Thứ năm, 23/6/2022, 15h06

Những người bán báo… cuối cùng ở Sài Gòn

Nhng sp báo ln góc đưng, ngã tư cho đến hm nh Sài Gòn dn đóng ca, nơi còn thì cũng thu hp, ngưi bán chng bun bày lên k hay treo trên giá.


Cô Lan và khách mi mua báo l t nhiu năm

Đọc báo trên điện thoại, đặt báo trực tuyến... đã là xu hướng từ nhiều năm nay. Thêm nữa, lớp trẻ có bao thú vui tiêu khiển của thời đại công nghệ, lười đọc sách báo nên những sạp báo ngày càng thưa khách, teo tóp dần.

Khó vn bám tr

Sạp báo cô Lan trên đường Võ Thị Sáu (Q.1) là địa chỉ cung cấp báo sỉ và lẻ khá lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, số báo bán ra giảm không phanh, chỉ còn khoảng 50 mối lẻ và vài mối lấy sỉ. “Trước khách đông thì bán cả ngày nhưng gần đây chỉ bán đến 8-9 giờ sáng là đóng cửa. Qua đợt dịch, mối lấy báo mỗi ngày “rụng” dần…”, cô Lan mở đầu câu chuyện.

27 năm bán báo, sạp của cô Lan phải chuyển tới chuyển lui nhiều nơi. Trong đó, chỉ riêng đường Võ Thị Sáu đã chuyển đến 3 điểm cho đến khi cô thuê hẳn một căn nhà nhỏ ở mặt tiền để vừa ở vừa bán báo. Thuê nhà mặt tiền để bán báo? Tôi chưa kịp thắc mắc thì cô liền giải thích: “Tiền của gia đình hỗ trợ chứ bán báo không đủ ăn, tiền đâu ra mà thuê nhà thế này. Trước đây, dù ở thời điểm báo giấy bán chậm nhưng bán lẻ cũng vài trăm tờ/ngày, còn nay bán được 50 tờ là nhiều lắm. Bán lẻ mỗi tờ lời 1.000 đồng hoặc hơn tùy loại báo, riêng bán sỉ thì không nhiều, chỉ vài trăm đồng để người bán lại còn kiếm sống. Khó nữa là có nhiều tờ báo không cho trả, lấy về bán được thì hưởng, bán không được thì ôm để rồi bán... ve chai”.


Ch
 Thu (khách hàng ca cô Lan) ly báo v bán cho khách quen

Cũng như các sạp khác, ngoài báo, cô Lan còn bán thêm truyện tranh để kiếm sống nhưng lượng khách hàng cũng ngày một giảm mạnh. “Có phụ huynh nào đặt cho con cháu thì tôi gom số lượng rồi lấy về giao chứ không lấy sẵn như trước đây. Khách hàng chủ yếu đặt mua online, bán qua kênh này được nên các nhà sách cũng không mặn mà cung cấp cho người bán lẻ như tôi. Có những bộ truyện hút độc giả thì họ giữ số lượng mà bán, không bán cho tôi nên mất đi một khoản thu nhập”, cô Lan nói.

“Hàng ngày chồng tôi phải dậy từ 2 giờ sáng để nhận báo. Tôi là phận nữ nên được ưu tiên dậy lúc 4 giờ, bắt đầu công việc sắp xếp báo cho mối sỉ. Chồng tôi là kỹ sư hóa, tốt nghiệp ĐH Phú Thọ (nay là ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM - PV) chớ có thường đâu. Công việc cũng ổn nhưng không thích, lại thích bán báo. Thấy mua bán không dễ nữa, tôi “xúi” chồng nghỉ hoài nhưng ông ấy không chịu, thôi thì mình chiều theo ông ấy vậy”, cô Lan chia sẻ.

Khách hàng sỉ của sạp báo cô Lan là chị Thu. Chị  nuôi hai con nhỏ ăn học với nghề bán báo trên 15 năm. Cứ đều đặn mỗi sáng, bất kể mưa gió thế nào chị cũng đạp xe đến lấy báo về bán lại cho các mối quen.

