Thứ ba, 5/5/2020, 20h40

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2020: Bài thi KHTN: Nắm vững kiến thức cơ bản, trọng tâm

Theo nhiu giáo viên b môn, vi bài thi khoa hc t nhiên (KHTN), đ đt đim trên trung bình, hc sinh cn nm vng kiến thc cơ bn, trng tâm, ch yếu là kiến thc hc k I lp 12. Nếu mun xét tuyn ĐH bng phương thc đim thi tt nghip, ngoài vic nm vng kiến thc cơ bn, hc sinh phi có phương pháp hc tp khoa hc, t hc, t đc.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Tenlơman trong gi hc môn sinh (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Môn hóa: Nm chc phương pháp gii các bài tp

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM), đề thi minh họa môn hóa mà Bộ GD-ĐT đã công bố trước đó tương đối nhẹ, nội dung không có trong phần giảm tải học kỳ II lớp 12. Trong đó, phần kiến thức trọng tâm, cơ bản chiếm gần 80%, còn lại là phần kiến thức nâng cao. Học sinh chỉ cần học bài bình thường, nghiêm túc cũng có thể đạt được 7-7,5 điểm. Trong đề minh họa, kiến thức chương trình lớp 11 có 6 câu, chiếm tới 1,5 điểm, tập trung vào chương Hidrocacbon là chính, trải đều từ cơ bản đến nâng cao; trong đó có 2 câu tương đối khó. Nếu kỳ thi chỉ nhằm mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT thì phần kiến thức lớp 11 cần được tiếp tục tinh giản, không nên ra hoặc hạn chế ra trong đề thi để giảm bớt nặng nề cho giáo viên và học sinh.

Đối với kiến thức lớp 12, nội dung đề thi gói gọn trong phần kiến thức đã học ở học kỳ I và các kiến thức sau tinh giản trong học kỳ II. Các phần kiến thức nâng cao mang tính phân loại, vận dụng cao không quá nhiều, chỉ từ 3-4 câu, tập trung chủ yếu vào các bài tập tính toán hóa học trong nội dung học kỳ I, xoay quanh về este, muối amoni, điện phân, chất béo. Để đạt được 7,5 điểm, học sinh phải học tập một cách nghiêm túc, tập trung vào những phần nội dung kiến thức đã học. Chú ý nắm vững lý thuyết, nắm chắc phương pháp giải các bài tập cơ bản. Khi làm bài thi, các em cần đọc thật kỹ đề, làm thật chắc những câu đơn giản, không nên quá sa đà vào các phần bài tập khó.

Môn lý: Vng lý thuyết và công thc cơ bn

Với môn lý, thầy Tô Lâm Viễn Khoa (giáo viên môn lý Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết về cơ bản, cấu trúc đề thi minh họa Bộ GD-ĐT công bố trước đó không có gì thay đổi so với năm 2019. Đề gồm 40 câu, với 4 mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng đến vận dụng cao tương tự đề thi các năm trước. Trong đó, phần kiến thức lớp 12 chiếm 36 câu (90%), kiến thức lớp 11 chiếm 4 câu (10%). Cụ thể, với chương trình lớp 11, kiến thức trong đề chỉ ở mức rất cơ bản, thông hiểu, không quá khó như mọi năm, rơi chủ yếu vào các chương Điện tích - điện trường, Dòng điện không đổi; Từ trường; Mắt - các dụng cụ quang. Với chương trình lớp 12, học kỳ I có 24 câu (chiếm 60%), học kỳ II có 12 câu (chiếm 30%), trải đều trong các chương Dao động cơ; Sóng cơ; Điện xoay chiều; Dao động và Sóng điện tử; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử… Trong đó, kiến thức học kỳ I đa phần là kiến thức cơ bản, song cũng có 8 câu ở mức vận dụng mức độ cao. Học kỳ II cũng có 5 câu vận dụng.

