Thứ năm, 14/11/2019, 20h33

Niềm vui với nghề dạy học

Tháng 11 đy p nhng tình cm yêu thương ca tt c mi ngưi trong xã hi dành cho Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11. Là mt giáo viên mm non, tôi đã đng lp gn 20 năm. Và bn thân tôi hoàn toàn chưa đt nhng thành tích cao trong ngh dy hc, nhưng tôi có nhng cm xúc vi ngh, nhng nim vui như ni hòa chung dòng nưc mt xúc đng dâng trào nim hnh phúc, khi là ngưi trc tiếp chăm sóc, thu hiu, cm thông hoàn cnh ca tr, câu chuyn ca gia đình tr.

Nim vui ca cô và trò trong ngày l ra trưng năm hc 2016-2017

Như những người giáo viên mầm non khác, tôi vẫn luôn theo đuổi nghề nghiệp mình đã chọn, dẫu trước những giọt mồ hôi, hay sự bất lực trước những học trò cá biệt - trái tính trái nết, hay những phụ huynh khó tính - bất hợp tác, cùng những khó khăn, đi cùng  một số vấn đề bất cập của giáo dục, thì tôi vẫn cảm thấy mình hạnh phúc khi sống cùng tiếng cười - tiếng hát hòa cùng tiếng ồn của trẻ thơ.

Đến hẹn lại lên, vào năm học mới, được chừng gần hai tháng, là giai đoạn những cô giáo mầm non chúng tôi cực kỳ vất vả, những khó khăn trong công việc, luôn đòi hỏi một tấm lòng yêu trẻ cao độ, một tư duy chuyên nghiệp để lắng nghe và chia sẻ, hòa nhập theo từng niềm vui và nỗi buồn của các bé trong từng trạng thái khác nhau, và đôi khi tưởng chừng như sắp ngã quỵ vì sự mệt mỏi.

Có rất nhiều bé dễ thương, cũng có rất nhiều bé cá tính rất đặt biệt. Như bé An, thì chưa đi vững dù đã được tròn 5 tuổi, mỗi bước đi tôi phải dắt, dắt vào bàn ăn, dắt đi vệ sinh, và lắng tai nghe bé nói, áp trái tim mình vào suy nghĩ còn thơ dại để xem bé nghĩ gì, mà còn có biện pháp xử lý phù hợp cho các hoạt động của bé trong ngày. Đôi khi nửa chừng công việc bỗng trở nên rối tung lên, khi đột xuất có những bé trái tính, ví như bé Ân, bé Nam, bé Bảo chỉ thích thể hiện theo ý riêng, bé thì chạy nhảy liên tục trong lớp, bé thì hết trèo cửa sổ, chui xuống gầm bàn, rồi ngồi xa một góc không hòa đồng với bạn bè. Có bé thì luôn trong trạng thái bạo lực, kiểu gì cũng vài phút là xảy ra việc đánh bạn, cắn bạn, cào cấu bạn. Suốt một ngày dài từ 6 giờ 30 đến khi trả hết trẻ, là tôi luôn tập trung tất cả các giác quan của mình để hoàn thành nhiệm vụ của một cô nuôi dạy trẻ.

Những ngày đầu, nhận HS với tình trạng, những khó khăn trước mắt, với những bé vô cùng đặt biệt ấy, có lúc tôi cảm thấy mình bất lực, tôi dùng đủ tất cả các phương pháp giáo dục, để giao tiếp với từng bé, nhằm đưa các bé vào nề nếp, với ước mong cho phụ huynh an tâm. Vì trong số những người cha người mẹ ấy, cũng biết rất rõ tâm sinh lý của con mình, nên mỗi khi đưa con đến trường tâm trạng luôn âu lo, suy tư đủ điều. Trao bàn tay nhỏ nhắn, xinh xinh, cho cô giáo, rồi bảo: “Chào cô đi con”, còn đôi mắt tròn đen ấy, ngơ ngác, lạ xa, kèm theo hai hàng nước mắt rơi rơi, có khi vùng vẫy không chịu đi học. Và khi vào lớp rồi, còn chưa biết cầm cây bút chì màu, giữ cuốn tập cho ngay, để nhận biết được vài màu sắc. Giọng nói phát âm ngọng nghịu là cơ hội cho các bạn cùng trang lứa cười khúc khích. Lúc đó, trong tôi dâng lên niềm xúc cảm, tôi phải dành cho những đứa học trò như thế này, sự quan tâm đặt biệt nhất. Tôi bắt đầu dạy từng bước một, từ việc chào hỏi, cảm ơn xin lỗi. Tôi luôn là người, chào hỏi làm quen bé, khoanh tay cúi đầu cảm ơn khi bé giúp đỡ công việc trực nhật, và khi tôi vô ý làm bé buồn, tôi sẵn sàng xin lỗi. 

