Thứ ba, 9/8/2022, 16h47

Nhiều giải pháp xây dựng thư viện thông minh

Chun b l trình v ngun nhân lc, s hóa ngun hc liu, đi mi phương pháp ging dy… là cách thc đang đưc nhiu trưng hc ti TP.HCM hoàn thin đ tiến ti xây dng thư vin thông minh.


Thư vi
n thông minh ti Trưng THCS Trn Quc Ton 1 đưc xem là mô hình tiêu biu ti TP.Th Đc

“Thư vin trong lp hc - Lp hc trong thư vin”

Được xem là đơn vị sớm thành công với việc xây dựng mô hình thư viện thông minh trên địa bàn TP.Thủ Đức, Trường THCS Trần Quốc Toản 1 hiện có thư viện với hơn 1.000 đầu học liệu số do giáo viên các tổ bộ môn xây dựng cùng gần 6.000 nguồn tài nguyên số được kết nối từ Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, phục vụ đa dạng nhu cầu giảng dạy, học tập, đổi mới giáo dục của trường. Từ thực tế triển khai và vận hành thư viện thông minh tại đơn vị, cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, quan trọng nhất là làm sao tận dụng được tối đa, triệt để không gian, nguồn tài nguyên của thư viện để nâng cao hiệu quả dạy học, khiến học sinh thích thú, nhất là với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. “Tại trường xuất hiện các “lớp học trong thư viện” và “thư viện trong lớp học”. Tức là trong từng giờ học, giáo viên có thể linh động đổi mới không gian lớp học khi tổ chức giờ học ở thư viện sao cho phù hợp với hoạt động giáo dục trong bài học đó. Hoặc, ngồi ngay tại lớp, thầy trò vẫn có thể truy cập vào thư viện để sử dụng nguồn tài liệu tại đây. Học sinh hình thành thói quen tự học, tìm kiếm các tài liệu học tập trước và sau bài học ngay trong thư viện số chỉ với một tài khoản…, giúp giờ học trở nên thú vị và hiệu quả hơn”, cô Hằng chia sẻ.

Đối với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cô Hằng cho biết, thư viện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên đổi mới, nhất là những bộ môn mới như khoa học tự nhiên; lịch sử - địa lý. Giáo viên từng tổ, khối sẽ cùng ngồi lại để xây dựng giáo án theo từng tuần, dạy thử và đưa vào kho học liệu số trong thư viện. Chia sẻ về hành trình 4 năm xây dựng thư viện thông minh, cô Hằng đánh giá, trở ngại lớn nhất khi xây dựng thư viện thông minh không hẳn nằm ở yếu tố công nghệ mà chính yếu là yếu tố con người có sẵn sàng đón nhận và đổi mới không. Vì thế, lộ trình xây dựng thư viện thông minh được trường quan tâm trước hết là yếu tố dân vận, thống nhất trong đội ngũ, phụ huynh, học sinh. Cùng với đó, khảo sát đánh giá tổng thể thực trạng cơ sở vật chất để thiết kế thư viện thông minh theo hướng phù hợp nhất với đặc thù đội ngũ, học sinh và mục tiêu của trường, chú trọng đến yếu tố số hóa kho học liệu, bồi dưỡng đội ngũ. Đặc biệt, thư viện thông minh của trường được xây dựng theo hướng đa chức năng, đa nhiệm vụ cho nên các hạng mục được tách ra, sắp xếp thực hiện từng năm theo mức độ, nhu cầu… “Từ năm học 2018-2019, trường đã bước đầu xây dựng các bài giảng điện tử và đưa các tài liệu số hóa lên thư viện. Trong chỉ tiêu chuyên môn, trường cũng giao nhiệm vụ cho giáo viên xây dựng những bài giảng điện tử để thầy cô quen tay, đổi mới, thích nghi, từng bước giúp số hóa nguồn học liệu của trường đưa vào kho học liệu số thư viện để phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Trường thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng về việc vận hành, quản lý, nâng cao năng lực số, vận dụng tài nguyên số trong đổi mới dạy học cho giáo viên và nhân viên thư viện. Bởi chỉ khi thầy cô hiểu, vận dụng tốt thì mới có thể làm chủ, triển khai tốt và hướng dẫn cho học sinh”, cô Hằng chia sẻ.


H
c sinh tiu hc ti TP.HCM trong mt gi h thư vin (nh minh ha)

Bên cạnh yếu tố con người, cô Hằng cho biết thêm, trường còn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị đường truyền, tích hợp các phần mềm phù hợp trong hệ thống thư viện. 30 máy tính bảng được trường đầu tư trong thư viện phục vụ các hoạt động đổi mới học tập.

Xây dng l trình phù hp

Chia sẻ về khó khăn khi xây dựng thư viện thông minh, cô Phạm Thị Thùy Trang (Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Bình, TP.Thủ Đức) cho hay, khó khăn trước hết là về nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị, kế đó là năng lực công nghệ thông tin của nhân viên thư viện còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng các phần mềm hiện đại… Từ những khó khăn này, cô Trang cho biết, trường đã xây dựng lộ trình phù hợp với nhiều giải pháp hướng đến xây dựng thư viện thông minh. Trong đó, biến thư viện thành thư viện thân thiện với không gian mở, khuyến khích học sinh đến thư viện, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với sách. Không gian thư viện không chỉ để đọc sách mà còn là nơi để học sinh tham gia các hoạt động như tô tượng, chơi cờ vua, làm đồ handmade. Song song đó, trường đẩy mạnh thư viện xanh ngoài trời, mở rộng không gian đọc sách cho học sinh… “Thư viện thông minh đòi hỏi sự đầu tư bài bản từ cơ sở vật chất cho đến trang thiết bị, phương pháp hoạt động, quản lý. Việc xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh là lộ trình để trường tiến tới xây dựng thư viện thông minh với sự hoàn thiện về cơ sở vật chất và con người. Dịch Covid-19 được xem là cơ hội để trường đẩy mạnh lộ trình xây dựng thư viện thông minh khi giáo viên mạnh dạn hơn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học”, cô Trang nói. Lộ trình xây dựng thư viện thông minh tới đây sẽ được Trường Tiểu học An Bình thực hiện với việc tuyển dụng nhân viên thư viện, bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao nhận thức của đội ngũ, phụ huynh, học sinh về trường học thông minh; phát triển thư viện thông minh trong giai đoạn 2…

Tương tự, giải pháp xây dựng thư viện thông minh cũng được Trường Tiểu học Linh Chiểu (TP.Thủ Đức) chia ra với nhiều giai đoạn, từng bước đưa thư viện truyền thống tiệm cận với mô hình thư viện thông minh. Đại diện trường thông tin, trường đầu tư cơ sở hạ tầng đủ mạnh, lựa chọn phần mềm thích hợp, đặc biệt là tạo điều kiện để nhân viên phụ trách thư viện học tập nâng cao trình độ phù hợp với việc vận hành thư viện thông minh. Bên cạnh đó, trường xây dựng cấu trúc thư viện thông minh với không gian số, ứng dụng công nghệ thông trong quản lý và tự động hóa thư viện. “Hiện nay trường đã thành lập Ban thư viện trường với các thành viên tâm huyết, giỏi tin học, hỗ trợ cho cán bộ thư viện trong thực hiện kế hoạch xây dựng thư viện điện tử. Đội ngũ này thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để có thể vận hành đồng bộ với thư viện thông minh”, đại diện trường cho hay.

Bài, ảnh: Quang Long