Thứ sáu, 29/1/2021, 10h56

Nhìn về những “điểm sáng” của “bức tranh giáo dục”

Đúng vào dp này ca Tết Canh Tý năm ngoái, dch Covid-19 bùng phát. Dch bnh nhanh chóng lây lan ra toàn cu, nh hưng đến mi mt ca xã hi, trong đó có giáo dc. Và ngành giáo dc Vit Nam đã ch đng đưa ra nhiu gii pháp đ “hóa gii” khó khăn.


Theo tác gi, ngành giáo dc bưc vào mt năm hc mi vi tâm thế: t tin, ch đng, sáng to, linh hot (nh minh ha). Ảnh: Yến Hoa

Những giải pháp này dù là tạm thời để ứng phó với dịch bệnh, song vẫn làm “bàn đạp” cho sự đổi mới giáo dục trước mắt và lâu dài.

Nhiu đt biến, nhiu đi mi tích cc

Chưa có năm học nào trong tiền lệ lịch sử trước đây như năm học 2020-2021 này, khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 cho học sinh lớp 12 của một số địa phương bị ảnh hưởng dịch bệnh chưa kết thúc, vì còn chờ công đoạn chấm thi, thì cả nước phải bước vào lễ khai giảng năm học mới. Quả thật, đây là năm học với thật nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều niềm vui xen lẫn không ít lo toan. Niềm vui trước nhất mà ai cũng cảm nhận được là, khi dịch Covid-19 đang hoành hành, ít ai dám “mơ tưởng” đến một năm học sẽ kết thúc trọn vẹn nhiệm vụ của nó. Thì nay có thể nói, đã hoàn thành tốt đẹp. Vui vì học sinh cả nước được trả về đúng ý nghĩa của ngày tựu trường, ngày 5-9, “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Điều mà theo tiền lệ trước đây, giáo viên và học sinh cảm thấy mất hết ý vị, vì khai giảng quá lâu sau ngày nhập học. Một niềm vui lớn nhất là, qua “lửa” đã thử được “vàng”, qua “khó khăn” đã thử thách được sự “tùy cơ, ứng biến”. Ngành giáo dục bước vào một năm học mới với tâm thế khác hẳn: tự tin, chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Chẳng hạn những quy định mới về lễ khai giảng gồm trực tiếp và trực tuyến, việc chủ động áp dụng cách thức dạy học trực tuyến. Hay là việc Bộ GD-ĐT công bố nội dung tinh giản chương trình 10 môn học của cấp THCS và THPT, trong đó có nhiều bài học được giảng dạy theo hình thức tích hợp. Và ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đã ban hành văn bản thay đổi cách kiểm tra đánh giá học sinh từ tiểu học, THCS đến THPT. Theo đó, về điểm số, với sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các địa phương đã có quy định giảm tải rất nhiều cột điểm các môn. Đây là chủ trương rất đáng được hoan nghênh đón nhận. Nó là sự chủ động đón đầu để ứng phó với dịch bệnh, vừa là bước chuẩn bị cần thiết cho việc áp dụng chương trình phổ thông mới tới đây.

Từ đầu năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT đã triển khai chương trình tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Đây là lần tập huấn có nhiều điểm đổi mới. Theo đó, mỗi giáo viên tiểu học, THCS, THPT và cán bộ quản lý được cấp một tài khoản cố định riêng để tập huấn. Người được tập huấn truy cập vào địa chỉ taphuan.csdl.edu.vn của Bộ GD-ĐT, sau đó đăng ký môn học theo chuyên môn của mình để tham gia bồi dưỡng đại trà. Có 9 mô đun cho 19 môn học của giáo viên phổ thông. Sự đổi mới về hình thức tập huấn lần này có nhiều tích cực. Người được bồi dưỡng trực tiếp học online nên không phải mất công đi lại, mất thời gian, tốn kém. Phát huy thêm kỹ năng và ý thức cho giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Hơn nữa, tính hiệu quả rất cao do chương trình thiết kế rất chặt chẽ, khoa học. Bắt buộc người học phải học đủ, học hết, đạt được kết quả tối thiểu khi khảo sát, làm được bài tập ứng dụng sau khi chấm mới được công nhận, và mới được chuyển sang học phần tiếp theo.

