Thứ sáu, 2/4/2021, 14h06

Niềm vui của “người gieo hạt”

K t khi c thế gii hi hp, náo nc chào đón thi khc bưc vào năm 2000, vào thế k 21, cm t “hi nhp và phát trin” tr nên ph biến, đưc s dng rng rãi trong mi ngành, mi gii. Cm t trên va nêu lên đc đim thi đi chúng ta đang sng, va là mc tiêu phn đu ca các ngành ngh, trong đó có ngành giáo dc, trưc s tiến b nhanh như vũ bão ca nhân loi. Vy mà nay đã hơn 20 năm ri!


Hc sinh Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm (Q.1) trong gi hc có ng dng CNTT. Ảnh: Y.Hoa

Là một người làm việc trong ngành giáo dục, tôi và các bạn may mắn chứng kiến những bước thăng trầm và phát triển của ngành trong bối cảnh đất nước hội nhập, phát triển. 

1. Phải nói rằng, trong hành trình đổi mới và hội nhập của ngành giáo dục, đội ngũ sư phạm đã trải qua biết bao cảm xúc: buồn, vui, lo lắng; có những nỗi niềm suy tư, trăn trở không thể tránh khỏi trước những chủ trương đổi mới; có những lúc ray rứt, chưa hài lòng trước những va vấp đáng tiếc, thậm chí có những nỗi đau nhức nhối trước những điều tiêu cực xảy ra… Nhưng bao trùm là sự tin tưởng, quyết tâm và lắng đọng lại, là niềm vui của “người gieo hạt” trước từng bước đi lên vững chắc của ngành. Đảng ta đã ra “Nghị quyết 29-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị” về việc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” với chủ trương luôn xem “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nhà nước đã ra nhiều văn bản pháp quy, điều chỉnh và bổ sung chính sách giáo dục phù hợp trong điều kiện mới. Trong bối cảnh đất nước hội nhập, các trường đã xác định và hướng đến bốn trụ cột giáo dục của UNESCO, gồm: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Đây được coi là triết lý giáo dục tiến bộ, soi đường cho con đường phát triển giáo dục của nước nhà trong thời kỳ mới. Điều mà nhà giáo cảm nhận sâu sắc nhất là sự chuyển biến mạnh mẽ mục tiêu đào tạo, từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Qua tập huấn, giáo viên được bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, giáo dục kỹ năng và trải nghiệm thực tiễn, kiểm tra đánh giá theo năng lực. Giáo viên được làm quen và thông thạo dần với phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh, lấy người học làm trung tâm cùng với những phương tiện dạy học hiện đại được sử dụng.

2. Nhiều hoạt động nâng cao tay nghề giáo viên được triển khai như: thi giáo án tích hợp liên môn, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề, dạy theo chủ đề, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dự án STEM... Các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học được chú trọng như: “bàn tay nặn bột”, “khăn phủ bàn”, “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, “bản đồ tư duy”... Những khái niệm trên, ban đầu là những cụm từ xa lạ, khó hiểu, nay dần trở thành quen thuộc, được giáo viên sử dụng thuần thục hàng ngày, tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh. Điều đổi mới tạo nên bước ngoặt có tính cách mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy. Mô hình “Trường học kết nối” hỗ trợ hiệu quả cho việc tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn. Những nguồn tài nguyên phong phú trên mạng giáo dục như: kho học liệu điện tử, bài học minh họa, bài học tương tác, ngân hàng đề thi…, các phần mềm giáo dục giúp soạn giáo án điện tử, khai thác các tính năng, các bài học được thiết kế theo phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh là nguồn bổ sung kiến thức vô cùng quý giá cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể cập nhật thông tin, rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, tăng cường hiểu biết, bổ sung kinh nghiệm, kiến thức về giáo dục, điều mà trước đây giáo viên phải mày mò, tìm kiếm rất khó khăn. Qua hoạt động đổi mới chuyên môn, giáo viên đã thể hiện những nét tích cực trong giảng dạy và đem lại nhiều tín hiệu vui ban đầu.

