Thứ tư, 26/1/2022, 09h46

Nhóm ngành kỹ thuật, dịch vụ: Người học nhiều vẫn lo… thiếu lao động

D báo nhu cu nhân lc các nhóm ngành công nghip trng yếu và dch v tăng mnh trong thi gian ti. Tuy nhiên, nhiu chuyên gia lao đng lo ngi vi quy mô đào to ca các cơ s giáo dc ngh nghip như hin nay thì khó có th đáp ng.


Theo thng kê, năm 2021, s ngưi hc 4 nhóm ngành công nghip trng yếu và 9 nhóm ngành dch v ti TP.HCM chiếm t l cao (gn 51%) trong tng s ngưi hc tuyn mi

Đăng ký hc ngành k thut, dch v tăng

Ghi nhận tại nhiều trường TC-CĐ, trong những năm gần đây, nhóm ngành nghề kỹ thuật như cơ khí, công nghệ ô tô, điện - điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ nhiệt lạnh, công nghệ hàn… có số lượng người theo học tăng mạnh, chiếm khoảng 40-50%/ tổng số người học nghề. Bên cạnh đó, nhóm ngành dịch vụ như logistic (vận tải, kho bãi…), du lịch, bảo hiểm, bất động sản…, số người học cũng tăng so với các năm trước. Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương) cho biết các nghề đào tạo của trường thu hút nhiều người học là lắp cáp mạng thông tin, kỹ thuật điện lạnh, bảo trì cơ khí… Học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm lên đến hơn 90%, số còn lại các em học lên cao hoặc tự tạo việc làm. “Điều đáng mừng là mức lương khởi điểm của học sinh học nghề mới tốt nghiệp trong những năm gần đây tăng, thấp nhất là 7 triệu đồng/tháng đối với trình độ sơ cấp, TC. Doanh nghiệp cũng đã hướng đến tuyển dụng người có năng lực làm việc hơn là coi trọng bằng cấp”, bà Thủy nói.

Còn theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, trong năm 2021, số người học 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao (gần 51%) trong tổng số người học tuyển mới. Điều này cho thấy người học bám sát dự báo nhu cầu của thị trường lao động, các trường cũng đã xác định đúng hướng theo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Đơn cử, tại Trường CĐ Kỹ nghệ II, các ngành kỹ thuật thuộc 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu có số lượng người học tăng so với các năm trước. Cụ thể, ngành công nghệ thông tin tăng 30%; cơ khí tăng khoảng 25%; các ngành điện - điện tử; điện công nghiệp…, số lượng tuyển mới cũng tăng. Theo TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II), sở dĩ các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tuyển sinh được vì nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh, nhất là trình độ TC-CĐ. Có một số ngành nghề doanh nghiệp tìm đến trường ký hợp đồng tuyển dụng nhưng không đủ để cung ứng. Tương tự, ở nhóm ngành dịch vụ, số người theo học cũng tăng hàng năm. ThS. Nguyễn Hồ Cúc Phương (Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế TP.HCM) cho biết số hồ sơ đăng ký vào các ngành kinh doanh thương mại, logistics… tăng mạnh trong khoảng hai năm trở lại đây. Đây là các ngành không còn mới ở Việt Nam, đặc biệt là ở TP.HCM có rất nhiều trường đào tạo trình độ ĐH. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng các ngành này ở trình độ CĐ-TC với mức lương thử việc từ 7 triệu đồng/tháng trở lên.

Đào to chuyên môn phi đi kèm vi k năng

Bà Nguyễn Hoàng Thục Anh (Công ty TNHH Đào tạo và Cung ứng nhân lực Selco) khẳng định, trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như hướng đến tuyển dụng lao động qua đào tạo của doanh nghiệp thì trong khoảng 5 năm tới, thị trường lao động sẽ thiếu trầm trọng nhân lực kỹ thuật, đặc biệt là nhân lực thuộc 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Hiện nay, các bạn trẻ có xu hướng học nghề là để tự tạo việc làm, hợp tác mở cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc trực tiếp quản lý cơ sở sẵn có của gia đình. Thêm nữa, một bộ phận học nghề để tham gia thị trường lao động nước ngoài nên có nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động trong nước. “Các trường nghề cần nhìn lại để tập trung đào tạo những ngành nghề mà thị trường lao động cần, không thể cứ đào tạo cái mình đang có. Điều này dẫn đến tình trạng lao động vừa thừa vừa thiếu. Theo đó, các trường cần mạnh dạn bỏ những ngành nghề cũ không còn phù hợp với xu hướng của thị trường lao động, tập trung đầu tư các ngành nghề mới để bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực Asean và thế giới. TP.HCM đã xác định các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và nhóm ngành dịch vụ nhưng các trường phải làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực hàng năm để tránh lãng phí”, bà Thục Anh đưa ra giải pháp.

TS. Lê Đình Kha (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) cho biết tỷ lệ sinh viên các ngành kỹ thuật ra trường có việc làm ngay luôn đạt trên 95%, trong đó có không ít sinh viên đã được doanh nghiệp ký hợp đồng khi còn trong thời gian thực tập. “Nội dung, chương trình đào tạo các ngành nghề luôn được cập nhật thường xuyên với sự tham gia của doanh nghiệp, thực hành thực tế trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại nhất nên khi các em ra trường có thể làm việc ngay”, TS. Kha nói. Trong khi đó, ông Tô Huỳnh Thiên Trường (chuyên gia Asean nghề lắp cáp mạng thông tin) nhìn nhận, với chương trình, thời lượng đào tạo lý thuyết và thực hành của các trường nghề hiện nay thì người học đã được trang bị kiến thức chuyên môn khá vững. Còn lại là các em phải trau dồi thêm về kỹ năng, đặc biệt là ngoại ngữ. “Trên thực tế, qua các kỳ thi kỹ năng nghề Asean và thế giới, thí sinh Việt Nam không thua kém thí sinh các nước về chuyên môn nhưng kỹ năng thì có phần hạn chế. Do vậy, việc đào tạo chuyên môn phải đi kèm với kỹ năng, xem đó là điều kiện cần và đủ cho đầu ra”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Một trong những ngành nghề trong nhóm ngành dịch vụ thiếu nhân lực trầm trọng trong 5 năm tới là logistics. Ông Nguyễn Hoàng Thắng (Phó Giám đốc Công ty CP Vận tải Đông Nam, TP.HCM) lo lắng, nhu cầu nhân lực ngành logistics tăng mạnh theo từng năm nhưng việc tuyển dụng rất khó khăn do không đủ nguồn cung vì phần lớn hồ sơ xin việc là trình độ ĐH. “Có rất nhiều vị trí trong lĩnh vực logistics, doanh nghiệp chỉ cần trình độ TC-CĐ, không cần đến trình độ ĐH. Hiện các trường nghề có đào tạo ngành logistics chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong vài năm tới tuyển dụng nhân lực ngành này sẽ càng khó khăn hơn”, ông Thắng nói.

Bài, ảnh: Trn Tri