Thứ sáu, 27/5/2022, 09h45

Nhiều hoạt động đổi mới môn học

Ngay khi dch Covid-19 trên đa bàn TP.HCM đưc kim soát, các trưng hc đã t chc nhiu hot đng giáo dc sôi ni, mang đến không khí hc đưng vui nhn, gii ta áp lc hc tp cho hc sinh.


Hc sinh Trưng THPT Đào Sơn Tây trình din thi trang các dân tc trong tiết hc

Sm vai tri nghim trong môn hc

Tổ bộ môn sinh học - địa lý Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức) vừa tổ chức tiết học liên môn cho học sinh khối 12 qua dự án “Quê tôi”. Tham gia tiết học, ngoài tìm hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý, học sinh còn được sắm vai, hòa mình giới thiệu về văn hóa truyền thống của nhiều địa phương trên cả nước như đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, với các món ăn đặc trưng, trang phục truyền thống… Bên cạnh đó, học sinh còn thiết kế nhiều sản phẩm liên quan đến văn hóa các địa phương ấy. Cô Hoàng Thị Hảo (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, bằng cách trực tiếp tham gia thiết kế sản phẩm, học sinh đã tự mình tìm hiểu về văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi vùng miền, bao gồm cả lịch sử, địa lý, cây trồng, đặc sản… Kiến thức môn học vì thế cũng dễ dàng tiếp thu một cách tự nhiên. “Việc đổi mới cách tiếp cận môn học cho học sinh khối 12 giúp các em cảm thấy môn học thú vị, kiến thức cũng trở nên gần gũi hơn. Đặc biệt, sau thời gian học trực tuyến kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì hoạt động đổi mới môn học khiến học sinh thích thú, giảm bớt căng thẳng, chuẩn bị tâm lý bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới”, cô Hảo nói.


H
c sinh Trưng THPT Nguyn Th Diu thc hin thí nghim hóa hc vui

Tương tự, chuyên đề “Hóa học vui” được Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3) tổ chức mới đây cũng mang đến nhiều thích thú cho học sinh toàn trường. Trong chuyên đề, học sinh được sắm vai các nhà khoa học, thực hiện những thí nghiệm khoa học vui, chia sẻ quy trình làm rượu vang… Đại diện nhà trường cho biết, kiến thức hóa học vốn khô khan và không phải học sinh nào cũng thấy hứng thú, thậm chí nhiều em còn cảm thấy “không ưa” môn học. Thế nhưng, với trải nghiệm từ các hoạt động mà chuyên đề mang lại, học sinh lại vô cùng thích thú, rộn rã tiếng cười. “Rất đơn giản, với chuyên đề, các em biết làm thế nào để lên men rượu vang từ trái cây... Kiến thức hóa học thuần túy đã trở nên sinh động, bước ra ngoài trang sách và hiện diện trong đời sống thường nhật, đưa môn học trở nên gần gũi, thú vị hơn rất nhiều”, vị đại diện cho biết.

Lp hc… ngoài sân trưng

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Q.1), các tiết học trải nghiệm được thực hiện… trên sân trường. Không gian lớp học trong 4 bức tường đã vượt ra ngoài sân trường, tận dụng chính các thiết chế văn hóa của trường để đưa vào bài học, giúp tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của học sinh. Trong giờ tập làm văn miêu tả con vật, học sinh lớp 4/4 đã được trực tiếp quan sát con thỏ trong vườn trường. Học sinh nào cũng hào hứng vì có nhiều em chưa nhìn thấy thỏ ngoài cuộc sống bao giờ. “Muốn biết thỏ tên gì, được trường nuôi bao lâu rồi thì các em lại hỏi bác bảo vệ. Bác bảo vệ thả thỏ ra ngoài vườn trường để học sinh dễ quan sát, miêu tả, giải thích cho các em cách chăm sóc thỏ như thế nào. Khi được trực tiếp quan sát, các em miêu tả rất thực tế, sinh động vì dưới góc nhìn của mỗi học sinh, thỏ sẽ được miêu tả với những suy nghĩ, cảm nhận khác nhau”, cô Tạ Lê Nhật Vy (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/4) chia sẻ. Cũng theo cô Vy, khi đưa lớp học ra ngoài sân trường, đổi mới không gian học tập không chỉ giúp việc học trở nên thú vị, dễ hiểu mà điều quan trọng hơn là rèn cho học sinh nhiều năng lực, phẩm chất ngoài sách vở như khả năng quan sát, ghi nhớ, kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi… Điều này sẽ hỗ trợ học sinh rất nhiều ở các môn học khác.


Các em h
c sinh Trưng Tiu hc Nguyn Hu quan sát th trong vưn trưng


Ti
ết hc cùng sách ti thư vin ca hc sinh Trưng Tiu hc Trn Hưng Đo

Trong khi đó, học sinh Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1) lại có những trải nghiệm đầy thú vị, độc đáo với tiết học cùng sách tại thư viện trường. Với đa dạng các đầu sách về thiếu nhi, lịch sử, truyện, tiết học cùng sách còn mang đến cho học sinh nhiều cuốn sách về Bác Hồ với thiếu nhi. Tham gia tiết học, học sinh nào cũng hào hứng lựa chọn những cuốn sách yêu thích. Các em cũng được giáo viên giới thiệu, hướng dẫn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, mang giá trị giáo dục cao. Cô Lê Thanh Hương (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, ngoài việc đổi mới hoạt động dạy và học, tiết học cùng sách tại thư viện còn giúp học sinh mở rộng không gian lớp học, đưa sách đến gần hơn với học sinh để thúc đẩy văn hóa đọc trong trường. “Sau thời gian dài việc học bị ảnh hưởng, gián đoạn do dịch Covid-19, những hoạt động đổi mới, trải nghiệm trong học tập khiến học sinh rất thích thú, hào hứng. Các hoạt động tổ chức vào cuối năm học cũng góp phần thay đổi không khí, tạo ra sự hứng khởi để học sinh chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra học kỳ 2 đạt kết quả cao”, cô Hương chia sẻ.

Bài, ảnh: Quang Long