3. Hình ảnh “người giáo viên mới” với phong cách mới xuất hiện đầy năng động, trẻ trung, sáng tạo. Đó là những thầy cô giáo giỏi chuyên môn, thông thạo công nghệ thông tin, rành ngoại ngữ, rất linh hoạt, biết dạy kiến thức đi kèm với dạy kỹ năng. Đó là những giáo viên gần gũi, thân thiện với học sinh nhờ đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy. Họ đã rút ngắn khoảng cách, cùng học sinh tham gia các hoạt động, cùng trao đổi, cùng thực hành, chia sẻ... Nhờ công nghệ thông tin, họ có thể liên lạc với phụ huynh “thần tốc”, hiệu quả để phối hợp giáo dục học sinh. Cũng nhờ công nghệ thông tin, họ đã truy cập và nắm bắt tri thức nhanh nhất để có thể giảng dạy tốt nhất. Hình ảnh “người học sinh mới” cũng có những thay đổi tích cực. Các em thông minh, năng động, nhạy bén tiếp thu công nghệ; các em có nhiều cơ hội học tập và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ gói gọn trong trường, lớp, đặc biệt có những buổi giao lưu, trao đổi với học sinh nước ngoài. Các hình thức học tập được đa dạng hóa giúp học sinh chinh phục các đỉnh cao tri thức như: tổ chức làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình, làm dự án; hoạt động trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi robocon, tham gia các cuộc thi sáng tạo, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề của cuộc sống, tìm hiểu nghề nghiệp tương lai, thực hiện các dự án vì cộng đồng, tổ chức các hoạt động hợp tác giao lưu với trường bạn và cơ sở sản xuất... Điều quan trọng nhất là học sinh làm chủ kiến thức, biết tranh luận, phản biện, biết vận dụng sự hiểu biết để giải quyết các vấn đề trong đời sống. Qua đó, các em có điều kiện phát huy năng lực, rèn thói quen tự học, tự tìm tòi, tự đánh giá năng lực của mình và của bạn, hướng đến mục tiêu đào tạo thành “công dân toàn cầu”.

4. Công tác quản lý giáo dục cũng được nâng tầm để phù hợp với tình hình mới. Nhà quản lý giáo dục học tập kinh nghiệm quản lý nước bạn lãnh đạo tập thể sư phạm vận hành theo mô hình trường học mới thế kỷ 21. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh đã có sự chuyển biến tích cực: đánh giá phẩm chất và năng lực người học; đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh, từ bậc thấp đến bậc cao; kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng. Đề thi được ra theo hướng gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống, buộc học sinh phải thay đổi cách học. Văn hóa quản lý cũng thay đổi. Bầu không khí dân chủ trong giáo dục đã và đang hình thành: công khai, minh bạch, tôn trọng lẫn nhau, chấp nhận ý kiến phản biện. Xã hội hóa giáo dục cũng được tăng cường huy động các nguồn lực,  đóng góp ý kiến để xây dựng cho ngành giáo dục hoạt động hiệu quả, thực chất hơn.

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới, bức tranh toàn cảnh của giáo dục nước nhà có nhiều khởi sắc và tiến bộ. Các trường học đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để theo kịp đà tiến của giáo dục thế giới. “Người gieo hạt” nở nụ cười hạnh phúc khi thu hoạch những quả ngọt đầu mùa. Chào đón chương trình giáo dục phổ thông mới, hướng đến mô hình trường học mới, các thầy cô giáo tiếp tục nhiệm vụ vinh quang và cao quý, sẵn sàng ra sức giảng dạy, đào tạo học sinh thành những công dân mới giàu trí tuệ, đầy đủ bản lĩnh, năng lực, phẩm chất, đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trn Th Minh Thi