Thứ ba, 30/6/2020, 20h05

Ôn tập môn văn thế nào cho hiệu quả?

Đ có bài làm môn văn hiu qu cho k thi tuyn sinh lp 10 năm 2020 ti TP.HCM sp ti, các em hc sinh cn chú ý thêm 3 đim sau đây.

Hc sinh lp 9 Trưng THCS Trn Quc Ton (Q.9, TP.HCM) trong gi hc môn văn. Ảnh: Y.Hoa

Nm vng cu trúc ca đ thi 

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn năm nay cơ bản giống với đề thi năm 2019 về cấu trúc, thang điểm và thời gian làm bài. Theo đó, đề thi gồm 3 câu: đọc hiểu văn bản, làm văn xã hội và nghị luận văn học. Ở câu nghị luận văn học, học sinh được lựa chọn một trong 2 câu, câu có sự tích hợp giữa 2 hoặc 3 tác phẩm văn học; hoặc câu tích hợp giữa văn học và xã hội. Đề có sự tích hợp với kiến thức của nhiều môn học khác từ tự nhiên cho đến xã hội. Sự tích hợp này chủ yếu nằm ở câu hỏi đọc hiểu văn bản (câu 1, 3 điểm) và cả ở câu làm văn. Tuy nhiên, sự tích hợp này chỉ mang tính ứng dụng, không hề đánh đố và khá đơn giản, học sinh không cần phải ôn luyện quá sâu vào các bộ môn khác. Các em không nên quá lo lắng, hoang mang. Ngoài ra học sinh cần luyện tập trước một số đề mẫu để phân bổ thời gian hợp lý trong các phần khi làm bài. Tham khảo đáp án chấm của đề thi các năm trước để chủ động ôn tập, làm bài đúng hướng. 

Đ thi các năm va qua như thế nào?

Đề thi năm 2017 có 2 trang, gồm 3 câu hỏi, hợp lý từ cấu trúc, thang điểm cho đến nội dung, yêu cầu. Đề không có gì đánh đố, bất ngờ, vừa sức và đảm bảo tính phân loại thí sinh với nhiều câu hỏi mở nhằm chủ yếu đánh giá kỹ năng của thí sinh. Ở câu 1 (3 điểm), mặc dù đề cho 2 văn bản bàn về sự ngưỡng mộ thần tượng và nỗ lực vượt qua thần tượng, song không quá dài, quá khó. Thí sinh dễ trả lời đúng các câu a, b, và c. Câu d có yêu cầu khá thoáng, thí sinh chỉ cần có một chút quan sát xã hội là dễ dàng có 0,5 cho đến 1 điểm. Câu 2 (3 điểm), đề cho khá đơn giản, nhưng bàn về biểu hiện, thái độ sống của cá nhân trước cộng đồng là “Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?”, nên có ý nghĩa thời sự, gần gũi với thí sinh, vì thế tạo được hứng thú cho thí sinh khi làm bài. Tuy thế, bài làm của thí sinh khó đạt điểm cao nếu triển khai phiến diện theo một hướng “cần” hoặc “không cần”. Yêu cầu ở đây là phải biết dung hòa cả hai thái độ sống. Câu 3 (4 điểm) cho thí sinh được quyền lựa chọn một trong 2 đề. Nếu thí sinh chọn đề 2 thì cả bài làm chỉ thuần bàn về các vấn đề xã hội. Hầu hết các thí sinh chọn đề 1, vì quen thuộc khi học ôn và dễ hơn đề 2.

Đề thi năm 2018 có phần thiết thực, hướng đến những vấn đề hết sức thực tế trong cuộc sống. Đó là hiện tượng rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường sống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong bối cảnh xã hội hiện tại, sự trải nghiệm của việc đọc tác phẩm văn học. Điểm hấp dẫn của đề thi làm cho thí sinh thích thú khi làm bài là ở chỗ các câu hỏi có tính gợi mở, kích thích thí sinh thể hiện suy nghĩ của bản thân mình. Nên hầu hết thí sinh đều làm khá tốt. Đề tăng câu hỏi được lựa chọn cho thí sinh khi làm bài (câu 2 và câu 3), vì vậy sẽ đánh giá được nhiều suy nghĩ, chính kiến cá nhân của thí sinh hơn. Và đáp án chấm cũng sẽ linh hoạt, gợi mở hơn. Đề phù hợp với đối tượng học sinh trung bình để có thể dễ dàng lấy được 5,5 - 6 điểm. Song đề cũng có tính phân loại cao ở nhiều câu hỏi.

Đề thi năm 2019 tạo được nhiều hứng thú cho thí sinh trước hết là bởi cách trình bày. Mặc dù đề khá dài, gồm 2 mặt giấy, nhưng không quá nhiều yêu cầu, không nặng về kiến thức. Việc đan xen các hình ảnh giúp đề thi thêm sinh động, phù hợp tâm lý của lứa tuổi các em. Hầu hết các câu hỏi trong đề thi đều theo hướng mở, cho thí sinh có sự chọn lựa để thể hiện quan điểm bản thân, nên các em thấy thoải mái khi làm bài. Đề ít có yêu cầu phụ thuộc nặng nề vào kiến thức chương trình, sách giáo khoa, nên hạn chế được việc học tủ, học “vẹt”… Sẽ có tác dụng rất lớn cho các kỳ thi năm sau, nếu đề vẫn ra theo dạng đề này. Cũng vì vậy, đề thi chủ yếu chú trọng đến đánh giá kỹ năng làm bài của thí sinh. Như kỹ năng phân tích, so sánh, đối chiếu (phần c/ câu 1); kỹ năng thể hiện chính kiến và tư duy phản biện xã hội (phần d/ câu 1; câu 2); kỹ năng nghị luận văn học (văn xuôi, thơ), kết hợp với kỹ năng nghị luận về một vấn đề xã hội (câu 3).  

Nhng li cn tránh trong bài thi

Trong các lần chấm thi tuyển sinh lớp 10, giám khảo bắt gặp những lỗi phổ biến sau đây của thí sinh. Ở phần đọc hiểu, các em nắm chưa vững kiến thức tiếng Việt. Một số em thiếu kỹ năng phân tích đề thi. Yếu về kỹ năng trình bày như các ý gạch đầu dòng hay viết thành đoạn văn ngắn; hoặc trả lời quá sơ sài, không đủ ý theo yêu cầu đáp án; hoặc quá lan man, quá dài dòng không cần thiết.

Với câu nghị luận xã hội, nhiều thí sinh hiểu sai, xác định sai vấn đề dẫn đến bài làm lạc đề. Nhiều bài làm thiếu sự giải thích thấu đáo. Quan điểm, chính kiến thiếu xác đáng, không thuyết phục. Không làm chủ về thao tác lập luận, thiếu dẫn chứng hoặc sơ sài, không thuyết phục. Đặc biệt nhiều em không rút ra bài học từ vấn đề nghị luận. Ở câu nghị luận văn học, do đề có tính tích hợp nên nhiều thí sinh mất điểm do bố cục bài làm thiếu hợp lý. Phần so sánh, nhận xét, đánh giá rút ra kết luận từ vấn đề tích hợp chưa sâu, nên chưa làm rõ được vấn đề. Đa số các em mất điểm ở cấu trúc bài làm; về dùng từ, đặt câu và lỗi về chính tả, chữ viết…

Trn Ngc Tu
(Giáo viên văn Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)