Công việc giảng dạy cũng có nhiều đổi mới về phương pháp, cách kiểm tra đánh giá. Nhiều phương pháp mới đưa vào áp dụng để theo kịp xu hướng phát triển mới của xã hội như giáo dục STEM, đổi mới thi trực tuyến trên điện thoại thông minh, máy tính bảng qua phần mềm 789. Chỉ nhìn riêng ở môn ngữ văn, xu hướng chung của việc đổi mới dạy học hiện nay là phát huy vai trò sáng tạo, đánh thức nội lực của người học; làm đa dạng, sinh động tiết học văn; kéo môn văn về gần hơn với cuộc sống. Vì vậy, môn văn có thêm không gian ngoài trời, tiết học thư viện. Trao phần thuyết trình, dẫn dắt cho học sinh, giáo viên chỉ gợi ý, hướng dẫn học sinh thực hiện “sân khấu hóa” các tác phẩm văn học. Thay vì cho học sinh đọc và phân tích tác phẩm, nhiều giáo viên đã cho các em vẽ lại tác phẩm bằng tranh và thuyết trình về hình vẽ. Mặc dù do đặc thù môn văn khó thực hiện, nhưng phương pháp dạy học STEM cũng đã được một số giáo viên áp dụng thành công cho bộ môn này...

Nhim v nng n phía trưc  

Bên cạnh những “điểm sáng” trên của ngành giáo dục vẫn còn nhiều nhiệm vụ nặng nề phía trước. Như việc chỉ mới đưa bộ sách giáo khoa lớp 1 vào giảng dạy từ đầu năm học này đã thấy có nhiều bất ổn.

Từ đầu năm học trước, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã khẳng định năm học này là năm “bản lề” chuẩn bị đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trong đó ngành giáo dục sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản: Đảm bảo sĩ số theo chuẩn, tối đa 35 học sinh/lớp, học 2 buổi/ngày; xây dựng và coi trọng vai trò nòng cốt của đội ngũ giáo viên, chú trọng bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình mới; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nhà giáo phải là tấm gương cho học sinh, phải quan tâm đến giáo dục đạo đức, phương pháp sư phạm; chuyển từ quản lý mệnh lệnh sang quản lý cộng tác. Tiếp thu ý kiến để hoàn thiện kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Tuy vậy, việc dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới khó đạt hiệu quả theo mong muốn vì điều kiện cơ sở vật chất, sĩ số học sinh. Nhiều địa phương thiếu trường lớp, thiếu giáo viên giảng dạy các cấp. Đây là bài toán khó cho ngành giáo dục. Nếu tính từ năm 2014, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp trên cả nước là hơn 70%, thì năm 2020 nâng lên khoảng 85-90%. Mặc dù sĩ số trung bình học sinh trong một lớp ở cấp tiểu học tại một số vùng là đủ điều kiện. Tuy nhiên, ở một số thành phố lớn, sĩ số bị vượt quá quy định vẫn còn là một bài toán cực kỳ nan giải. Rất khó có thể đáp ứng yêu cầu mục tiêu đặt ra, như tỷ lệ học sinh tham gia học 2 buổi, điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện. Chưa hết, đâu đó vẫn còn cảnh trường học chưa được an toàn, nạn bạo hành học đường vẫn còn tiếp diễn. Mà nguyên nhân, theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), do giáo viên thiếu kỹ năng ứng xử sư phạm; đa số học sinh hiện nay thiếu niềm tin vào người lớn, mà giáo dục nhà trường là hậu quả của hiệu ứng “vết dầu loang”; quan trọng nhất là nền tảng văn hóa cá nhân. Nhiều giáo viên và học sinh hiện nay có nền tảng thấp. Nếu xây dựng nền tảng văn hóa cá nhân tốt sẽ hạn chế xung đột thầy trò.  

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT dù ảnh hưởng của dịch bệnh song vẫn đạt kết quả khá cao so với các năm học bình thường. Trong khi đó các trường ĐH đa dạng hình thức xét tuyển, trong đó có việc xét tuyển học bạ. Điều này càng tăng thêm sự lo lắng cho chất lượng, số phận của kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm tới đây. Còn nhiều bất cập trong việc đưa giáo dục STEM vào Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài ra, còn phải kể thêm nhiều câu hỏi lo lắng khác như: Việc dạy học trực tuyến hiệu quả đến đâu? Việc tập huấn đội ngũ giáo viên phải như thế nào để hiệu quả hơn nữa? Chương trình giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm tổ chức ra sao để không đơn điệu? Việc dạy học theo dự án, theo chuyên đề tích hợp phải sáng tạo ra sao để không lặp lại lối mòn, hình thức, đơn điệu? Các phần mềm kiểm tra và việc học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường như thế nào để phát huy tác dụng? Và còn nhiều câu hỏi nữa đang đặt ra phía trước.

Hy vọng với những cố gắng, dựa trên nền tảng và kinh nghiệm đã có, ngành giáo dục sẽ đạt thêm nhiều thành tựu, có thêm nhiều “điểm sáng” trong năm Tân Sửu này!

Trn Ngc Tun