Thứ ba, 4/8/2020, 19h44

Nỗ lực bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương

“Tr nhp cư, đc bit là tr có hoàn cnh đc bit khó khăn là đi tưng d b tn thương và cn đưc bo v. Tr em nhp cư phi đưc tiếp cn môi trưng giáo dc không bo lc, không b phân bit đi x…”.


Giáo viên ti Q.Bình Tân chia s nhng câu chuyn trong quá trình thc hin d án

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định như vậy tại buổi báo cáo cuối kỳ và nhân rộng mô hình dự án “Trường học thân thiện và bảo vệ trẻ em” trên địa bàn TP.HCM do Sở LĐ-TB&XH TP và Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế SCi tổ chức mới đây.

Môi trưng hc tp không bo lc

TP.HCM hiện có 13 triệu dân, gồm 2.052.279 trẻ em (48,48% trẻ em gái). Trong đó, 11.392 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 2.392 trẻ em được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội và 9.000 trẻ em tại cộng đồng.

Ông Trần Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP cho hay, từ thực trạng quá tải trường học tại các quận, huyện có số lượng dân nhập cư cao, không đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu học tập của trẻ, giai đoạn 2013-2016, Sở LĐ-TB&XH TP và SCi thực hiện dự án “Trường học thân thiện và bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương” tại Q.Gò Vấp và huyện Củ Chi.

Kết quả dự án góp phần xây dựng thành công mô hình bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận môi trường giáo dục tích cực, thân thiện. Đồng thời thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong gia đình và nhà trường và bước đầu đã làm thay đổi quan điểm, kỹ năng sống, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình xã hội, giữa giáo viên và học sinh…

Năm 2017, sở tiếp tục phối hợp với SCi nhân rộng mô hình tại Q.Bình Tân và Thủ Đức. Dự án góp phần thành công trong xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực, lạm dụng, phân biệt đối xử đồng thời giúp gia tăng cơ hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nhập cư được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội cơ bản. Dự án cũng đã đem đến một cách tiếp cận mới, làm thay đổi quan điểm áp đặt của cha mẹ, thầy cô đối với trẻ em bằng phương pháp giáo dục cởi mở, thân thiện.

Theo bà Trần Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH TP), tính từ năm 2015 đến tháng 6-2019, TP có 782 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục cao nhất với 695 trường hợp, còn lại là xâm hại tinh thần, thể xác, bóc lột…

Bà Thanh cũng cho biết, dự án đã hỗ trợ tích cực cho trẻ, giáo viên và phụ huynh trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm và tích cực bảo vệ trẻ. Theo đó, có học sinh 50 trường TH và THCS và 24 phường, xã tại 4 quận, huyện Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức và Củ Chi được hỗ trợ trực tiếp từ dự án, đặc biệt là có 1.200 cán bộ quản lý/ giáo viên nòng cốt tham gia.

Thúc đy quyn tr em

Đại diện SCi tại Việt Nam chia sẻ, dự án thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ trẻ em và đẩy mạnh cơ hội học tập cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là trẻ em nhập cư được tiếp cận với môi trường học tập chất lượng, không bạo lực thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cho cộng đồng và nhà trường về bảo vệ trẻ em.

Là một trong những giáo viên nòng cốt tham gia dự án, bà Nguyễn Thị Uyên Thảo, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản (Q.Bình Tân) chia sẻ, trong quá trình tham gia dự án, nhiều học sinh “có vấn đề” về tâm lý đã được tiếp cận và thay đổi nhận thức rõ rệt.

Thay đi quan nim áp đt ca cha m và giáo viên

Điều quan trọng, những thay đổi đáng ghi nhận của thầy cô, cha mẹ trước đây chỉ áp dụng hình thức kỷ luật “tuân lệnh”, “mang tính bạo hành”… Với học sinh tham gia vào dự án đã tự thấy phương pháp giáo dục chưa chuẩn nên đã tự nguyện áp dụng theo phương pháp giáo dục mới đem lại nhiều niềm vui cho giáo viên và học sinh. Nhận thấy ý nghĩa và tính nhân văn từ mô hình dự án mang lại, ngay trong quá trình thực hiện dự án, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND TP nhân rộng mô hình dự án tại Q.1 và Q.10 trong “Chương trình TP an toàn thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái” - ông Trần Ngọc Sơn nói.

A.T

Đại diện UBND Q.Bình Tân đánh giá: “Dự án này rất hiệu quả và phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nói chung và hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của quận nói riêng. Chúng tôi sẽ tiếp tục các mô hình, sử dụng ngân sách quận tại tất cả các trường kể cả khi dự án kết thúc và đã đề xuất sử dụng 12 tỷ đồng trong 5 năm để thực hiện tại địa bàn từ năm 2020”.

Ông Đặng Hoa Nam nhìn nhận, dự án là một trong các kênh chuyển tải pháp luật, quyền trẻ em vào thực tiễn, góp phần thay đổi nhận thức giáo viên về thúc đẩy quyền trẻ em.

A.Trn