Thứ ba, 20/8/2019, 22h13

Những “bầu show” là học sinh, sinh viên

Hin nay có rt nhiu công vic đ hc sinh, sinh viên làm bán thi gian như: phc v, gia sư, phát t rơi, bán hàng… Bên cnh đó, mt s bn li có s la chn khác là làm “bu show” cho các chương trình văn ngh. Bi đây là công vic va kiếm thêm thu nhp va phát trin bn thân.

“Bu show” Võ Tun Vũ (mc áo khoác) đang giúp các em hc sinh Trưng THPT Tây Thnh tp luyn đ tham gia vòng chung kết Liên hoan nhóm ca khúc Chú ve con năm 2019

Kích thích kh năng sáng to

Đang học ngành quản trị nhà hàng, khách sạn tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng bạn Nguyễn Gia Tuấn An vẫn sắp xếp thời gian đi làm thêm. Công việc của Tuấn An là dàn dựng tiết mục văn nghệ theo yêu cầu cho học sinh tại các trường THCS, THPT. Trước đây, Tuấn An là học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Vốn có niềm đam mê văn nghệ nên hoạt động nào của trường tổ chức Tuấn An đều góp mặt, thậm chí còn được các bạn đề cử làm “bầu show” mỗi khi có chương trình. Từ những tiết mục nhỏ, Tuấn An mạnh dạn thử sức ở những chương trình lớn. Năm lớp 12, chính Tuấn An là người tổ chức cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày 20-11 cho trường.

Lên đại học, “bầu show” học sinh ngày nào vẫn tiếp tục phát triển công việc của mình. Hiện tại mỗi tuần Tuấn An nhận tầm 2-3 show với mức thu nhập kha khá, đủ để trang trải cuộc sống. “Công việc đòi hỏi phải có óc sáng tạo, có nhiều ý tưởng mới. Lên mạng xem nhiều, học nhiều chương trình nghệ thuật thì chưa đủ mà mình phải tạo được nét riêng, tạo được uy tín để khách hàng tin tưởng, liên hệ” - Tuấn An bật mí.

Cũng với công việc làm “bầu show”, mỗi tháng bạn Trương Đăng Khoa (sinh viên năm 3, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM) kiếm được tầm 7, 8 triệu đồng. Ban đầu Đăng Khoa chỉ nhận dàn dựng cho các em học sinh, qua một quá trình tự trau dồi, tích góp thêm kinh nghiệm Đăng Khoa bắt đầu dàn dựng cho các cơ quan, đơn vị thi văn nghệ ở phường, ở quận.

Theo Đăng Khoa, công việc này đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe, muốn đáp ứng được phải tự tìm tòi. Để có được những tiết mục sâu sắc, Đăng Khoa phải tự đặt ra chủ đề, sau đó chọn bài hát, dàn dựng tiết mục múa cho phù hợp, thu hút người xem. Mỗi chương trình tập luyện từ 2 tuần đến 1 tháng, tùy vào thời lượng giá cả khác nhau, nếu khách hàng quen có thể giảm giá để tạo thiện cảm. “Làm nghề này phải hiểu được tâm lý và cách giải quyết sự cố. Với những em nhỏ không sao, những người lớn hơn mình thì họ hay tự ái nên tùy vào trường hợp mình có những cách xử lý khác nhau để mọi người đều thoải mái. Còn nhớ hồi năm ngoái, trong lúc đang tập múa cho 5 chị trong một công ty đi dự thi. Có một chị tập sai dẫn đến bị trật chân. Vậy mà chị ấy còn đổ lỗi cho mình và đòi không trả tiền công, nhưng sau đó mình dùng lời lẽ và giải quyết mọi chuyện êm đẹp” - Đăng Khoa nhớ lại.

Vốn có năng khiếu nghệ thuật nên “bầu show” Võ Tuấn Vũ (sinh viên Nhạc viện TP.HCM) đã đứng ra tổ chức nhiều chương trình âm nhạc phục vụ cho các bạn sinh viên của trường tạo được tiếng vang. Tiếng lành đồn xa, thời gian qua, Vũ nhận được rất nhiều lời mời dàn dựng cho các chương trình âm nhạc học đường. Hiện, Vũ đang hỗ trợ cho các em học sinh Trường THPT Tây Thạnh tập luyện để tham gia vòng chung kết Liên hoan nhóm ca khúc Chú ve con năm 2019.

Sáng to có chng mc

Đ khng đnh tên tui, ngoài gi hc, Đăng Khoa còn sp xếp thi gian đ đi xem ca nhc, hc hi thêm nhng đng tác vũ đo ca ngưi chuyên nghip. Nh vy công vic ca Đăng Khoa ngày càng tiến trin. “Năm ngoái em biên đo cho nhóm hc sinh Trưng THPT Gia Đnh trong Liên hoan nhóm ca khúc Chú ve con và đot đưc gii nhì” - Đăng Khoa chia s.

Mặc dù tính chất công việc đòi hỏi phải luôn sáng tạo, tuy nhiên những “bầu show” này cho rằng nên sáng tạo có chừng mực. Khá thành công trong công việc tổ chức sự kiện, dàn dựng chương trình theo đơn đặt hàng, bạn Đỗ Nhật Bảo (sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho biết muốn tiết mục đi sâu vào lòng khán giả thì phải pha vào đó là hơi thở của thời đại. Trước khi chọn bài hát, mình phải hiểu được nội dung của nó, hiểu tác giả muốn truyền tải cái gì, qua tiết mục này mình muốn gửi đến người xem thông điệp gì. Sáng tạo nhưng không nên quá lố, gây phản cảm mà phải giữ được nét truyền thống, hóa thân thành người thưởng thức để hiểu được mong muốn của họ khi xem chương trình. Khi mình dùng hết cái tâm để đặt vào tiết mục thì chắc chắn sẽ hay, bản thân người dàn dựng cũng thấy vui và tự hào. Chính vì sự kỹ lưỡng trong công việc nên mỗi chương trình, Nhật Bảo có lợi nhuận dưới 10 triệu đồng. Tiếng tăm của bạn cũng được nhiều người biết đến.

Cùng suy nghĩ trên, bạn Ngô Huỳnh Khánh Huyền (sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing) cho rằng chúng ta là những người trẻ, rất thích những điều mới mẻ, trong nghệ thuật cũng vậy, luôn chọn những bài hát “hot”, điệu múa hiện đại nhưng cũng nên giữ lại những nét đẹp truyền thống. Theo Khánh Huyền, đối với những em học sinh cấp 1, cấp 2 mình có thể chọn những bài múa để nói về quê hương, tạo điều kiện cho các em mặc áo bà ba, áo dài để múa hay hơn là mặc những bộ đồ lòe loẹt, “mát mẻ”.

Với Khánh Huyền, làm công việc này không chỉ vui mà còn giúp bản thân phát triển năng khiếu. “Theo mình, làm công việc này nhiều để có thêm kinh nghiệm. Khi mình làm hài lòng khách hàng, họ sẽ tự truyền nhau và tự động liên hệ hợp tác. Vào dịp lễ khai giảng, tổng kết, hay cuối năm, các trường học, đơn vị hành chính gọi điện liên tục. Có khi nhiều quá làm không xuể nên đành từ chối, cũng tiếc thật nhưng quan niệm của mình là tiết mục nào cũng cần được đầu tư kỹ lưỡng chứ không nên ham tiền mà dàn dựng sơ sài. Như vậy sẽ làm mất lòng tin của khách hàng, uy tín của mình cũng bị giảm” - Khánh Huyền cho biết!

Bài, ảnh: H Trinh