Thứ năm, 20/1/2022, 17h11

Những vai kịch ấn tượng trong năm 2021

Liên hoan sân khu kch nói toàn quc 2021 va kết thúc ti TP.HCM nhưng các vai din này đã đ li nhng du n sâu đm trong lòng khán gi và ban giám kho…


Như Hunh đã th hin thành công vai din kch nói Nguyn Th Minh Khai

1.Từ một cô đào cải lương, Như Huỳnh đã thể hiện thành công và trọn vẹn vai diễn kịch nói Nguyễn Thị Minh Khai trong vở “Câu hò đất mẹ” bằng tất cả sự cố gắng của mình, ở đó người ta thấy hiện lên một chiến sĩ trí thức cách mạng thời bấy giờ, rất trẻ trung, rất đời thường dung dị nhưng dũng khí cách mạng thì lại cao vời vợi… Người xem không còn thấy một cô đào cải lương đi diễn kịch mà chỉ thấy đây là một diễn viên kịch thực thụ lại là kịch chuyên nghiệp trong một cuộc thi toàn quốc đó chính là điều đáng ghi nhận một cách công tâm. Việc phát hiện và bổ sung diễn viên giỏi nghề từ nghệ thuật truyền thống cũng là một cách làm cho kịch nói Nam bộ - TP.HCM trước đây và sau này và thêm màu sắc, mang lại nhiều lựa chọn cho khán giả.

Như Huỳnh đã có một sự cố gắng vượt bậc, có thể nói cho đến giờ này thì đây là vai diễn “nặng đô” nhất với Như Huỳnh. Sở trường là diễn viên cải lương nhưng Như Huỳnh đã cố gắng thoát khỏi chính mình để vào một vai kịch. Ngoài ra, Như Huỳnh có được những thuận lợi tự nhiên đó là ngoại hình phù hợp với nhân vật Nguyễn Thị Minh Khai, giọng hát ngọt ngào của một cô đào cải lương nên những đoạn Như Huỳnh hát ru con (khi nhớ con), hò xứ Nghệ (khi nhớ mẹ, nhớ quê hương)… rất thuận lợi và chiếm được cảm tình người xem.

Những tràn pháo tay của khán giả đã vang lên khi Nguyễn Thị Minh Khai viết lên vách nhà giam những câu thơ bằng máu. Hay những động tác biểu diễn cách điệu trong nghệ thuật hát bội khi Nguyễn Thị Minh Khai bị tra tấn, chi tiết gặp mẹ trong mơ và giật mình khi phát hiện bản thân vẫn còn bị xiềng xích, hay ánh mắt căm thù khi nhìn tên cai ngục rồi giật lấy búa tự đóng đinh vào tay của mình đã làm cho quân thù phải khiếp sợ… là những chi tiết đắt mà Như Huỳnh đã thể hiện xuất sắc. Ở đây có thể thấy, đạo diễn đã biết chọn đúng diễn viên và phát huy được những thế mạnh cho từng trường đoạn biểu diễn.


Vai dì Năm ca Vit Hương đã ly trn nưc mt và n cưi ca khán gi

2.Xuất diễn “Lạc giữa biển người” kết thúc, Việt Hương, bị... ngập giữa biển người hâm mộ vì vai diễn quá xuất sắc.

Ở cái xóm trọ nghèo nàn ấy, từ ông chủ dãy nhà trọ Tài, hay vợ chồng Sơn Quắn đến ông tổ trưởng dân phố đều không tin tưởng Phi - một thanh niên vừa mãn hạn tù về đây thuê trọ… Chỉ có dì Năm mua ve chai (Việt Hương) là đặt mọi niềm tin vào Phi, yêu thương, giúp đỡ để Phi hòa nhập trở lại với cộng đồng… dì Năm mua ve chai nghèo lắm, lại còn phải nuôi đứa cháu nội mồ côi nhưng tình thương, lòng nhân ái của dì thì bao la, rộng mở…

Bởi vì con trai của dì Năm cũng từng sa ngã, cũng từng bị người đời xa lánh, coi thường để rồi tiếp tục sa ngã, để rồi phải chết trên tay của dì mà không ai cứu giúp… Tiếng gào thét như xé không gian của dì Năm trong đêm khuya “Cứu, cứu con tôi với…” nhưng không ai giúp vì mọi người đều ngại dính dáng đến một tên tù…

