Thứ năm, 3/6/2021, 16h19

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2021: Bài thi KHXH: Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Đ làm tt bài thi khoa hc xã hi (KHXH) trong k thi tt nghip THPT năm 2021, nhiu giáo viên b môn cho biết ngoài vic nm vng phn kiến thc cơ bn, trng tâm trong chương trình hc, hc sinh còn phi trang b thêm vn hiu biết xã hi, rèn đưc k năng thc hành.


Hc sinh lp 12 Trưng THPT Hip Bình (TP.Th Đc) làm bài thi th tt nghip THPT năm 2021 trên máy tính

Quá trình ôn tập nên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lại kiến thức, tránh học tủ, học thuộc lòng…

+ Cô Trn Th Thu Trang (Tổ trưởng Tổ địa lý Trường THPT Hiệp Bình, TP.Thủ Đức): Môn đa lý cn nm vng k năng thc hành

Dựa theo đề tham khảo của Bộ GD-ĐT năm 2021, tôi nhận thấy rằng cấu trúc đề thi môn địa lý năm nay không thay đổi so với năm trước; đề gồm 40 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài 50 phút. Tuy nhiên, so với đề thi năm 2020, đề tham khảo năm 2021 tăng số lượng câu thực hành lên 19 câu (chiếm 4,25 điểm). Đáng chú ý là phần thực hành không phải là kiến thức khó, chỉ ở mức độ nhận biết thông hiểu, học sinh dễ dàng lấy điểm. Song, để “ăn điểm” đối với các câu hỏi thực hành, bắt buộc học sinh phải rèn được kỹ năng đọc Atlat, kỹ năng nhận biết biểu đồ, bảng số liệu. Đây là những kỹ năng học sinh đã được rèn trong suốt quá trình học. Ngoài ra, khi làm các dạng bài tập thực hành, học sinh phải hết sức chú ý, khai thác hiệu quả phần chú giải trong đề, quan sát biểu đồ nhiều lần để tìm đúng đối tượng địa lý. Nhìn chung, kiến thức trong đề thi 70% ở mức độ nhận biết, thông hiểu; kiến thức vận dụng chiếm 30%. Trong đó, kiến thức lớp 11 chỉ có 2 câu rơi vào phần thực hành, còn lại là kiến thức lớp 12 với nội dung trải đều ở tất cả các chương, phần vận dụng cao nằm trong kiến thức tự nhiên. Theo đề tham khảo, để có thể đạt được 5 điểm trong môn địa lý, học sinh cần nắm vững phần kiến thức thực hành, nắm vững kiến thức cơ bản mà thầy cô đã giảng dạy trên lớp. Thời điểm này, để hệ thống lại kiến thức đã học, các em nên sử dụng sơ đồ tư duy, đặc biệt chú trọng vào những mảng kiến thức về các vùng kinh tế, ngành kinh tế… Trong quá trình làm bài thi phải đọc thật kỹ đề, làm đến đâu chắc đến đó. Với những học sinh sử dụng môn địa lý để xét vào trường ĐH, các em tuyệt đối không để mất điểm ở phần thực hành. Ngoài các phần kiến thức cơ bản, học sinh nên chú trọng liên hệ thêm kiến thức địa lý của lớp 10 (mặc dù kiến thức lớp 10 không có trong đề thi). Bởi muốn giải quyết được các câu hỏi mang tính vận dụng cao thì người học phải biết được các kiến thức mang tính xâu chuỗi, nguyên nhân kết quả trong môn học. Khi hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy trong quá trình ôn tập, các em nên hệ thống theo 4 chủ đề: tự nhiên, dân cư, ngành kinh tế và vùng kinh tế. Khi ôn tập, các em không nên học vẹt, học tủ mà qua mỗi chủ đề cần phải nắm được các yêu cầu trọng tâm, hiểu được bản chất vấn đề. Quá trình ôn tập, các em cần chú trọng luyện kỹ năng giải đề bằng cách luyện tập thường xuyên thông qua giải nhiều đề thi. Số câu hỏi thực hành tăng, các em dễ dàng đạt nhiều điểm hơn, song đòi hỏi các em phải nắm vững kỹ năng thực hành.

Với môn địa lý, học sinh thường mất điểm do không đọc kỹ đề, không bố trí được thời gian làm bài, yếu kỹ năng đọc Atlat và nhận diện các loại biểu đồ. Do đó, quá trình ôn tập các em cần chú ý phân loại, nhận diện biểu đồ, rèn kỹ năng đọc Atlat. Khi làm bài thi phải đọc thật kỹ đề. Các câu hỏi vận dụng cao, mức độ nhiễu các phương án cao, đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức, phân tích kỹ càng.

