Thứ năm, 5/3/2020, 19h39

Nhóm ngành ô tô, điện tử, xây dựng: Nhu cầu việc làm rất phong phú

Đi sâu phân tích cơ hi, k năng cn có nhóm ngành ô tô, đin t, xây dng, các chuyên gia tham gia chương trình tư vn trc tuyến “Your Future - Your Choice” năm 2020 vi ch đ “Nhóm ngành ô tô, đin t, xây dng: Chn ngành nào lương cao?” đã cung cp cái nhìn đa chiu cho ngưi hc quan tâm đến lĩnh vc này.

TS. Nguyn Quc Anh (Phó Hiu trưng HUTECH, th 2 t trái qua) đang tư vn v ngành công ngh k thut ô tô 

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức mới đây.

Cơ hi làm vic ti Nht vi ngành k thut ô tô

Trong chương trình, em Hoàng Tống (học sinh lớp 12) đặt câu hỏi: “Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của HUTECH có gì khác biệt với các trường khác?”. Giải đáp câu hỏi này, TS. Nguyễn Quốc Anh (Phó Hiệu trưởng HUTECH) cho hay, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của trường tập trung đào tạo theo hướng ứng dụng. Trong quá trình học, sinh viên được thực tập thường xuyên tại phòng thí nghiệm xử lý ô tô. Cạnh đó, trường cũng giới thiệu nhiều doanh nghiệp để sinh viên thực tập, đảm bảo tích lũy kinh nghiệm trải nghiệm thực tế khi ra trường. Năm 2020, ngành này xét tuyển ở 4 phương thức theo đề án tuyển sinh của trường, với 4 tổ hợp môn: A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, tiếng Anh), C01 (toán, văn, lý), D01 (toán, văn, tiếng Anh).

Thông tin thêm, PGS.TS Nguyễn Hùng (Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật HUTECH) cho biết ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại trường HUTECH đào tạo chú trọng theo hướng công nghệ, có tham khảo chương trình đào tạo của các nước trên thế giới, đảm bảo sinh viên ra trường có việc làm ngay. Trong quá trình đào tạo, bên cạnh được thực hành nhiều, ngay từ năm 1 sinh viên đã được tham quan các xưởng kỹ thuật ô tô giúp các em nhận thức đúng đắn về ngành nghề, từ đó xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Đặc biệt, với ngành học này sinh viên còn có cơ hội làm việc tại Nhật Bản thông qua chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản. “Chương trình chuẩn Nhật Bản vẫn đào tạo theo hướng công nghệ, sinh viên nắm bắt các hướng công nghệ mới. Cụ thể, chương trình được thiết kế dựa trên triết lý ngoài môn học lý thuyết, thực hành thì sinh viên còn phải thực hiện 3 dự án trong quá trình học, trang bị kỹ năng xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và kỹ năng ứng dụng, làm các giải pháp tự động, thông minh trên ô tô từ chính kỹ năng kiến thức ứng dụng thực tiễn. Ngoài ra, chương trình cũng trang bị thêm cho người học kiến thức về văn hóa Nhật Bản, ra trường đạt chuẩn ngôn ngữ từ N3 trở lên”, PGS.TS Nguyễn Hùng chia sẻ.

Hc gì thi công ngh 4.0?

Với câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Hùng chia sẻ, công nghệ 4.0 dựa trên nền tảng của tự động hóa, các nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử viễn thông đều có sự hiện diện của tự động hóa. Tại HUTECH, các ngành kỹ thuật điều khiển, tự động hóa đào tạo kiến thức kỹ năng xây dựng, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống điện tử tự động, đo lường thông minh.

Đề cập đến xu hướng xây dựng thông minh, TS. Trần Tuấn Nam (Phó Trưởng khoa Xây dựng, HUTECH) thông tin, công nghệ 4.0 có sự ứng dụng sâu trong tất cả các ngành nghề, xây dựng cũng không ngoại lệ. Vì thế xuất hiện khái niệm “Xây dựng thông minh”. “Về lĩnh vực xây dựng thông minh, hiện HUTECH đào tạo 4 ngành: Kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, kinh tế xây dựng, quản lý xây dựng, tất cả các ngành đều trang bị cho người học học phần về kỹ thuật xây dựng, các phần mềm tính toán”, TS. Trần Tuấn Nam cho biết.

