Thứ ba, 22/9/2020, 18h35

Nhiều người không dùng cầu đi bộ

Để giảm tình trạng ùn tắc giao thông và bảo vệ tính mạng cho người đi đường, nhiều cây cầu đi bộ đã ra đời. Tuy nhiên, một số người vẫn không sử dụng cầu đi bộ, bất chấp nguy hiểm, len lỏi trong dòng xe tấp nập để băng qua đường.


Mt ngưi dân băng qua đưng trưc Bnh vin T Dũ dù phía trên là cu đi b

Đoạn đường Nơ Trang Long (trước cổng Bệnh viện Ung bướu) thường có lượng xe cộ đông đúc. Vào những giờ cao điểm hay xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông gây khó khăn cho người đi bộ lẫn người tham gia giao thông. Trước thực tế đó, một cây cầu đi bộ trước bệnh viện này đã ra đời. Đây được xem là cây cầu đi bộ đầu tiên có thang máy phục vụ người dân, góp phần giải quyết một phần ách tắc giao thông ở các tuyến đường quanh bệnh viện và đảm bảo an toàn cho người đi đường. Chị Ánh Hoa (người dân nuôi bệnh) chia sẻ: “Cầu đi bộ nối 2 khu của bệnh viện rất tiện lợi cho đội ngũ y bác sĩ, bệnh nhân lẫn người dân nuôi bệnh. Khi đi cầu đi bộ, mình sẽ cảm thấy an toàn hơn so với việc băng qua đường, đặc biệt vào những lúc trời tối hoặc mưa”.

Dù biết mặt tích cực của cầu đi bộ nhưng một số người vẫn không hề sử dụng tới. Thay vào đó họ bất chấp nguy hiểm, len lỏi trong dòng xe tấp nập để đi qua đường. Nhiều người cho rằng, việc đi trên cầu đi bộ mất thời gian hơn. “Dù xe hơi nhiều, đôi lúc thấy cũng nguy hiểm nhưng những lúc gấp gáp băng qua đường trực tiếp nhanh hơn là đi vòng lên cầu” - một người dân cho biết.


Hình nh ngưi dân qua đưng trưc Bnh vin Ung bưu

Tại Bệnh viện Bình Dân (đường Điện Biên Phủ, Q.3) cũng có một cây cầu đi bộ nối liền 2 khu của bệnh viện. Cầu có chiều dài hơn 50m, đáy cao tầm 5m, có mái che mưa nắng, bên trong có trần la phông và được chiếu sáng bằng đèn Led. Đặc biệt, bên trong lòng cầu rộng 3,2m bảo đảm cho xe đẩy, giường nằm đi hai chiều và người thân, người đi khám, chữa bệnh qua lại giữa hai khu. Nhưng có người không thích đi trên cầu này vì cho rằng đi trên cầu mệt hơn băng qua đường. Chú Nguyễn Văn Quý nói: “Cầu đi bộ chỉ thích hợp cho người trẻ, còn người lớn tuổi đi hơn khó vì phải đi bộ lên mấy mét, qua đến đầu cầu bên kia phải lội xuống mấy mét rồi tiếp tục vòng lại. Ở quê đâu có cầu đi bộ, muốn qua đường mình chỉ cần băng qua là xong, chắc vậy nên tôi chưa quen đi cầu đi bộ”.

Cây cầu bắc ngang hai khu Bệnh viện Từ Dũ (đường Cống Quỳnh, Q.1) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Dù đoạn đường này luôn luôn trong tình trạng ách tắc, xe cộ nối đuôi nhau, rồi xe chạy ra từ 2 bệnh viện, rất nguy hiểm. Có mặt tại đây vào một buổi chiều, xe cộ cứ nối đuôi nhưng hầu hết mọi người đều vô tư băng ngang qua đường dù cây cầu vượt nằm ngay đó, thông thoáng, có cả mái che, kính chắn nắng. Cây cầu này có thang đi lên nằm ngay trong sân bệnh viện, rất thuận tiện cho người nhà bệnh nhân sử dụng nhưng lượng người không sử dụng cầu đi bộ khá nhiều, khiến nhiều xe đang chạy phải phanh gấp hoặc bóp kèn inh ỏi để cảnh báo người đi bộ.

Bài, ảnh: Thúy Kiu