+ Cô Bùi My Thúy (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): Chú trng lch s thế gii và lch s Vit Nam lp 12

Theo đề tham khảo môn lịch sử năm 2021 của Bộ GD-ĐT, nội dung cơ bản và kiến thức lớp 12 vẫn chiếm ưu thế; lớp 11 rất ít, chủ yếu tập trung phần kiến thức nổi bật ở lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Vì thế, khi ôn tập, học sinh cần nắm thật chắc các phần kiến thức nổi bật trọng tâm ở phần này trong chương trình lớp 11. Cũng theo đề tham khảo, các câu hỏi nâng cao ở mức vừa sức với học sinh. Trong thời gian này, khi ôn tập, các em nên tổng hợp, hệ thống lại kiến thức, đặc biệt chú trọng phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 12. Hai mảng kiến thức này chiếm từ 70-80% tổng kiến thức trong đề thi. Xu hướng mới trong đề thi hiện nay là không quá đặt nặng việc ghi nhớ các số liệu về ngày tháng năm, các sự kiện nhưng đòi hỏi học sinh phải hiểu được các sự việc đó, xâu chuỗi được các sự kiện để có thể chọn được đáp án đúng nhất. Như vậy, để đạt điểm cao trong môn lịch sử, các em phải có sự hệ thống bài học, nội dung chính và điểm nổi bật nhất trong từng bài học. Muốn làm được các câu hỏi nâng cao thì học sinh phải tham khảo một số tài liệu bên ngoài để có thêm kiến thức, nhất là kiến thức xã hội, đáp ứng tuyển sinh ĐH. Đối với những học sinh sử dụng môn lịch sử để xét tốt nghiệp thì chỉ cần nắm chắc các kiến thức cơ bản trong SGK. Khi hệ thống lại kiến thức, các em nên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống theo từng bài hoặc theo từng giai đoạn. Ví dụ, Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919-1930; giai đoạn từ 1930-1945. Sau khi đã nắm tổng thể hết các kiến thức, từ đó các em sẽ đi vào chi tiết, ghi nhớ những sự kiện nổi bật của từng giai đoạn... Với môn lịch sử, khi làm bài, học sinh thường dễ nhầm lẫn ở các từ hỏi hoặc các khái niệm, dẫn đến mất điểm. Ví dụ, các em hay nhầm giữa hội nghị và đại hội; nhầm lẫn giữa chiến dịch, sự kiện này với chiến dịch, sự kiện kia; nhầm giữa chủ trương chung với chiến lược lâu dài của từng giai đoạn. Để tránh nhầm lẫn, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nền cơ bản, khi ôn tập chú ý phân biệt kỹ các nội dung này, đọc thật kỹ đề trong quá trình làm bài.

+ Thầy Phm Thanh Tun (giáo viên môn GDCD Trường THCS-THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM): Môn GDCD nm chc kiến thc SGK lp 12

Đề minh họa môn GDCD năm 2021 của Bộ GD-ĐT có sự tương đồng so với các năm trước về cấu trúc, số câu hỏi kiến thức và câu hỏi tình huống. Theo đó, kiến thức cơ bản, thông hiểu, nhận biết trong đề thi chiếm đến 90%, chỉ 10% là kiến thức ở mức vận dụng. Cụ thể, kiến thức chủ yếu rơi vào chương trình lớp 12; chương trình lớp 11 chỉ có một vài câu hỏi, nằm trong phần kiến thức công dân với kinh tế. Trong quá trình ôn tập, học sinh chú trọng nắm thật chắc kiến thức trong SGK; có sự hệ thống lại các phần kiến thức trọng tâm trong từng bài, từng chương. Để đạt được điểm trên trung bình, học sinh chỉ cần nắm kiến thức giáo viên giảng dạy trên lớp; còn muốn đạt điểm cao, ngoài các phần kiến thức cơ bản, các em cần chú trọng thêm phần kiến thức trong học kỳ I lớp 11. Với các câu hỏi phân tích tình huống, học sinh cần đọc và phân tích rõ trước khi chọn lựa đáp án. Để làm được các câu hỏi này, ngoài nắm chắc kiến thức lý thuyết trong SGK đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết xã hội, biết liên hệ thực tế.

Thành Nam (ghi)