Thứ tư, 29/6/2022, 16h02

Nhiều hình thức khen thưởng học sinh

Theo thông tư đánh giá mi, năm hc 2021-2022, hc sinh khi 6 không còn đưc khen thưng “Hc sinh tiên tiến”. Thay vào đó, các trưng THCS có nhiu hình thc khen thưng đ ghi nhn s tiến b, đng viên kp thi hc sinh.


Năm hc va qua, các trưng THCS có nhiu hình thc khen thưng đ ghi nhn, đng viên s n lc ca hc sinh trong hc tp và rèn luyn (nh minh ha)

B hình thc khen thưng “Hc sinh tiên tiến”

Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về đánh giá học sinh trung học theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bắt đầu áp dụng cho học sinh khối 6 từ năm học 2021-2022 và thực hiện cuốn chiếu đối với các khối tiếp theo theo lộ trình thực hiện chương trình. Điểm mới nhất của Thông tư 22 là quy định về khen thưởng học sinh cuối năm. Theo đó, Thông tư 22 quy định: Khen thưởng danh hiệu “Học sinh xuất sắc” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm học đạt từ 9.0 trở lên. Khen thưởng danh hiệu “Học sinh giỏi” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt. Ngoài ra, hiệu trưởng có thể khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học. Những học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng. Như vậy, Thông tư 22 áp dụng theo Chương trình GDPT 2018 không còn hình thức khen thưởng với “Học sinh tiên tiến”. Trước thay đổi này, khi đưa Thông tư 22 vào thực tế, nhằm tạo tính công bằng, ghi nhận sự cố gắng của học sinh, các trường THCS tại TP.HCM đã xây dựng nhiều hình thức khen thưởng cho học sinh. Cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) cho hay, nhà trường đã linh động thêm nhiều hình thức khen thưởng khác trong dịp cuối năm để học sinh cảm thấy được ghi nhận, khuyến khích các em cố gắng, phấn đấu hơn. “Năm nay, nhà trường có 45% học sinh khối 6 được khen thưởng danh hiệu “Học sinh xuất sắc”, “Học sinh giỏi” cuối năm. Số học sinh còn lại các lớp đều có hình thức khen thưởng, động viên riêng để ghi nhận quá trình các em đã nỗ lực hoàn thành năm học với nhiều khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm ở mỗi lớp đã trao đổi với hội phụ huynh lớp thưởng cho mỗi học sinh 5 cuốn tập. Ngoài ra, tùy từng lớp, giáo viên chủ nhiệm có thêm các phần thưởng riêng ghi nhận sự nỗ lực của học sinh”, cô Trâm chia sẻ.

Trong khi đó, tại Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình), trong năm đầu tiên áp dụng Thông tư 22 đánh giá học sinh khối 6 học Chương trình GDPT 2018, nhà trường đã linh động có thêm phần thưởng cho học sinh trung bình và khá. Trong đó, học sinh khá được thưởng 10 cuốn tập, còn học sinh trung bình được thưởng 5 cuốn tập. Các em được nhận thưởng tại lớp. “Đây là hình thức khen thưởng mới, được nhà trường áp dụng trong năm nay khi Thông tư 22 không còn khen thưởng với “Học sinh tiên tiến”. Với cách thức này, mọi học sinh đều nhận thấy được nhà trường ghi nhận sự tiến bộ, tuy không còn “mưa giấy khen” nhưng vẫn đánh giá sự tiến bộ của học sinh”, thầy Nguyễn Xuân Đắc (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết. Bằng cách thức thực hiện như trên, thầy Đắc nhận định, dù không còn khen thưởng “Học sinh tiên tiến”, song Thông tư 22 có nhiều điểm mới hướng tới ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Trước đây, thông tư cũ chỉ chú trọng vào khen thưởng trong học tập; tuy nhiên, với Thông tư 22 thì lại cho phép nhà trường đánh giá học sinh ở nhiều khía cạnh, giúp các em tự tin hơn với thế mạnh của mình. “Năm học tới, khi Thông tư 22 áp dụng cho khối 6 và khối 7, nhà trường sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong đánh giá, khen thưởng học sinh, kịp thời ghi nhận sự tiến bộ, nỗ lực của các em. Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải quan sát, đánh giá kịp thời nỗ lực của học sinh. Ngay như trong một hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, nếu các em thể hiện tốt cũng cần ghi nhận, khen thưởng”, thầy Đắc nói.

Cách thc đánh giá thay đi, giáo viên phi thay đi theo

Cuối năm học này, Trường THCS Lữ Gia (Q.11) đã ghi nhận sự tiến bộ của học sinh khối 6 trong suốt quá trình học để có nhiều hình thức khen thưởng, động viên. Ngoài học sinh xuất sắc, học sinh giỏi có giấy khen, ở từng lớp đều có hình thức khen thưởng riêng như tổ chức tiệc liên hoan cuối năm, tặng tập, sổ cho các em… “Với những học sinh có phấn đấu trong quá trình học hoặc các em đã khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập thì có thể học lực của các em chỉ trung bình nhưng nhà trường sẽ ghi nhận và đánh giá hạnh kiểm tốt. Cách đánh giá mới này giúp giáo viên, phụ huynh nhìn thấy sự nỗ lực của học sinh; song để thực hiện tốt, không khiến học sinh cảm thấy bản thân thua thiệt so với bạn bè thì đòi hỏi mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải đổi mới trong tư duy đánh giá, ghi nhận mọi sự tiến bộ và thế mạnh của học sinh. Điều này cần cả quá trình thay đổi bởi nhiều cách đánh giá đã đi vào lối mòn của giáo viên”, cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng nhà trường) nhìn nhận.

Nhìn lại một năm học áp dụng Thông tư 22, cô Hứa Thị Diễm Trâm đánh giá học sinh đã được ghi nhận sự tiến bộ, các em mạnh dạn, tự tin thể hiện thế mạnh của mình. Thông tư 22 theo chương trình mới rất thoáng, tưởng là thiệt thòi khi “Học sinh tiên tiến” không được khen thưởng, thế nhưng, nếu áp dụng một cách linh hoạt theo đúng tinh thần của thông tư thì rõ ràng các em đã được ghi nhận nhiều hơn. Quan trọng là cách thức khen thưởng, ghi nhận của nhà trường. “Năm học tới khi áp dụng với khối 6 và khối 7, nhà trường sẽ có thêm những định hướng để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đa dạng hơn nữa việc ghi nhận đánh giá học sinh, từ đó tư vấn cho lãnh đạo nhà trường khen thưởng các em trước lớp, trước trường. Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh sự phối hợp giữa giáo viên và hội phụ huynh để cùng động viên, khích lệ học sinh cố gắng hơn nữa. Mục tiêu của chương trình là đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh. Vì vậy, khi đánh giá học sinh cũng cần phải bám theo mục tiêu này, cụ thể hóa các mục tiêu đánh giá phù hợp với lứa tuổi học sinh. Khi thông tư thay đổi, mỗi giáo viên phải thay đổi theo. Thay đổi không chỉ phương pháp giảng dạy mà còn phải thay đổi tư duy, không phải là tư duy chỉ có “trò giỏi cô mới thương” mà phải nhìn nhận mọi thế mạnh của học sinh như nhau. Về điều này thì hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quan trọng, làm sao hướng cả đội ngũ tới việc ghi nhận sự tiến bộ của học sinh nhưng không màu mè, hình thức”, cô Trâm cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa