Thứ bảy, 21/11/2020, 15h20

NSƯT Hữu Châu: Yêu sân khấu lẫn bục giảng!

Gp NSƯT Hu Châu, tôi hi: “Phi gi anh như thế nào cho đúng đây, đo din, din viên hay nhà giáo?”. Hu Châu cưi: “Gi như thế nào cũng đúng c vì c ba vai trò tôi đu… yêu quý như nhau”.


NSƯT Hu Châu, Hu Nghĩa và cô giáo Mai Thanh Dung
 

Con đưng không tri hoa hng…

NSƯT Hữu Châu tên thật là Nguyễn Hữu Châu, sinh năm 1966 tại Sài Gòn trong một dòng họ có truyền thống về cải lương. Cha anh là nghệ sĩ Hữu Thìn, mẹ là nữ nghệ sĩ Thanh Lệ. Bà nội của anh là bà bầu Thơ, chủ gánh hát Thanh Minh - Thanh Nga; cô ruột là cố NSƯT Thanh Nga, chú ruột là NSƯT Bảo Quốc, em trai ruột là cố nghệ sĩ Hữu Lộc… Năm 18 tuổi, Hữu Châu thi đậu vào Khoa Kịch - Trường Nghệ thuật Sân khấu II, học cùng lớp với NSND Hồng Vân, NSƯT Thành Lộc, Hồng Đào, Hữu Nghĩa, Quang Minh, Phước Sang…

Ngày Hữu Châu tốt nghiệp ra trường, sân khấu kịch vẫn chưa khởi sắc lắm, nhiều sân khấu và cả bầu show cũng chưa thật tin tưởng diễn viên trường sân khấu, có nơi còn không chấp nhận nữa. Nhưng Hữu Châu trót đã mang trong người dòng máu nghệ thuật nên không thể “buông” nó một cách dễ dàng được. Trong thời gian này, anh nhớ mãi một kỷ niệm “thương đau” mà cả cuộc đời anh không bao giờ quên được. Đó là một buổi tối tháng 2-1989, Hữu Lộc - em trai của anh chở anh chạy show tấu hài trên chiếc xe đạp cũ mèm. Vừa diễn xong ở Cung Văn hóa Lao động, hai anh em đang đèo nhau qua diễn ở Nhà Văn hóa Thanh niên. Đang chạy, bất ngờ cái niềng xe gãy đôi (do quá cũ), lúc đó Hữu Lộc đứng khóc ngon lành, riêng anh không thể bỏ show vì sợ mất chỗ diễn và mất uy tín bởi thời điểm đó, có một show diễn để kiếm tiền không phải là chuyện dễ. Khoảng cách giữa hai nơi diễn ấy hơn một cây số, thế là Hữu Châu quyết định chạy bộ. Nhưng khi anh chạy bộ đến nơi thì không còn kịp nữa, đã trễ show mất rồi.

Hữu Châu còn nhớ cách đó không lâu, do nằm trong tuần lễ phải đóng tiền học cho em trai Hữu Lộc nên cả nhà anh đều phải ăn cháo đậu xanh thay cơm. Một buổi tối, anh đang diễn ở Nhà hát Hòa Bình bỗng nhiên té xỉu, hai danh hài Mai Sơn và Thanh Tùng cứ ngỡ anh bị trúng gió nên dìu anh vào cạo gió. Anh chẳng nhớ có một người nào đó đã pha cho anh một ly sữa nóng, uống xong anh dần dần hồi phục và diễn tiếp. Anh thầm cảm ơn người đã cho anh ly sữa ấy và giấu nhẹm chuyện xỉu… vì đói cho đến hôm nay. Những năm 1985-1986, anh cùng các diễn viên trẻ khác không quản ngại khó khăn đi diễn ở tất cả những nơi rất xa xôi của đất nước, có khi chỉ đi diễn phục vụ không hề có một đồng thù lao.

Hữu Châu bảo: “Không phải tôi kể chuyện khổ để mọi người thương hại, mà sự thật hoàn cảnh chung lúc ấy là thế, phải vượt qua bao gian truân thì mới thấy quý báu những thành quả mà mình đạt được. Tôi thấy các diễn viên trẻ hôm nay nổi tiếng nhanh quá, có người gần như chưa kịp “khổ luyện” mà đã đi trên con đường trải thảm hoa hồng nên đôi lúc tự mãn, tự cao, coi thường bạn diễn. Các diễn viên trẻ hôm nay, phải thật sự cảm ơn những lớp đàn anh như chúng tôi, bởi chính sự khẳng định tên tuổi, nhân cách của lớp anh chị đi trước làm nền tảng mà mọi người có một cái nhìn khác, tin tưởng khi nhận và giao vai cho các diễn viên trẻ vừa mới tốt nghiệp trường sân khấu…”.


NSƯT Hu Châu trên bc ging

Hữu Châu có “duyên nợ” với những vai già. Anh bật mí: “Ngay từ khi còn học ở trường sân khấu, tôi đã bị “chiếu tướng” với các vai già. Lúc đầu tôi cũng buồn buồn vì đóng loại vai này thì không thể làm đẹp được. Nhưng đã làm nghệ thuật thì phải biết hy sinh nên tôi chấp nhận những vai diễn đó và càng ngày càng thấy thích”.

Nhờ đóng vai già mà anh đã làm “chồng” không biết bao nhiêu nữ nghệ sĩ mà anh gọi bằng chị, bằng cô. Trong số đó, ăn ý nhất là với NSND Kim Xuân. Đạo diễn Trần Minh Ngọc nhận xét: “Có thể nói, Hữu Châu - Kim Xuân đã tạo nên một “đôi uyên ương” đầy sức sống và duyên dáng trong tình yêu với những gam màu rất đặc biệt. Không ai có thể diễn đạt đôi tình già trong các vở “Lão Ớt”, “Thử yêu lần nữa”, “Màu của tình yêu”, “Cảm ơn mình đã yêu em”… trên Sân khấu kịch IDECAF hay hơn họ”.

NSND Kim Xuân bật mí: “Nói thiệt, ngoài đời Hữu Châu nhỏ tuổi hơn tôi, kêu tôi là chị, xưng em, vậy mà vô vai cứ “ông ông, bà bà” ngọt xớt. Khi bước lên sân khấu, Hữu Châu cực kỳ nghiêm túc, tôi trân trọng dùng từ “chuẩn”. Hữu Châu rất ít khi để lại sai sót nào trên sân khấu. Thuộc thoại, không vấp váp, không cười ngoài kịch bản… Nhiều nghệ sĩ trẻ không chỉ kính trọng tài năng của Hữu Châu mà còn học được ở anh về nhân cách sống, luôn làm “bàn đạp” để cho các em trẻ bật lên”.

“Ngưi đưa đò” thm lng

Rất bận rộn với vai trò đạo diễn, diễn viên nhưng suốt 10 năm qua, NSƯT Hữu Châu vẫn gắn bó với bục giảng, với vai trò một người thầy truyền dạy những kinh nghiệm tiếng nói sân khấu, diễn xuất cho các diễn viên tương lai ở Sân khấu kịch Hồng Vân.

Anh kể: “Khoảng năm 2010, nghệ sĩ Minh Nhí mời tôi về dạy lớp đào tạo diễn viên kịch nói tại Sân khấu kịch Hồng Vân do Minh Nhí và Hồng Vân hợp tác tổ chức, phụ trách môn tiếng nói sân khấu. Lúc đó, sau sự ra đi đột ngột của em trai Hữu Lộc, tôi đang buồn nên nhận lời đến với lớp học mong được khuây khỏa… Vậy mà không ngờ, nghiệp dạy cứ thế cuốn tôi đi với bao lứa học trò, cuộc sống của tôi có thêm những niềm vui lấp lánh khi là người đặt những viên gạch đầu tiên trong hành trình làm nghệ thuật của những bạn trẻ…”.

Ngày dạy nào của thầy Châu cũng lố giờ, bởi học trò nghe thầy dạy mà mê mệt, không thấy ngán vì ngoài những kiến thức cơ bản về luyện hơi, luyện thanh, cột hơi, công dụng của đôi môi, lưỡi... trong tiếng nói sân khấu, thầy Châu đưa vào bài giảng rất nhiều kinh nghiệm thực tế, những bài học làm nghề hữu ích, thiết thực.

Nhìn Hu Châu say sưa truyn đt nhng kinh nghim biu din, tiếng nói sân khu cho các hc trò ca mình trên bc ging, không ai còn nghĩ đến mt ngh sĩ Hu Châu đa tài mà đó là hình nh ca mt nhà sư phm tn ty yêu ngh. Anh nói: “Tôi yêu ngh thut và yêu ngh dy hc. Mi lĩnh vc đu làm cho cuc sng đp hơn và tôi cm thy rt hnh phúc”.

Là người thầy rất mực yêu thương, tận tâm với học trò, nhưng Hữu Châu cũng nổi tiếng là người rất khó tính trong giảng dạy. Nhưng chính cái “khó tính” ấy mà nhiều học trò khi thành danh không thể nào quên thầy Hữu Châu. Diễn viên hài Xuân Nghị kể: “Tôi còn nhớ trong một tiểu phẩm thầy Châu dựng cho chúng tôi, chỉ với một động tác nhỏ diễn ra trong vòng 2 phút nhưng thầy bắt tôi phải tìm cách biểu diễn mọi tư thế trong vòng nửa tiếng. Sau này ra trường, trở thành một diễn viên, tôi cảm thấy đây là một phương pháp dạy rất hay, giúp tôi có thể ứng phó trong mọi tình huống bất ngờ trên sân khấu. Ngoài những lúc nghiêm khắc trên bục giảng, thầy còn là một người rất vui tính và có tấm lòng bao dung với học trò”.

NSƯT Hữu Châu rất tâm huyết với bộ môn tiếng nói sân khấu, anh nói: “Tôi mang ơn những thầy cô đã trao truyền nghề diễn viên cho mình, nên khi đã đạt được một số thành tựu trong nghề được khán giả yêu mến, tôi dành nhiều thời gian để đi dạy. Tôi muốn tiếp tục sự nghiệp đưa đò như các thầy cô của mình đã làm. Đối với bộ môn tiếng nói sân khấu, tôi nhớ ơn cô giáo Mai Thanh Dung, nếu không có cô đã dìu dắt thì không có Hữu Châu ngày hôm nay. Khi tôi đứng trên đỉnh cao danh vọng, sợ tôi “ngủ quên trong chiến thắng”, cô Mai Thanh Dung thường nhắc nhở tôi: “Dù đã trở thành nghệ sĩ được nhiều người yêu mến, em cũng nên tự tìm tòi học hỏi kiến thức văn hóa lẫn kiến thức nghệ thuật từ những người thầy, các bậc đàn anh, đàn chị đi trước để hoàn thiện mình. Là một nghệ sĩ, để giữ vững danh hiệu và tình thương trong lòng khán giả thì phải luôn song hành hai yếu tố tài và đức. Bởi những nghệ sĩ có tài, có năng khiếu cộng thêm có đức thì ngày càng tỏa sáng và tồn tại khẳng định mình lâu dài hơn…”.

Khôi Nguyên