Chị Thu tâm sự: “Các cô, chú lớn tuổi mặc dù có suất báo biếu hoặc con cháu đã đặt mua nhưng họ vẫn lấy báo của tôi. Đó là thói quen và cũng có thể cô chú thương cho hoàn cảnh của tôi. Bán tờ báo lời 700-1.000 đồng nhưng lúc nào cũng đưa hơn, khi nhà có gì ngon cũng đem cho tôi, thương lắm. Hôm nào bệnh đau, gặp mưa gió tôi cũng phải ráng vì sợ các cô, chú trông”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn còn giữ được lượng khách trung thành với báo giấy như cô Lan, chị Thu mà hầu hết đều bi đát, bán cho vui chứ chẳng lời lãi gì.

Hnh phúc vi ngh

Cô Huỳnh Thị Huệ, người bán báo trước số 416 Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) cho biết, tính từ thời con gái của cô cho đến nay thì sạp này đã có mặt ở đây ngót nghét 25 năm. Cô Huệ nhớ lại, gần 30 năm trước, vợ chồng cô từ Vĩnh Long lên Sài Gòn làm đủ thứ nghề. Công việc nào cũng vất vả, thu nhập bấp bênh, trong khi đó có con gái còn nhỏ rồi lại mang thai song sinh. Lúc bấy giờ, thấy bán báo cũng dễ kiếm cơm nên hai vợ chồng quyết định đi lấy báo ra đường bán. Rong ruổi bán dạo bao năm rồi cũng trụ lại với cái sạp gần tòa soạn Báo Sài Gòn giải phóng. Ổn định, cô con gái Huỳnh Cẩm Châu cũng đủ lớn thì cô Huệ giao lại cho con bán để đi tìm việc khác. Gần đây, con gái lấy chồng không thể tiếp tục công việc này nữa, dù không còn thu nhập như trước nhưng vì tiếc, vì nhớ lại quãng thời gian nghèo khó, nhờ bán báo mà gia đình tạm ổn nên cô Huệ quyết giữ sạp cho đến nay.


Cô Hu
nh Th Hu, ch sp báo 25 năm trên đưng Nguyn Th Minh Khai, Q.3

Nhng sp báo  ngã tư, con hm nh đâu đó nơi thành ph này không ch là đim bán báo mà vi không ít ngưi đã và đang sng  nơi này,  đó có th gi m nhiu cm xúc t trong ký c.

“Có tuổi rồi, bệnh nhức lưng đau khớp hành hạ nhưng 3-4 giờ sáng là dậy đạp xe từ xa cảng miền Tây vô đây bán. Nhờ đi lại buôn bán vậy mà khỏe, chứ nằm nhà có khi bệnh nặng thêm. Cuộc đời tôi hạnh phúc nhất là nuôi được các con học xong cao đẳng. Hiện tại, công việc tụi nó cũng chưa ổn lắm nhưng có thể phụ giúp được tiền sinh hoạt hàng ngày, tôi không còn lo nhiều”, cô Huệ tự hào.

Bà Nguyễn Thị Thu Tuyết (87 tuổi), từng là chủ một sạp báo lớn trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận) phải đóng cửa sạp vì tuổi cao sức yếu chứ không phải vì vắng khách. Bà Tuyết tâm sự: “Tiếc lắm cháu à, ít học chớ cái gì cũng biết, cũng thông nhờ đọc báo, tạp chí không tốn tiền suốt 30 năm”.

Dù tuổi cao nhưng bà Tuyết khá minh mẫn, nhớ tên gần 100 đầu báo, tạp chí mà sạp có bán lúc bấy giờ và cả những khách hàng là sinh viên ở ký túc xá Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM gần cổng xe lửa số 10.

“Có đứa ghiền báo nhưng không có tiền, bà cho nợ nhưng cũng không quan tâm có trả hay không? Vậy mà có tiền là tụi nó tới trả liền, có đứa ra trường đi làm ông này bà kia rồi quay lại nhắc chuyện cũ, biếu quà, thấy thương gì đâu”, bà Tuyết nhớ lại.

Giao Trn