Thứ bảy, 27/11/2021, 10h40

Nữ bác sĩ nặng lòng với giáo dục giới tính cho trẻ em

Chuyên môn là ngành y nhưng bác sĩ Nguyn Lan Hi li nng lòng vi lĩnh vc giáo dc, đc bit là giáo dc gii tính và giáo dc tình dc. Ch còn là “cây bút” quen thuc ca nhiu đu sách, bài báo. Kiến thc chuyên môn đưc trình bày nh nhàng, dí dm nhm giúp các em có nhiu k năng sng đ bo v chính mình.


Bác sĩ Lan Hi đang ký sách gi đến đc gi

Tình nguyn đi tìm “ngưi bnh”

Những ai từng gặp bác sĩ Nguyễn Lan Hải sẽ không chỉ cảm nhận được tâm huyết và lòng yêu nghề của chị đối với lĩnh vực giáo dục giới tính và giáo dục tình dục mà còn là tấm lòng yêu trẻ vô bờ bến.

Bác sĩ Lan Hải từng học Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Ngay từ khi tốt nghiệp (năm 1984), chị đã cùng 7 bác sĩ trẻ tình nguyện vào công tác vùng sâu vùng xa ở tỉnh Minh Hải (nay được tách thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau) trong thời gian 6 năm. Ở đây, chị bắt đầu có nhiều cơ hội tiếp cận với người bệnh. Chị không chỉ làm việc ở phòng khám đa khoa thị xã Bạc Liêu mà còn xuống các huyện và nhiều xã ven biển. Ở bệnh viện lớn thì bệnh nhân tìm đến thầy thuốc còn ở đây chị và đồng nghiệp của mình đến với người bệnh.

Càng đi vào vùng xa, vùng sâu, chị bắt đầu gặp gỡ những trẻ em nghèo khó. Chị nhận ra rằng, ở đây có nhiều trẻ em không có điều kiện đến trường, chưa được giáo dục về giới tính và các kỹ năng xã hội. “Tôi tranh thủ trò chuyện với các em và người nhà về vệ sinh thân thể, những điều cần nhớ khi giao tiếp với người ruột thịt, người thân, người quen, người lạ, người “đáng ngại” tóm tắt lại thành Luật Bàn tay rất dễ nhớ. Nhiều người, nhiều nơi sau này sử dụng dưới cái tên “Quy tắc năm ngón tay” cứ ngỡ của chuyên gia nước ngoài”, bác sĩ Lan Hải chia sẻ.


Bác sĩ Lan Hi (phi) cùng bn là tiến sĩ xã hi hc Phm Th Thúy. Ảnh: NVCC

Đi nhiều, đôi khi khiến bác sĩ Lan Hải gặp không ít khó khăn. Nhưng qua mỗi chuyến đi, chị lại được gặp gỡ, trao đổi với trẻ em nghèo, được làm việc ý nghĩa càng tạo thêm sức mạnh và động lực cho chị gắn bó với nghề.

Bác sĩ Lan Hải kể, năm 2009, chị cùng Hội quán Các bà mẹ TP.HCM làm chương trình: “Tặng quần lót cho bé gái vùng sâu vùng xa” nhắm đến mục tiêu giáo dục giới tính và phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em nghèo, ít cơ hội đến trường, nhất là các em vùng cao. Mới đầu nhóm chị tặng mỗi cháu gái một cặp quần lót, dạy cháu tự tắm gội và dặn dò giúp cháu bé biết bảo vệ bản thân. Các cháu nhớ rất kỹ và thực hiện răm rắp. Không ngờ nhiều bà mẹ miền xuôi cũng hưởng ứng chương trình này, chọn đồ lót “hàng chuẩn” ủng hộ. Đến nay thì chương trình đã lan rộng. Không chỉ tặng quần lót mà còn tặng áo lót cho các em và tặng băng vệ sinh cho các thiếu nữ. Bên cạnh đó chương trình còn tặng quần lót cho em trai ở một số nhà dân tộc nội trú.

