Mt ln khi xem chương trình trên VTV4 đưc nghe bài hát “Con đưng em trong mơ” ca nhc sĩ Duy Thnh, tôi tht s xúc đng vì giai điu ngt ngào, tr tình và sâu lng. Bài hát đã nói h lòng ngưi v s hy sinh cao c ca nhng k sư tâm hn, nht là các thy cô giáo  vùng cao đang phi chu quá nhiu thit thòi mà không phi ai cũng có th có đưc tm lòng yêu tr như thế”.

2.Sau khi đi qua lời tự sự, bài hát nối nhịp bước vào cao trào với tiết tấu nhanh: “Cô đưa các em băng qua con suối, băng qua dốc, băng qua rừng, băng qua cơn lũ mưa rừng chợt về...”. Hình ảnh cô giáo dạy chữ xuất hiện trong bài hát đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho đàn em thơ như xua tan hết cực nhọc vất vả những bước chân đến lớp. Đó cũng là hình ảnh những thầy cô giáo trẻ vừa mới ra trường sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn đem hết nhiệt huyết của mình đi gieo ánh sáng tới khắp bản làng xa xôi trong nhiều bài hát quen thuộc như: “Cô giáo về bản” (Trương Hùng Cường), “Cô giáo miền xuôi” (Mộng Lân), “Cô gái Tày cầm đàn lên đỉnh núi” (Văn Ký).  Lòng yêu nghề, tình thương trẻ đã thắp lên ngọn lửa say mê gánh chữ lên non vì đàn em thơ ngây. Đó không chỉ là lòng biết ơn của các em nhỏ đối với thầy cô của mình mà còn là sự tri ân của tác giả đối với những thế hệ thầy cô giáo dạy dỗ cả một thế hệ tương lai thành người. Không trực tiếp đi thẳng vào chủ đề nhà giáo nhưng bài hát đã là một cách tôn vinh nghề dạy học cao quý nhất trong những nghề cao quý mà truyền thống xưa nay vẫn không bao giờ quên. “Con đường em trong mơ” nay đã trở thành hiện thực mà em vẫn ngỡ trong mơ…

Ngoài những ca từ cụ thể, nhạc sĩ Duy Thịnh còn khéo léo đưa vào những tiếng đệm, tiếng láy mang đậm bản sắc của âm nhạc Tây nguyên như: hơ hớ hớ, ơ hờ hơ, ế ế ế ê ế ê ề... đã làm cho ca khúc có thêm một nét riêng rất đặc sắc trong giai điệu. “Con đường em trong mơ” từng đoạt giải thưởng cao nhưng phần thưởng cao quý hơn cho tác giả là bài hát đã dần đi vào đời sống âm nhạc và trở thành một tác phẩm về nghề giáo đẹp được mọi người yêu thích.

Bài, ảnh: Hương Thy