Thứ ba, 9/6/2020, 20h20

Nhiều hình thức giúp học sinh lớp 12

Thi gian ging dy và ôn tp không có nhiu, đ đm bo khi lưng kiến thc cho hc sinh (HS) lp 12 tham gia k thi tt nghip THPT năm 2020, nhiu trưng THPT trên đa bàn TP.HCM đã kết hp ging dy trc tuyến nhà song song vi hc trc tiếp ti lp.

Giáo viên tâm lý Trường THPT Lê Trọng Tấn tư vấn ngành nghề cho học sinh lớp 12

Bên cạnh đó, công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS tiếp tục được duy trì theo nhiều hình thức, trong đó có sự tham gia của giáo viên tâm lý.

Kết hp dy hc trc tiếp và trc tuyến

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại Trường THPT Lê Trọng Tấn (Q.Tân Phú), chiến lược ôn tập cho HS lớp 12 được nhà trường xây dựng ngay từ những ngày đầu HS đi học trở lại sau kỳ nghỉ dài. Căn cứ vào kết quả học kỳ I, nhà trường tổ chức lớp bồi dưỡng miễn phí riêng cho HS yếu, kém học trong hai ngày cuối tuần, cả sáng và chiều ở tất cả các môn. Riêng HS lớp 12, các lớp bồi dưỡng sẽ tập trung ở những môn thi tốt nghiệp THPT và theo bài thi tổ hợp. Đặc biệt, với HS lớp 12, việc học trực tuyến vẫn được duy trì, kết hợp song song với học trực tiếp trên lớp. Thầy Nguyễn Văn Cường (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, thời điểm này, bên cạnh việc hoàn tất chương trình học kỳ II thì giáo viên còn ôn lại kiến thức học kỳ I và bồi dưỡng thêm những kiến thức HS bị “hổng” trong quá trình học trực tuyến. Ở các môn thi tốt nghiệp, nhà trường cũng tăng cường thêm thời lượng tiết học. “Ngoài việc giảng dạy trên lớp, từng tổ bộ môn xây dựng thêm những bài tập, câu hỏi, đề cương, kiến thức bổ sung để gửi cho HS trong giờ học trực tuyến tại nhà thông qua group từng lớp. Qua đó, HS có thể tương tác kiến thức với thầy cô và bạn bè khi ở nhà. Những kiến thức không hiểu, các em sẽ hỏi trực tiếp trên lớp, giúp việc học vừa tiết kiệm thời gian, vừa hiệu quả”, thầy Cường cho biết.

Trong khi đó, theo tính toán, HS lớp 12 của Trường THPT Nguyễn Huệ (Q.9) sẽ có khoảng 1 tháng để tập trung ôn tập trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cô Dương Thị Hải Quý (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết khó khăn nhất cho giáo viên hiện nay là thời gian ngắn ngủi nhưng lại phải đảm nhiệm, hoàn thành nhiều vai trò. Đó là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa hoàn tất chương trình học kỳ II và phải rà soát trang bị lại kiến thức cho HS trong quá trình học trực tuyến; đồng thời bố trí, sắp xếp thời gian ôn tập thi tốt nghiệp THPT cho HS. “Tỷ lệ HS lớp 12 của nhà trường tham gia học trực tuyến theo thống kê lên đến gần 100%. Tuy nhiên, thực chất hiệu quả thì lại không quá cao. Do vậy, khi HS đi học lại sau kỳ nghỉ dài, bắt buộc giáo viên phải vừa dạy vừa phải nắm bắt kiến thức của HS, đồng thời kịp thời giải đáp các thắc mắc của HS, giúp các em bổ sung kiến thức”, cô Quý chia sẻ.

Cô Quý cũng nhìn nhận, mặc dù chương trình đã có sự tinh giản nhưng gắn với hoàn cảnh hiện tại thì khối lượng kiến thức còn khá nặng nề đối với cả thầy và trò trong khi thời gian không còn nhiều. Thậm chí, ở một số môn thi tốt nghiệp THPT, kiến thức còn có chương trình lớp 11 nên giáo viên phải hệ thống lại. “Hiện tại một số giáo viên vẫn áp dụng dạy học trực tuyến cho HS lớp 12 theo hình thức giao đề cương ôn tập, bài tập về nhà, giảng kiến thức khó… để giảm bớt áp lực bài vở, kiến thức cho các em. Hình thức này cũng cho phép giáo viên bồi dưỡng sâu hơn theo từng đối tượng HS”, cô Quý cho biết.