Theo bác sĩ Lan Hải, làm về giáo dục giới tính ở nước ta như đang vá một tấm lưới thủng, còn bàn về phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em thì như đang bóc củ hành tây: bóc đến lớp nào chảy nước mắt đến đấy. Chính vì vậy, giáo dục giới tính đừng bao giờ coi là quá sớm để bắt đầu.

Tác gi nhiu đu sách

Ngoài chuyên môn, nữ bác sĩ còn là “cây bút” viết về chuyên mục giáo dục giới tính và tình dục trên nhiều tờ báo: Báo Công giáo và Dân tộc với mục Tư vấn tâm - sinh lý; Báo Phụ nữ TP.HCM, với chuyên mục giáo dục giới tính và tình dục cho các bạn tuổi teen, lấy tên “Chỉ đường cho hươu”. Bên cạnh đó, chị cũng cộng tác với nhiều tờ báo dành cho tuổi mới lớn đóng góp những bài báo xinh xắn về phát triển thể chất tuổi dậy thì, những khủng hoảng tâm lý lứa tuổi, rung động giới tính, thiên hướng giới tính và xu hướng tình dục, các loại biến thái tình dục…

Đặc biệt, bác sĩ Lan Hải còn là tác giả của những đầu sách: “Long lanh như những giọt sương” (2 quyển) in năm 2009; “Cẩm nang giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em” in năm 2016; “Thì thầm chuyện nhỏ chuyện to: Từ tình yêu đến tình dục” in 2021. Những kiến thức chuyên môn được trình bày nhẹ nhàng, dí dỏm nhằm giúp các em trân quý thân thể và mạng sống của mình, của người khác, của vạn vật; giúp các em biết bảo vệ sức khỏe sinh sản khi bước vào tuổi dậy thì; hình thành xu hướng tình dục lành mạnh và biết cách phòng tránh bị xâm hại.


Bìa sách Thì thm chuyn nh chuyn to: T tình yêu đến tình dc ca bác sĩ Lan Hi

Bác sĩ Nguyn Lan Hi hin là ging viên ca Hc vin Thn hc Thánh Tôma và mt s hc vin thn hc n trên toàn quc. Ch chuyên dy các môn: Giáo dc gii tính và tình dc, Đo đc sinh hc, và Mc v Hôn nhân - Gia đình.

Sắp tới đây, chị còn cho ra mắt cuốn sách “Vẽ đường cho Hươu: Cùng con đi qua tuổi dậy thì” dành cho những ai quan tâm đến giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. Lời mở đầu chị đã trăn trở: “Khi được hỏi tại sao trì hoãn dạy con về giới tính, nhiều bậc cha mẹ cho rằng không nên “vẽ đường cho hươu chạy”, e rằng bọn trẻ sẽ tò mò rồi áp dụng phương châm “học đi đôi với hành” thì tai họa khôn lường! Nhưng hươu thường chạy khi nào? Phải chăng khi bị con thú khác rượt đuổi? Nếu nó không biết đường thoát thì chỉ có… chạy đằng trời! Với những “hươu non” ngơ ngác của chúng ta, “con thú” ấy có thể là kẻ xấu, là người lạ, sếp, người quen, bạn học, thậm chí là người nhà, người yêu… cũng có thể là chính dục vọng của tuổi mới lớn chỉ chực hạ gục chúng dưới sức ép của bản năng. Vẽ đúng đường cho hươu chạy là chỉ cho nó con đường sống”.

Ngoài ra, bác sĩ Lan Hải còn là đồng tác giả của một số tập sách: Thai giáo - hành trình của yêu thương; Vì đó là người cha; Để khỏe trong mùa thi.

Việc viết nhiều sách, báo giúp chị rất nhiều trong công việc và cuộc sống. “Tôi trả lời được cho các tham dự viên các lớp học của mình mỗi khi họ hỏi “Bác sĩ có in sách không?”. Thấy mình được chung tay vào phong trào khuyến đọc trong cộng đồng khi đem “đứa con tinh thần” của mình trao tặng các phòng đọc, mái ấm, nhà mở, trại giam… Việc viết lách khiến tôi có nhiều bạn bè cùng chí hướng và tham gia những hội bạn đọc an vui, hữu ích”, bác sĩ Lan Hải chia sẻ.

H Trinh