Từ tình thương, sự cảm hóa của dì Năm đã giúp mọi người trong xóm trọ dần dần chấp nhận Phi… Khi Phi được giải oan là anh chỉ ngồi tù thay cho em trai cùng mẹ khác cha của mình chứ anh không hề phạm bất cứ tội gì… thì cũng là lúc bi kịch tiếp tục ập đến với dì Năm… Người thân duy nhất của dì Năm là đứa cháu nội bị bệnh ung thư… dì Năm của Việt Hương đã lấy trọn nước mắt và nụ cười của khán giả bằng những tràng vỗ tay vang dội… 15 năm mới tái ngộ kịch dài, đó cũng là một trong những chất xúc tác để vai diễn của Việt Hương thăng hoa… Vai diễn đã thành công ngoài mong đợi…!

Việt Hương ở ngoài với tấm lòng nhân hậu, bao la… thế nào thì Việt Hương bê nguyên con người mình vào vai dì Năm nên nó rất thật, rất đời… Xã hội này, có nhiều dì Năm ve chai như thế thì sẽ đẹp biết bao nhiêu…!


Bình Tinh xut hin như mt đim sáng trong v “Mnh v

3.Lần đầu tiên đảm nhận một vai diễn nặng ký ở lĩnh vực không thuộc sở trường của mình nhưng nghệ sĩ cải lương Bình Tinh đã chinh phục được khán giả cũng như ban giám khảo.

Trong vở kịch “Mảnh vỡ”, Bình Tinh xuất hiện như một điểm sáng. Vai diễn của Bình Tinh đã khiến khán giả và nhiều đồng nghiệp ngạc nhiên. Khác với hình ảnh cô đào võ, vũ đạo thuần thục trên sân khấu cải lương tuồng cổ quen thuộc, nay Bình Tinh hóa thân vai cô bé Yến 16 tuổi, sống trong một đại gia đình trí thức, rất giàu có… Mọi người trong gia đình này luôn hạnh phúc, hòa thuận, yêu thương nhau thật ra chỉ là cái vỏ bọc, một sự giả tạo… Bởi đằng sau đó là những mảnh vỡ tan nát… Mọi người cứ nghĩ cô bé Yến còn ngây thơ, hồn nhiên không biết mọi chuyện đang xảy ra… Nhưng thật ra bé Yến đã nhìn thấy, biết hết nên dần dần bé Yến rơi vào tình trạng tự kỷ và trầm cảm phải nghỉ học ở nhà để điều trị bệnh… Vở kịch là một bài học giáo dục sâu sắc dành cho mỗi gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay…

Bình Tinh cho biết: “Ngay khi nhận được kịch bản, Bình Tinh đã thấy rất thích với vai diễn này. Bình Tinh và ê kíp đã tập luyện ròng rã suốt nhiều tháng ròng. Có thể nói đây là dạng vai rất khó mà lần đầu tiên Bình Tinh đảm nhận trên sân khấu… Mỗi ngày Bình Tinh phải ngồi trước gương để tập thoại, tập tính cách nhân vật, tập cho đôi mắt phải dại dại, khờ khờ của một cô bé trầm cảm, tự kỷ… Có lẽ do quá nhập vai nên nhiều lúc diễn xong, nhân vật cô bé vẫn cứ mãi ám ảnh Bình Tinh cả trong giấc ngủ…”.

Bản thân Bình Tinh trước nay cũng đã quen với việc bước lên sân khấu là ca kết hợp diễn, vũ đạo… Nhưng nay bước qua thoại kịch, không có hát, điều đó với Bình Tinh là cực kỳ khó, cực kỳ áp lực… Thêm nữa, diễn kịch làm sao cho không bị hơi hướng cải lương… Với sự tập luyện hết mình với vai diễn, Bình Tinh đã thật sự chinh phục khán giả… Bình Tinh đã là một diễn viên kịch thực thụ.

“Đạo diễn - NSƯT Lê Nguyên Đạt nhận xét: “Dù là lần đầu tiên diễn kịch nhưng Bình Tinh đã bộc lộ hết tài năng diễn xuất cũng như sự nhạy bén, ham học hỏi, cầu tiến của Bình Tinh ở lĩnh vực mới… Với vai diễn lần này xem như một dấu son cho sự nghiệp diễn xuất của Bình Tinh”.

Anh Khôi