“Bt mch” ngành ngh cho hc sinh

Để “bắt mạch” HS lớp 12 trước ngưỡng cửa chọn lựa ngành nghề, tại Trường THPT Lê Trọng Tấn không chỉ có giáo viên chủ nhiệm vào cuộc mà nhà trường còn phát huy vai trò của giáo viên tâm lý. Để tiện tư vấn cho đông đảo HS, cô Lê Thị Bích Hạnh (giáo viên tâm lý của trường) đã lập ra Fanpage tư vấn học đường, đồng thời thành lập CLB hướng nghiệp. “Các em HS thường xuống phòng tư vấn tâm lý tìm tôi vào giờ ra chơi hoặc nhắn tin trực tiếp trên Fanpage. Những băn khoăn của các em là mong muốn tìm hiểu ngành nghề, tìm hiểu về trường học, xu hướng ngành nghề hiện tại gắn với sở thích bản thân…”, cô Hạnh nói.

Mặc dù vậy, cô Hạnh cho rằng nhiều HS vẫn có sự nhầm lẫn vai trò của giáo viên tâm lý học đường. Nhiều em hỏi rằng, muốn học ngành này thì phải đăng ký vào trường nào?, trường ĐH này là trường công hay tư?... “Giáo viên tâm lý chỉ đảm nhiệm vai trò tham vấn hướng nghiệp cho HS chứ không thể nào làm thay công việc tư vấn tuyển sinh cho các trường ĐH. Trước mỗi băn khoăn của HS, tôi lại phải bắt đầu bằng việc đặt ra những câu hỏi dựa theo những bài kiểm tra trắc nghiệm để các em hiểu thật sự về năng lực của bản thân, gia đình, ngành nghề, những thách thức của ngành nghề để chọn lựa môi trường học phù hợp”, cô Hạnh chia sẻ.

Theo cô Hạnh, quan trọng hơn cả vẫn là sự lắng nghe, ghi nhận và tích cực giải đáp. “Thực ra đến thời điểm này, hầu hết HS đã có những định hình riêng về ngành nghề, trường học mà bản thân mình sẽ chọn. Việc cần làm của giáo viên tâm lý là cùng với giáo viên chủ nhiệm giúp HS nhận ra ngành nghề nào, môi trường nào phù hợp nhất với năng lực, điều kiện gia đình và sở thích của các em. Thậm chí, đôi khi chỉ là ngồi xuống để củng cố thêm niềm tin, động viên, tiếp thêm động lực học tập cho các em”, cô Hạnh nhìn nhận.

Trong khi đó, thầy Võ Thanh Toàn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức, Q.Thủ Đức) chia sẻ: “Công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS lớp 12 được nhà trường làm rất kỹ ngay từ học kỳ I. Trong thời gian dạy học trực tuyến, ngoài việc giảng dạy kiến thức, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn còn phải đảm nhiệm thêm công việc tư vấn và giải đáp các thắc mắc lựa chọn ngành nghề của HS, để làm sao phù hợp nhất với năng lực và tố chất của các em. Khi đi học trở lại, các thắc mắc này được làm rõ hơn, củng cố lại. Các giáo viên tâm lý của nhà trường cũng xây dựng thêm kế hoạch tư vấn cho HS, đảm bảo có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của các em về ngành nghề”.

Việc mở ra nhiều “chân rết” tư vấn cho HS như vậy, theo thầy Toàn là nhằm hướng tới việc giúp HS chọn được nguyện vọng phù hợp, tận dụng hiệu quả các cơ hội vào ĐH. “Quan trọng hơn cả là giúp các em nhìn ra năng lực, sở trường của bản thân. Nhất là có thể cùng các em gỡ những khó khăn trong chọn lựa ngành nghề”, thầy Toàn nói.

Bài, ảnh: Quang Long