Trả lời câu hỏi của một học sinh nam: “Muốn làm giám sát công trình thì học ngành nào”, TS. Trần Tuấn Nam cho hay, các em có thể học ngành kinh tế xây dựng hoặc quản lý xây dựng. Trong hai ngành này, ngoài kiến thức nền về xây dựng, người học còn được cung cấp thêm kiến thức quản lý trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng.

Rng cơ hi ngành ngh khi có k năng mm

Theo chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo, kỹ năng mềm là kỹ năng bổ trợ cho mỗi người trong quá trình học, làm việc để có thể tương tác, giao tiếp. Ở bất kỳ nhóm ngành nghề nào, kỹ năng mềm đều hết sức cần thiết, không chỉ giúp quá trình học tập được tốt hơn mà còn chinh phục nhà tuyển dụng. “Công việc trong nhóm ngành kỹ thuật là không thiếu, nhưng cơ hội công việc tốt sẽ không trải đều cho tất cả. Như vậy, ngoài rèn luyện chuyên môn, người học cần rèn thêm kỹ năng mềm để có cơ hội việc làm tốt nhất”, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo nói.

Trước băn khoăn “liệu nữ có tìm được điểm mạnh trong khối ngành kỹ thuật - sân chơi đặc thù vốn chỉ dành cho nam”, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo nhấn mạnh, nhóm ngành này có nhiều hướng sau tốt nghiệp. Nữ có thể làm các công việc liên quan đến bán hàng trong lĩnh vực dịch vụ dựa trên nền tảng kỹ thuật của mình, hoặc có thể mở doanh nghiệp riêng. “Nhưng trên hết là phải tìm hiểu thật kỹ về nghề nghiệp, từ hướng đi, thách thức đến cơ hội trong nghề để vượt qua những khó khăn”, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo lưu ý.

Còn theo TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM), khi nhắc tới nhóm ngành xây dựng, kỹ thuật, xã hội thường gắn với nam giới. Tuy nhiên, hiện nay ngành nghề đào tạo không phân biệt giới tính mà phụ thuộc vào năng lực, khả năng đam mê của người học. “Trong mọi lĩnh vực, ngoài kiến thức, kỹ năng còn cần đến thái độ tốt. Dù là nam hay nữ, ngành nghề nào cũng phải phù hợp với bản thân. Cạnh đó, các em phải xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của mình. Kiểm soát và đừng xao lãng mục tiêu”, TS. Lê Thị Thanh Mai khẳng định.

Ngành k thut xây dng công trình giao thông không thi môn v

Theo TS. Trần Tuấn Nam (Phó Trưởng khoa Xây dựng, HUTECH), năm 2020, HUTECH tuyển sinh ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ở 4 tổ hợp: A00, A01, C01, D01. Các tổ hợp không có môn vẽ, dù trong quá trình học, sinh viên có làm việc với các bản vẽ nhưng đây là bản vẽ kỹ thuật không đòi hỏi cao về tính sáng tạo nghệ thuật mà đòi hỏi sự chính xác, kiến thức về mặt kỹ thuật. Ngành này đào tạo ra kỹ sư thiết kế, tư vấn giám sát, trực tiếp thi công công trình. Cơ hội việc làm rất phong phú; tuy nhiên, để tìm công việc phù hợp lại cần đến sự trải nghiệm của mỗi người.

Giữa nhóm ngành ô tô, điện tử và xây dựng, nhóm ngành nào lương cao? Giải đáp câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Hùng cho hay, theo khảo sát, cơ bản nhóm ngành kỹ thuật lương cao hơn so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc vào năng lực, khả năng của người học và môi trường làm việc. “Nhóm ngành kỹ thuật có cơ hội tự làm chủ, khởi nghiệp cao, nhất là trong lĩnh vực cơ khí tự động. Riêng ngành điện tử viễn thông, theo khảo sát tại trường, có tới 50% sinh viên ra trường có lương cơ bản trên 10 triệu đồng/tháng”, PGS.TS Nguyễn Hùng cho biết.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Quốc Anh nhận định, ngoài chuyên môn vững vàng, để có thu nhập tốt còn phụ thuộc nhiều vào thái độ, kỹ năng của mỗi người, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ. Thị trường lao động nước ngoài cần nhiều nhân lực, nếu có ngoại ngữ tốt thì mức thu nhập sẽ ở mức cao.

Bài, ảnh: Yến Hoa