Về tổng thể, 80% kiến thức trong đề thi ở mức cơ bản, từ nhận biết thông hiểu, vận dụng thấp. Chỉ 20% kiến thức ở mức phân loại, vận dụng cao. Các câu hỏi vận dụng cao nằm ở các chương Dao động cơ, Sóng cơ, Điện xoay chiều…  Phần lớn các câu hỏi nằm trong 3 chương đầu của học kỳ I lớp 12, các câu hỏi khó đến rất khó (10 câu cuối) cũng nằm chủ yếu trong 3 chương này. Như vậy, để ôn tập môn lý, học sinh cần nắm vững kiến thức đã học trong học kỳ I lớp 12. Với kiến thức lớp 11, các em cần ghi nhớ những công thức cơ bản. Đối với chương trình học kỳ II lớp 12, học sinh chỉ cần nắm chắc lý thuyết, biết vận dụng công thức để áp dụng vào các bài tập có từ 2-3 bước. Nắm như vậy, học sinh hoàn toàn có thể đạt được từ 6-7 điểm. Và để đạt được điểm số cao hơn, người học cần xây dựng chiến lược học tập phù hợp, tập giải nhiều đề, làm quen với ma trận và áp lực của bài thi, nắm vững các công thức, phương pháp giải từng dạng bài.

Đặt trong bối cảnh hiện nay, học sinh cần phải nỗ lực tự học, bên cạnh kiến thức từ phía thầy cô, các em cũng nên tìm kiếm tài liệu học tập chính thống trên mạng internet để bổ sung, nâng cao kiến thức.

Môn sinh: Ôn tp theo sơ đ tư duy

Căn cứ theo đề minh họa của Bộ GD-ĐT, cô Trần Thị Trúc Đào (Tổ trưởng Tổ sinh Trường THPT Tenlơman, Q.1, TP.HCM) cho biết đề thi tốt nghiệp THPT môn sinh năm 2020 cơ bản sẽ giữ nguyên cấu trúc như năm rồi với 40 câu. Các câu hỏi đều ra dưới dạng trắc nghiệm khách quan, bao gồm câu hỏi ở dạng chọn một mệnh đề hoặc phương án đúng và câu hỏi đếm các mệnh đề đúng. Phần kiến thức lớp 12 chiếm đến 90% với 36 câu trong đề thi, còn lại là kiến thức lớp 11 chiếm 10% với 4 câu. Trong đó, 80% kiến thức ở mức nhận biết và thông hiểu, 20% ở mức vận dụng và vận dụng cao. Với kiến thức lớp 11, nội dung đề thi đề cập đến các kiến thức trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật, các bài tập chỉ ở mức nhận biết, thông hiểu. Còn với kiến thức lớp 12, nội dung đề thi đa phần rơi vào chương trình học kỳ I, số câu hỏi trong học kỳ II cũng đơn giản, vừa phải, không quá nặng nề. Các kiến thức chủ yếu được nhắc đến trong đề thi xoanh quanh phần di truyền, bao gồm: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; Quy luật di truyền; Di truyền học quần thể; Di truyền học người; Ứng dụng di truyền vào chọn giống; Tiến hóa và sinh thái. Với mức độ kiến thức này, học sinh trung bình cũng có khả năng đạt được 7 điểm. Khi ôn tập, các em cần nắm vững các kiến thức cơ bản. Chú ý, không nên học theo kiểu học vẹt, học thuộc lòng mà cố gắng ghi nhớ kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, vừa dễ hiểu, vừa có tính logic. Trong đó, hệ thống hóa các công thức cùng các dạng bài tập, phần kiến thức nào chưa hiểu nên chủ động trao đổi với giáo viên. Trong quá trình làm bài thi, các em nên đọc qua đề một lượt, nhận định câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau. Làm đến đâu chắc đến đó, tránh hấp tấp, vội vàng dễ mất điểm.

Đ.Yến (ghi)