Có lúc, tôi mệt mỏi, chán nản, không chịu nổi với sự ương ngạnh, không hợp tác của các bé, mà thật sự khi gặp khó khăn, cho rằng sẽ không vượt qua nổi áp lực, và thấy mình bất tài vô dụng, tôi giả bộ giận, giả vờ như việc các bé không vâng lời cô giáo trong giờ học, làm tôi khóc, thì hình như các bé rất xúc động, ngồi thật ngoan trong im lặng, bé Ân chạy lên chỗ tôi đang ngồi rồi ôm lấy tôi mà nói: 

- Mẹ ơi, mẹ buồn à! Sao mẹ khóc, con hôn mẹ nha!

Bé Ân hôn vào má của tôi, và hít thật sâu, như tôi chính là mẹ ruột của bé, như một người mẹ thật sự của bé như lúc ở nhà, rồi cả những ngày sau, những lúc thấy cô giáo của mình mệt mỏi, bé Ân luôn thể hiện sự quan tâm của mình, bằng những câu hỏi như:

- Mẹ ơi, mẹ bệnh à!, mua thuốc uống nha!

- Mẹ ơi! Thương mẹ!

- Mẹ ơi! Cưng mẹ!...

Tôi không thể ngờ được, làm sao bé lại biết dùng từ thân quen, tình cảm đến thế. Một cậu bé, cứ tưởng như với tính cách cá biệt của con, chắc sẽ khiến tôi mệt mỏi với việc dạy học, rồi bỏ dỡ công việc giữa chừng. Nhưng khi càng gắn bó, càng yêu thương các bé hết lòng, dạy dỗ thật tâm, bằng cả tâm hồn, kiến thức, luôn tìm hiểu chuyên sâu từng hoàn cảnh tâm lý của các bé, để có cách giao tiếp, trò chuyện, với từng bé, dần dần đưa các bé vào sự thân yêu của ngôi nhà nhỏ ở trường. Và rồi, mỗi buổi sáng, khi đón các bé vào lớp, từng nụ cười hớn hở, phấn khởi nở trên môi, chào ba mẹ đi học, chào cô vào lớp.

Lúc đó, ngày mới của tôi vui lắm, tràn đầy năng lượng. Suốt chiều dài hoạt động của một ngày học, vận động hết tất cả các kỹ năng giải thích cho trẻ hiểu, xử lý giải quyết các tình huống của các bé với nhau, rồi chăm sóc giờ ăn, giấc ngủ, những giọt mồ hôi của tôi và cô bạn đồng nghiệp lăn tăn trên trán, giọng nói khàn dần đi, không còn thánh thót, trong veo, nữa. Chúng tôi đi vào giờ nghỉ trưa với tiếng thở đều của các bé. Khi trời mưa, canh cho phòng đủ ấm, khi trời nóng thì phòng đủ mát. Tiếng ho, tiếng giật mình của các bé là dấu hiệu cho chúng tôi lại gần bên các bé. Có lẽ, sự đền bù xứng đáng cho sự nhiệt tình của một ngày làm việc hăng say, là nụ cười vẫy tay chào tạm biệt cô giáo ra về, niềm tin của ba mẹ các bé thể hiện bằng sự vui vẻ thân thiện, xem cô giáo của con, như người nhà, như một gia đình…

Tôi không là giáo viên giỏi, tôi cũng không có nhiều thành tích, mà sao tôi cảm thấy mình lâng lâng vui vui, cảm giác rất lạc quan, yêu nghề, khi nhìn thấy mỗi ngày các bé học trò của lớp tôi, đi học với tâm trạng tươi vui, tự giác, lớp học luôn đầy đủ các thành viên, những ngày sinh nhật của từng bé được tổ chức tại lớp là niềm tự hào của các bé mơ ước. 

Một nghề có những niềm vui không diễn tả hết thành lời, cùng với sự đòi hỏi rất nhiều “Tâm - trí - lực”, vun bồi tâm hồn - trí tuệ - đạo đức cho nguồn nhân lực đất nước mai sau.

H Xuân Đà